Xóm Lục bình (Truyện ngắn 13 ) Thủy Điền

 

 

 

Thủy Điền

 

 NHỮNG BỤI LỤC BÌNH MA

 

 

Xóm Lục bình

 

   Mỗi khi có dịp đi ngang qua Đầm Lục bình, là cũng đều nghe tiếng oi ói, người nầy, mắng người kia, người kia mắng người nọ. Bởi, giành giật mấy cọng Lục bình to, nhỏ. Trông, rát tai và xấu hổ vô cùng.

  

   Giữa đoạn sông Hậu, phía tay phải có con sông rẽ khá lớn, chiều ngang gần năm chục mét nối liền giữa Sóc Trăng đến ngã ba Đại Ngãi khoảng ba chục cây số. Đoạn cuối của con sông nầy có hai cái Đầm rất lớn như hai cái lỗ tai. Mỗi khi nước lớn, những đám Lục bình nhỏ, to từ thượng nguồn kéo về và chạm phải dòng nước lợ của biển Đại Ngãi tràn vào, những đám Lục bình ấy bị tạc sang hai phía Đầm rồi lâu ngày trở thành một rừng Lục bình hoang vĩ đại.

 

   Trước ngày giải phóng, chẳng ai thèm động đậy đến nó và xem như một Đầm hoang. Sau ngày giải phóng khoảng hai mươi năm về trước cũng vậy. Nhưng kể từ năm 2000 bắt đầu có phong trào « Thủ công nghệ » Như đan giõ, làm nón, và những phần bao của chậu hoa v.v.. bằng thân Lục bình phơi khô để xuất khẩu. Công việc nầy đã giúp biết bao người không có công ăn việc làm, nghèo khó, trở lại cuộc sống bình thường và khấm khá hơn. Vì, không phải bỏ vốn, chỉ bơi xuồng nhặt của thiên nhiên về phơi khô, bán ra tiền, rất là đơn giản. Bước đầu ít ai làm, nhưng mãi đến năm 2003 người ta bắt đầu ùng ùng sắm xuồng đi kinh doanh, lớp người tự vớt ngoài sông, lớp người thu mua tại chỗ với giá rẻ và về bỏ mối lại cho Công ty. Người ta thường nói « Núi ăn thét cũng mòn » Và, số Lục bình gần nơi những người hành nghề nầy cũng cạn dần và dường như hết sạch. Vì nhu cầu sản xuất quá lớn nên họ phải thân chinh, lặn lội đi vùng khác. Và, cuối cùng có vài ba hộ phát hiện ra Đầm Lục bình ở cuối dòng sông cạnh bờ biển Đại Ngãi.

 

   Lúc đầu có vài ba hộ, ăn nên, làm ra ngày nào cũng vớt đầy Xuồng và bán được rất nhiều tiền, mọi chuyện đều êm ấm. Rồi dần hồi lời ra, tiếng vào thiên hạ ùng ùng kéo nhau đến. Nghe đâu họ từ huyện Rạch sõi tỉnh Rạch giá kéo về. Và, từ đó họ bắt đầu phân vùng, cấm cột và làm những cái chòi nhỏ để ở và canh chừng người vớt lén. Chỉ đúng một năm thôi, không biết ở đâu ? Họ kéo đến quá trời, quá đất. Ngoài người Rạch Sõi còn có cả dân tứ xứ nữa. Kể từ đó họ cất những nhà sàng trên Đầm để ở luôn, hể bụi Lục bình nào về đến là họ vớt ngay. Chính từ chỗ ấy mà sanh ra sự giành giật, mắng xé với nhau thật là thô bạo. Mỗi khi có ai đi ngang trên đường, đứng nhìn vào lúc chiều xuống, nước dâng, Lục bình từ xa kéo về, nơi đây xôn xao như một cái chợ không hơn, không kém và trộn lẫn những tiếng chưởi thề thật là khủng khiếp, như ta thường gặp hàng ngày ngoài xã hội.

 

   Cuộc sống êm ả không chịu, tiếng tai dần lan đến Chính quyền qua những vụ xô xác lẫn nhau. Từ Đầm Lục bình hoang vắng, tự dưng trở thành khu Kinh tế trọng điểm, nhà nước bắt đăng ký tất cả, đóng thuế má theo số lượng vớt được, ai chịu, thì họ mới cho hành nghề, còn không thì bị đuổi về quê tức khắc.

 

  Qua thời gian thử thách, có những người không kham nổi, vì thấy không có lời, đành bỏ về quê trở lại, còn những người có tiền thì bỏ ra thầu từ khu vực. Ngỡ đâu của trời, không vốn, công ăn việc làm được ổn định, khấm khá, giàu to. Không ngờ ! Đến giữa 2010 Công ty xuất nhập khẩu bị dẹp tiệm, bởi, hàng xuất khẩu không còn đối tác chiếu cố nữa, nên những nhà thầu nơi đây cũng lụi dần theo và các chủ thầu phải đành tháo gỡ những vật vụng cần thiết về quê một cách trình tự.

 

   Đầm Lục bình ngày xưa hoang vắng, sau hơn mười năm ì đùng như cái chợ, đã chính thức được trả lại sự hoang vắng bình thường.

   Và, những đám Lục bình mới cứ nối tiếp nhau, chất chồng, mọc thành đống tiếp tục như xưa, xanh tươi, vui cười trong nắng mới.

 

Thủy Điền

Ngày 03, tháng 5, năm 2016

 

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền