Vết thương lòng (Truyện dài- Phần 1) Thủy Điền

 

 

 

THỦY ĐIỀN

 

Chính vì nhận được quá nhiều yêu cầu từ khán giả, Cẩm Ly một lần nữa gửi đến khán giả album gồm 10 ca khúc mang âm hưởng dân ca đặc sắc của các nhạc sỹ Hoài Linh, Minh Vy, Vinh Sử, Hồng Xương Long, Vy Nhật Tảo qua các ca khúc: Sầu đâu quê ngoại, Quê hương tôi, Chiều nước lũ, Anh bảy nhớ Mẹ, Khoai lang miệt vườn, Về đâu mái tóc người thương, Chiếc xuồng, LK Trăng ngọc – Em sợ người ta, Chuyến đò quê hương....

Ảnh Việt báo-Việt nam

Tiểu Thuyết

Vết thương lòng

Thay lời tựa

Đây là câu chuyên được một vài người kể lại và câu chuyện nầy đã xảy ra tại một làng nhỏ thuộc vùng sông nước Cửu long.  Năm mười tám tuổi tôi đang theo học năm thứ nhất, tại trường trung cấp Thủy lợi 3 Tiền giang. Vào dịp hè năm ấy, tôi dành riêng một tuần lễ trở lại quê nhà thăm ông bà Nội, Cô và các em sau nhiều năm xa cách. Tình cờ tôi nghe ông Nội và người hàng xóm đang trò chuyện một gia đình nọ cách đó không xa. Ngồi nghe thoạt đầu rất chán nản và nhàm tai, nó như là chuyện Huyền thoại, Cổ tích xa xưa. Khoảng hồi lâu câu chuyện xa dần hơn, tôi bắt đầu thấy hay hay, nhưng đứt… khúc. Vì có lẽ không chú tâm vào câu chuyện lúc bắt đầu. Tôi tự hỏi? Tại sao có chuyện lạ lùng như thế. Khi người khách ra về, tôi định hỏi ông Nội tôi có thể kể lại cho tôi nghe lần nữa được không? Nhưng vì thấy ông vừa tiếp khách xong còn mệt nên tôi để dịp khác.

Qua ngày hôm sau, thấy ông vui vui tôi bắt đầu gợi lại câu chuyện cũ và nhờ ông kể lại cho tôi nghe một lần nữa. Ông hỏi  ngược lại tôi? Mà cháu biết để làm gì. Ông bảo chuyện đời đó mà, ngồi rảnh rỗi uống trà  kể cho vui vậy thôi. Tôi nói câu chuyện hôm qua cháu nghe cũng hay đấy ông, cháu muốn mai nầy nếu có điều kiện cháu sẽ viết thành sách cho người ta đọc. Ông thấy được không? Ông cười và kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện rất rành mạch và lý thú. Tuy không ghi chép lại hoàn toàn, nhưng tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ.

Thời gian trôi qua vì cuộc sống, mãi đến năm 2005, các con đều lớn cả, tôi có chút thời gian và ngồi viết lại câu chuyện nầy.  Lúc đầu tôi định viết thành Tiểu thuyết. Thú thật vì trình độ có hạn, tôi không phải là Nhà văn mà cũng chẳng là Thi sĩ nên tôi chỉ viết tóm tắt, đại khái những gì tôi thu thập được. Chính vì thế, lời văn chẳng mấy gì phong phú. Cuối cùng câu chuyện tôi viết gần như lạc hướng như ý nghĩ ban đầu, mà dần… dà trở thành một Kịch bản không hơn, không kém.

Trong câu chuyện nầy, tôi xin mạn phép được đổi tên những nhân vật và thêm  vào đây một vài nhân vật phụ cốt cho câu chuyện được truông chảy hơn . Đặc biệt cũng câu chuyện nầy tuy một Nội dung, nhưng tôi cố gắng làm thành văn và lẫn thơ để người đọc không bị nhàm chán.

Và đương nhiên, một Quyển Sách hay một Tác phẩm nào cũng có sự thiếu sót về mặt nầy, mặt nọ một ít. Đó là sự việc ngoài ý muốn, mong tất cả Quí vị hãy thông cảm, bỏ qua, xin góp ý. Có như thế, hy vọng những Mẩu chuyện , Tác phẩm kế tiếp sẽ được hoàn hảo hơn.

Tác giả Thủy Điền

CHLB Đức 2015

 Phần 1

   Ông bà Lâm sinh được hai người con là cậu Vân An và cô Vân Mây. An được hai mươi tuổi, đậu Tú tài và đang theo học năm thứ hai tại trường Cao đẳng Sư phạm Sài-gòn. Công danh chưa thành, An lên đường theo tiếng gọi non sông, rồi hy sinh trên chiến trường miền Đông Nam bộ. Riêng Vân Mây còn theo bậc trung học ở Quận nhà. Tuổi ngây thơ trong trắng, mộng mơ, nửa muốn xếp bút nghiêng làm tròn con hiếu thảo ở nhà giúp mẹ, giúp cha khi lúc xế chiều, nửa muốn như anh tung bay khắp chốn, để mai trở về quê hương đất tổ, rồi nằm xuống, cô cũng muốn làm một cái gì để lại cho đời một ghi dấu nhớ thương. Nỗi lo âu, tình hiếu thảo, lòng tự hào của người con gái cứ thôi thúc dâng cao. Những hoài bão người con gái vừa tròn đôi tám thật dịu dàng, hồn nhiên đáng quí, đáng yêu.

Ông Lâm vốn người được sinh ra và lớn lên trong một Gia đình  lễ giáo, phong kiến giàu có hơn người. Bởi thế, ông thường tỏ ra mình là người cao quí, trượng phu, luôn ăn trên, ngồi trước. Mỗi lời nói của ông đều muốn kẻ khác phải dạ vâng, thậm chí cả vợ, con ông cũng đều răn rắc, cho dù những lời nói ấy đúng hay sai.

   Thời buổi chiến chinh, đạn bơm khắp nẻo, gia đình ông sống trong vòm trời xôi đậu, nửa ruộng, nửa thành an ninh bất ổn. Sự đi lại ngày ấy vô vàn khó khăn và phức tạp. Mọi tình huống có thể xảy ra ở đâu và bất cứ lúc nào không ai lường được. Thế nên, việc học của ông ngày xưa chẳng mấy phần sáng sủa, nhưng không vì lẽ đó mà ông xem thường việc học của con cái mình ở thế hệ mai sau.

Tuy công việc đồng áng, ruộng vườn bề bộn, có làm cho ông phải vất vả, lam lũ đến đâu, nhưng ông cũng cố tạo cho mình một khoảng trống thời gian nhất định, hầu tìm mọi cách để dẫn dắt các con tiến lên con đường học vấn và giúp chúng có được ít vốn kiến thức nho nhỏ làm hành trang cho tương lai. Chính vì thế, việc học tập lúc nào ông cũng xem như tiền bậc và đặt ở vị trí hàng đầu trong việc nho phong. Hơn nữa gia đình ông là hạng giàu sang, dư ăn, dư mặc. Tại sao? Ông không làm, mà ngoài kia khối người khốn khổ, họ còn muốn con cái của họ phải học cao, hiểu rộng. Câu hỏi?  Và sự ước mong càng làm cho ông luôn phấn khởi và sung sướng.

    Ngày cha mẹ đã thấy ông đến tuổi trưởng thành, chuyện lứa đôi là không thể thiếu được. Rồi con cháu ẩm bồng như thiên hạ, mọi thứ cứ quanh quẩn trong đầu ông bà hết ngày nầy, sang ngày khác. Nỗi lo toan luôn miên man, rồi tự hỏi? Cuối cùng ông chìu lòng trước đấng sanh thành. Ông quyết định cưới cô Cẫm Lệ. Cô Cẫm Lệ về làm dâu trong gia đình, lòng ông và mọi người, nhất là đấng sanh thành vui mừng như mở hội. Cô bác xóm giềng ai ai cũng vui lây và khen ngợi. Ông thầm nguyện, ao ước trong lòng cầu Trời, khấn Phật sao cho gia thất yên bề, thuận trên, hoà dưới con cái đông đúc để đẹp lòng cha mẹ và thỏa nguyện những ngày tháng đợi mong. Mặc dù chúng là gái hay trai, miễn sao có để nói dòng, nói giống cho tổ tông là ông vui sướng vô cùng. Bởi gia đình ông chỉ có một mình ông là độc nhất.

Thời gian sao trôi qua nhanh quá, thắm thoát mà ông đã cưới cô Cẫm Lệ gần hơn năm trời. Sự mong mỏi, cũng như chờ đợi kết quả của mọi người dần… dần xa thẳm. Cha mẹ ông càng lúc càng già đi, sức yếu, nỗi chờ trông như nước qua cầu, nhưng biết làm sao được khi duyên trời đã định.

Sau cơn bệnh trầm trọng, khó chữa ông cả Hòa đã qua đời. Ông chết đi vì ung thư hai buồng phổi, trước phút lâm chung người ông gầy gò như bộ xương khô, nằm trên giường bệnh ròng rã hai tháng trời liền, không ăn, chỉ uống chút nước lả cầm hơi. Cơn ho khàn càng lúc càng tăng, mỗi khi nghe ông ho, người ngồi bên cạnh dường như cũng đau xót lây, nó cứ dằng dặc ông suốt cả đêm ngày, rồi mãi cho đến ngày nhắm mắt.

Trong bối cảnh thật hãi hùng và đau đớn, dù cơn bệnh hiểm nghèo đeo đẳng, ông thừa biết số phận mình sẽ phải về đâu. Ngày tàn cạn trở về cõi phật, chút ân tình gửi gấm các con, miệng ông lúc nào cũng râm râm cắn chặt. Lời trăn trối dằng co không dứt, lòng ông như muốn nói điều gì. Có lẽ, ông nguyện trời cao soi sáng, sao cho gia đình ông sớm có một cháu trai là ông an lòng nơi chín suối. Mắt ông từ… từ chốp lên, rồi nhắm lại, làn hơi thở cuối cùng đã đưa ông về vùng đất lạnh. Trước phút lìa trần của người cha già yêu mến, cả gia đình mọi người ai ai cũng rưng rưng nước mắt. Riêng cô Cẫm Lệ đứng nép phía sau vừa khóc, vừa thấy ngượng cả lòng và xấu hổ vô biên. Bởi cô chưa làm được điều gì để bù đấp lại nỗi ước mơ của cha già hằng mong đợi. Dù những ý nghĩ vu vơ, vớ vẩn vô lý ấy, nhưng cô Cẫm Lệ vẫn thấy đó là bổn phận của mình.

Sự ra đi của người cha già, là một tổn thất to lớn của gia đình ông. Ngôi nhà tráng lệ, nguy nga giờ đây không còn nghe những tiếng ho khàn sằng sặc của buổi bình minh khi gà vừa gọi sáng, tiếng thúc giục vợ thằng Lâm nấu cho cha ấm nước, tiếng đánh thức bà Hòa dậy sớm lo phần nghi thức Tổ tiên, tiếng la rầy con Dâu khi nhà vắng khách, tiếng guốc mộc gõ đều trên nền gạch đỏ, những hình ảnh quen thuộc thân thương ấy bây giờ đã là dĩ vãng.

Ngoài trời hương gió đồng sau mùa vụ chín còn đậm mùi thơm ngát, tiếng chim hót, tiếng xuân ca giữa đêm trường giá lạnh, lòng người như cuốn lạnh theo. Sự ảm đạm của người mẹ già, nỗi mất mác, nhớ mong dường như cứ phảng phất bên ngôi nhà cổ kính. Phần cô Cẫm Lệ chưa tròn chữ mẹ, tất cả được thể hiện với nhau bằng những dòng nước mắt ngậm ngùi và thương tiếc.

Giờ đây mọi việc đã an bài, ngày tháng dần qua, mọi người như nguôi ngoai đi nỗi nhớ nhung, buồn tủi. Cô Cẫm Lệ thấy mình nhẹ nhõm đi phần nào, sự đè nén của gia đình cái gọi là thuần phong, lễ giáo mà hơn một năm nay cô vẫn phải thi hành.

Ông Lâm bây giờ chật vật hơn xưa, ngoài những công việc hàng ngày, nay phải thay cha làm những công việc khác.Tuy ông còn bà mẹ già, nhưng sức bà nay đã yếu, bao nhiêu công việc nhỏ, to trách nhiệm ông phải gánh vác lo toan tất cả.Vì thế, cảnh đầu tắt, mặt tối luôn dễ làm ông khó chịu. Nhiều lúc khi về đến nhà gương mặt lúc nào cũng gay gắt, không vui, giận dữ dù không nói ra, nhưng ai cũng biết. Cô Cẫm Lệ cũng đoán được phần nào ở chồng mình, thậm chí bà cả Hòa cũng thế.

Sau ngày ông cả Hòa qua đời, bà cũng dở chứng, tánh tình lan ra thay đổi khác thường, sự khó khăn giữa mẹ chồng và nàng Dâu trở nên cuộc sống đầy nhạt nhẽo. Cô cũng thấy bắt đầu kỳ lạ và tự hỏi? Tại sao? Bấy lâu nay mình đã cố gắng làm hết sức những bổn phận và cũng đã làm tất cả những gì mình có thể làm được.Vậy chưa đủ hay sao? Rồi cô thầm nghĩ, Ồ! Mình có tội dạ gì đâu.

Hai dòng thác lũ đã tấn công về một hướng, ý muốn cô phải rời xa chốn nầy càng sớm, càng tốt. Sự hiện diện của cô trong căn nhà trở nên thừa thải hay một điều gì xui xẻo.Trong khoảnh khắc oan nghiệt, cô chỉ biết ôm đầu gục khóc, khóc cho số phận con người, khóc cho sự đời ngang ngửa, khóc phận làm Dâu bị bạc đải, để rồi mỏi mòn thân xác. Rồi cuối cùng cũng chẳng ai thèm an ủi. Trong giây phút thức tĩnh, cô chợt nghĩ ra toàn những điều oan ức, buồn bực, nhưng thôi! Chuyện đời làm sao tránh khỏi, thế gian ai cũng hiền từ, ôn hòa, nhân hậu thì mọi người đều là Thánh nhân hết cả rồi .

Còn tiếp.............còn tiếp.............................!

Tác giả. Thủy Điền

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền