Tiếng ngáy và tiếng khóc (Truyện ngắn 4) Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

 

 

 

Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

 

 y-nghia-hoa-hanh-dao

 

 

 

Tiếng ngáy và tiếng khóc

 

Trời đã vào đông. Những cơn mưa phùn không đủ để làm quần áo người ta ướt

lướt thướt nhưng những cơn gió hiu hiu cũng đủ để cắt da thịt những khách bộ hành

lỡ bước trong chiều. Nắng đã tắt tự bao giờ, nhưng chưa tối hẳn. Xa xa, từ cuối con

đường, bóng dáng hai đứa trẻ cõng nhau, lê những bước chân mệt mỏi sau một ngày

lang thang, vất vả còn in rõ trong chiều. Đứa chị chừng năm tuổi, thằng em chưa đầy

ba tuổi. Cả hai đều đầu trần, chân đất, quần áo phong phanh đến ái ngại. Môi chúng

tái mét, hai hàm răng va vào nhau lập cập…

 Đẩy cửa bước vào. Không vội bắt đèn nhưng nó vẫn biết cha nó nằm ngủ say

trên võng, bởi tiếng ngáy đều đều phát ra từ đó. Nó cõng em, rón rén bước những

bước thật êm như tên trộm sợ phải chủ nhà thức giấc để dò từng bước xuống bếp. Ấy

thế mà, chân nó đá phải cái gì đó kêu như chén vỡ: “ Rổn”. Tiếng kêu làm nó giật nẩy

người. Thằng em trên lưng nó bị xốc mạnh, xuýt ngã nhào, khóc thé. Tiếng kêu, tiếng

khóc, làm cha nó giật mình nhưng cũng chưa tỉnh hẳn, giọng lè nhè của người còn say

rượu:

- Về rồi à… mậy? Được …bao… nhiêu?... Bắt đèn… lên coi!

Con bé răm rắp làm theo. Nó bật đèn lên. Chao ôi, chén đĩa nằm ngổn ngang

trên nền nhà - chiến trường còn lại sau tiệc nhậu của cha nó. Nó đặt thằng bé xuống

giường, định dọn dẹp thì cha nó quát:

- Tao nói được bao nhiêu?

Tiếng quát của cha nó làm thằng bé không dám khóc nữa. Mà dám khóc sao

được khi nó bị hất xuống giường biết bao nhiêu lần rồi chỉ vì khóc trước mặt cha nó?

Con chó sủa hoảng, bị chủ đánh riết, cũng bỏ. Nó im thin thít, víu vào người chị nó.

Con bé đáp ngập ngừng, lí nhí:

- …Chỉ có …hai mấy ngàn...

- Cái gì? Hai mấy ngàn? Cả ngày trời chỉ có hai mấy ngàn? Mày lại giấu nữa

phải không...? Giấu nữa phải không…?

Vừa quát, hắn vừa bật ngồi dậy, một tay lấy tiền, tay còn lại lục kiếm tiền mà

hắn nghĩ con Khờ đã giấu hắn. Mà có khờ mới giấu trong người! Trước đây, nó có

giấu lại một ít tiền để dành mua bánh cho nó và em nó ăn nhưng không chỉ bị cha nó

lấy sạch, lại còn bị ăn những cái tát chúi nhủi, thành ra nó sợ.  Lục chán chê cũng

chẳng có thêm được đồng nào. Hắn đành buông con bé ra, đi kiếm nước uống vì cổ

họng khô cháy. Con Khờ lúc này mới dám nói:

- Thằng Khịu bị bịnh, con lấy ít tiền xin được, mua thuốc cho nó rồi.

- Bịnh… sao?

- Nóng sốt.

- Ừ… Đau với bịnh!... Cho nó uống thuốc đi?

Con bé chẳng buồn đáp lại. Vì nó biết, có nói, cũng chẳng nên tích sự gì!

Cha nó đã lên giường nằm, từ trong buồng vọng ra tiếng ngáy : “Kh…ò…

Kh…ò…”

Bây giờ thì nó mới có thời gian chùi lau cho em nó, sau một ngày phơi nắng,

mưa và gió. Nó đặt thằng nhỏ lên giường, xuống bếp kiếm cái gì đó để cho vào bụng.

Ngày thường, giờ thì chị em nó đã ngủ vì được người ta cho ăn, no bụng rồi. Ấy là vì

những người quen trong xóm, dù thương chị em nó - mồ côi mẹ - nhưng chẳng ai cho

tiền. Có thương thì cho chị em nó ăn  ngon chứ cho tiền thì có khác gì chu cấp để tiếp

tay cho thằng cha nó nuôi gái. Khốn nạn thật.

***

Chị em nó ra đời là kết quả của những lần mẹ nó trả ơn. Mẹ nó ngoài Bắc vào

Nam lập nghiệp. Đất khách quê người, không học vấn, bị chèn ép trong việc giành

mối trai cũng là lẽ thường tình; muốn chống mà chẳng chống được, muốn cự cũng cự

chẳng xong. Cũng may có gã đàn ông đứng ra bênh vực… Thế là mẹ nó tự nguyện

thành người đàn bà của cha nó từ đó. Một khi đã tự nguyện thì người ta phải chiều.

Chiều không được thì lên tiếng. Không lên tiếng thì tức, lên tiếng thì bị hắn đánh, thế

là mẹ nó bị đánh liên miên. Có lần, sau khi sanh thằng Khịu ( mẹ nó đặt tên chị em nó

thế - có lẽ vì trách cái ngu khờ của mình mà cũng có thể vì thù cha nó!) được khoảng

26 tháng, vì không nhịn được cảnh hắn dẫn cả vợ bé về nhà ( hắn vẫn thường bồ bịch

lăng nhăng như thế nhưng chị vẫn làm thinh), lần này thì quá lắm, chị đã gào lên rồi

lao vào tình địch. Hắn bênh người tình, đánh chị như người cha đánh đứa con phải

trọng tội. Đau đớn, tủi nhục quá! Phần vì suy kiệt thể lực, chi bị bạo bệnh rồi chết.

Thế là hai đứa trẻ mồi côi mẹ từ đó…

***

Chiều nay, nó đói là vì lo cho em nó. Mà quán bà Hai bữa nay có bán đâu để

mà cho chị em nó được no!.( Ngày thường, dù chẳng thân thích gì, nhưng vì tội

nghiệp cảnh mồ côi nên bà luôn cho chúng nó ăn). Bà ấy bệnh mà, phải nằm viện rồi.

Nó định nghỉ mệt trên chiếc chỏng tre ở mái hiên của quán này chốc lát. Nhưng có lẽ

vì mệt quá nên chị em nó ngủ quên lúc nào chẳng hay, khi tỉnh giấc thì đã chiều

muộn. Ấy là nhờ thằng em nó khóc, nếu không, chẳng biết nó ngủ đến bao giờ?...

  Trẻ con dễ ngủ sau khi ăn no. Còn em nó ngủ vì mệt, vì bệnh. Nó ém mùng

cho em xong, rồi xuống thu dọn chiến trường cho cha nó. Chà! Thịt chó nướng, tuy

ngụi nhưng còn thơm quá! Ngày thường, những hôm đi xin ở quán nhậu, nó chỉ đứng

dòm người ta ăn mà thèm nhỏ dãi. Giờ thì nó mới cằm được cái xương chó trong tay.

Đưa vào miệng. Ngon quá.  Nó nhớ trước đây, cha nó làm con chó mực ( của mẹ nó

xin người ta, mà nó thường hay tắm) – nói là để làm giỗ mẹ nó- thế mà nó chả được

cái xương nào. Cha nó mang đi đâu mất biệt để rồi khi trở về thì đã say túy lúy, chả

còn biết đâu là giường…Còn dưa hấu nữa chứ! Cái này không lạ với nó, nó ăn chực ở

nhà bà Hai hoài. Nhưng sao nó không được ăn ở nhà? Dưa ở nhà chắc ngon lắm! Nó

nghĩ vậy, rồi nhặt một miếng dưa thừa mà ai đó trong tiệc nhậu, rộng rãi lách lưỡi dao

hơi cạn, còn chừa một phần đáy vỏ đỏ tươi. Nó cạp một miếng. Ngọt quá! Mát quá!

Nó cạp miếng nữa và …tới cả phần trắng của vỏ. Tiếng cạp “ sột… sột”, tiếng nhai

      xương “ rốp… rốp” của nó xen lẫn với tiếng ngáy đều đều của cha nó nghe buồn rười

rượi. Ngoài trời, gió vẫn cứ hiu hiu, mưa vẫn cứ lất phất rơi…

***

Sáng hôm sau, mặt trời đã lên cao, hắn mới trở mình thức dậy. Hắn tắm rửa,

hắn thay đồ mới, hắn bỏ áo vào quần, hắn soi gương, nghiêng bên này, lại nghiêng

bên kia, hắn cười vì thấy mình còn trẻ quá, đẹp trai quá! Rồi hắn đi mừng sinh nhật…

 Vừa tới sân, hắn đã gọi to:

- Bé Hảo, chú mua trái cây cho cháu này!

Không một lời đáp. Hắn bước vào trong. Một bóng đàn ông vụt ra phía cửa sau(

hắn không hề thấy) vẻ không hài lòng như bị thúc bách. Hắn đặt túi trái cây tươi rói

lên bàn rồi hỏi:

- Bé Hảo đâu em?

Người đàn bà vừa sửa lại mớ tóc rối, vừa thiếu tự nhiên bước ra ngập ngừng

đáp:

- Em …nhờ nó …đi chợ …mua thức ăn đãi anh rồi! Quà sinh nhật em đâu?

Hắn móc trong bóp ra vật gì đó tròn tròn rồi đeo vào tay ả. Hắn hôn lên tay ả, ra

vẻ thích thú lắm. Rồi chúng nó cười.Và suốt ngày hôm ấy hắn ở lại đó…

***

Nhờ trời, liều thuốc chị nó mua hôm qua đã giúp thằng bé hết nóng. Con nhà

nghèo vẫn vậy! Nó vẫn thường khỏe mạnh trong lam lũ, đói khổ. Nó lại cõng em đi

khi cha nó vẫn còn ngáy ngủ. Nó đến quán ăn của bà Hai. Cửa vẫn đóng im ỉm…

Lại một ngày nữa trôi qua. Hôm nay, nếu không nhờ số tiền mà nó giấu từ mấy

hôm trước ở dưới bàn ông thiên( Bàn thờ trước sân) thì chị em nó lại đói. Chó là

giống trung thành. Nhưng nếu ta đánh đập, đối xử tàn nhẫn với nó thì khó lòng bảo nó

gần gũi với ta được. Nó vẫn giữ một khoảng cách nhất định dù buộc phải vẫy đuôi

mừng. Với cha nó cũng vây, nó vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Nó phải nghe lời

vì sợ đòn, còn trong tâm trí nó có lẽ nó đã mồ côi cả cha luôn rồi…

 Tiếng gió lùa phành phạch trên những tàu chuối bên hông nhà làm nó thót tim.

Nó không thể nào ngủ được. Trẻ con, khi phải ngủ riêng với cha mẹ, đứa nào mà

chẳng sợ? Nó lại càng sợ hơn vì giờ này cha nó vẫn chưa về. Có hôm, cha nó về

muộn, vì sợ ma mà nó phải đi tiểu cả trong nhà. Đến lúc ngủ vì quá mỏi mòn mà trên

tay nó vẫn còn con dao…Ấy là nó nhớ lời mẹ nó dặn khi ngủ lấy dao để trên đầu nằm

cho đỡ sợ. Nó cằm trong tay mà vẫn chưa hết sợ huống là…

Rồi có tiếng động ở cửa, nó giật mình. Sợ quá! Nó nghĩ là kẻ trộm, nó run lập

cập. Nó lạy trời cho đó là cha nó, nếu không nó chết mất! Nhưng nếu là cha nó, nó

cũng sợ chẳng kém. Vì hôm nay, có ai cho được đồng nào đâu? Nó sợ câu cửa miệng

của cha nó: “Về rồi à… mậy? Được …bao… nhiêu? Bắt đèn lên coi…”. Đúng là cha

nó rồi. Nó mừng quá. Nó nằm im thin thít vờ như ngủ say. Cũng may cha nó chẳng

lay nó dậy. Nó lặng thinh theo dõi rồi thầm cảm ơn trời vì nghe cha nó đã lên giường

nằm. Nó thở phào nhẹ nhõm. Nó xoay qua hôn em nó như muốn nói: “ An tâm ngủ đi

em! Bình an rồi!”.

·                                  Từ buồng trong, tiếng ngáy đều đều của một người vừa say rượu lại no tình

vọng ra xen lẫn với tiếng khóc tức tưởi của đứa trẻ ở giường ngoài nghe thật xót xa.

Gió vẫn cứ xạc xào…

 

Võ Quốc Tuấn

(Gửi từ Huyền Hội-Càng Long– Trà Vinh)

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền