Khoảng Cách (Truyện Ngắn 6) Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

 

Nhà Văn Võ Quốc Tuấn


 

 

KHOẢNG CÁCH

 

Hôm nay ra thăm vườn, sau gần tháng liền nằm dưỡng bệnh ( tưởng chừng không

qua khỏi) lão Hai giật mình vì thấy phía cuối vườn có nhiều dấu chân lạ. Nhìn quanh,

ông phát hiện nhiều  quả bưởi, cam, ổi, xoài non bị mất. Biết chắc là lũ con nít ở đầu

xóm hái trộm nhưng ông chưa bắt được quả tang nên chưa thể trị chúng nó được. Lão

cười, tự đắc: “ Để rồi xem!...”

Đúng là không ngoài dự đoán. Hôm sau, lão vờ như có công chuyện phải đi ra đầu

xóm rồi đánh vòng về sau nhà quan sát. Rõ ràng lão thấy dẫn đầu nhóm bốn đứa là thằng

Tèo, con thím Tư. Lũ kia còn dáo dát chưa dám nhảy qua vườn, thì nó đã lên tới ngọn

cây ổi rồi. Nó giục:

-Qua lẹ, chụp nè! Lão trùm sò  đi rồi còn sợ mẹ gì nữa!

Nghe vậy, thằng Út Tửng cũng xé rào, rón rén nhảy qua cái ao nhỏ làm ranh giới

giữa hai khu vườn, rồi lom khom đến chỗ thằng Tèo. Bốn đứa nó hợp thành “dây chuyền

sản xuất” để đưa sản phẩm qua bên kia vườn. Thằng Tèo phá bỉnh, nó hái một trái ổi

chín muồi rồi nhè ngay đầu thằng Tửng ném xuống mà không báo trước. Báo hại thằng

này lãnh đủ: Quả ổi bẹp dí trên đầu nó. Ba thằng kia khoái chí cười khúc khích. Chúng

nó phá thì nhiều chứ ăn bao nhiêu!

Dường như, một người từ cõi chết trở về họ cũng thay đổi tính cách đi ít nhiều!

Ngày thường, thế nào ông cũng ra tóm cổ cái thằng đầu đảng xấc láo ấy rồi cho vào

mông nó vài roi thật đau trước khi kéo tai lôi sệch nó về nhà rồi mách bố mẹ nó phải bồi

thường tiền quả hư hại. Nhưng không, ông vẫn đứng đấy nhìn chúng với sự trầm ngâm

khác thường. Rồi lão lại nhếch mép cười, cái cười sao lạ quá!…

Lũ trẻ đi rồi mà câu nói xấc láo của thằng Tèo vẫn còn vẳng bên tai: “Lão trùm

sò” làm lão càng nghĩ ngợi nhiều hơn. Ừ, mà từ khi về định cư ở đây, lão có cho ai cái gì

đâu! Cái gì lão cũng bán. Con gà, con vịt bán đã đành. Đằng này, mớ rau, nắm ớt cũng

bán. Mấy thứ quả rụng do oi nước hay bị sâu khoét, lão cũng bán nốt. Rẻ mấy cũng bán,

nhất định không cho không ai bao giờ, dù cho lũ trẻ có hỏi xin…

 Lão càng khó, càng bo bo giữ thì người ta càng phá lão cho bỏ ghét. Lão biết họ

phá nên chẳng ưa gì họ. Nghĩ vậy, nên lão bất cần giao thiệp, lão càng ra sức rào giậu

gìn giữ, càng tạo khoảng cách với họ, càng quất vào mông thật mạnh đứa nào dám phá

của lão…

Nhưng  lão đã lầm. Nhớ lại lúc nằm dưỡng bệnh, hàng xóm vẫn hết lòng ân cần,

giúp đỡ   lão- trong đó có bố mẹ của những đứa trẻ kia: Người cho cá, kẻ nấu cháo;

người bán hộ hoa quả chín, kẻ mua dùm thuốc thang,…Lão thấy ân hận quá! Đến lúc

này lão mới nhận ra một điều mà lẽ ra lão phải biết từ lâu: Thì ra sự ích kỉ, nhỏ mọn của

mình chính là lí do khiến người khác châm chọc, dèm pha, rồi sinh ra đê tiện, phá cho

bỏ ghét đến vậy! Sự ngăn cách của con ao hay  một bờ rào kiên cố không phải là một

giải pháp hay để giữ của mà chính là tấm lòng của ta không được  cách ngăn với họ nữa.

Rồi lão khóc. Đây là lần đầu tiên người ta thấy lão khóc.

                                                                                                          

                                                                        Võ Quốc Tuấn

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền