Vết Thương Lòng (Truyện dài- Phần 2) Thủy Điền

 

 

 

THỦY ĐIỀN

 

Chính vì nhận được quá nhiều yêu cầu từ khán giả, Cẩm Ly một lần nữa gửi đến khán giả album gồm 10 ca khúc mang âm hưởng dân ca đặc sắc của các nhạc sỹ Hoài Linh, Minh Vy, Vinh Sử, Hồng Xương Long, Vy Nhật Tảo qua các ca khúc: Sầu đâu quê ngoại, Quê hương tôi, Chiều nước lũ, Anh bảy nhớ Mẹ, Khoai lang miệt vườn, Về đâu mái tóc người thương, Chiếc xuồng, LK Trăng ngọc – Em sợ người ta, Chuyến đò quê hương....

Ảnh Việt báo-Việt nam

Tiểu Thuyết

Vết thương lòng

Phần 2

 

Nói chung, sự chịu đựng và thói quen của người đồng nội, bản chất hiền hòa, chất phác đã giúp cô nhiều nghị lực vượt qua thử thách trong cuộc sống. Kim đồng hồ treo trên vách, xoay ngược dòng thời gian, đã đưa cô về quá khứ xa xưa của thời niên thiếu. Cô hồi tưởng lại những gì người mẹ hiền đã nâng niu, chìu chuộng và dặn dò năm xưa, khi cô lên xe hoa xuất giá theo chồng. Những tiếng nói, lời khuyên còn vang giọng đó, đã dìu cô trở về thực tại của số kiếp làm Dâu. Để rồi sớm hôm được gần kề bên người mẹ chồng và vui sống cùng người bạn đời chăn gối. Cơn dằng dặc ba năm trời, như cành lá đong đưa giữa trời dông tố. Kiếp làm Dâu còn thua kẻ ở trong nhà. Mẹ lạnh nhạt, chồng xa lánh cũng gì chuyện sanh con, đẻ cái. Khó hiểu thật, nhiều lúc cô tự nghĩ……hay là……Nhưng thôi! Rồi cứ thế, tình đời cứ thế. Thắm thoát mà ông cả Hòa đã theo ông theo bà cho đến nay đếm ngắn, đếm dài đã ngoài ba năm còn gì. Chuyện cháu con nối giống, nối dòng không còn nghe một ai trong nhà bàn tán đến nữa. Câu chuyện gia thất cũng nhạt dần theo năm tháng. Ông Lâm giờ đây phế mặc, vô tâm, vô ý lại còn dở chứng khinh thường đi sớm, về khuya như người đơn độc. Bỏ phế vợ con, mẹ già trong cảnh cơ hàn, gió bấc, không quan tâm lúc trở gió, trở trời chuyện chiếu chăn nửa dở, nửa lành.

    Lòng mẹ già buồn bã, khi nhìn con rong chơi xuôi ngược, chẳng ngó ngàng gì đến gia phong .Tất cả những gì ông có được, nay bỗng dưng biến mất tự hồi nào.Từ lâu bà vốn mang trong thân chứng bệnh ho vào lúc giữa đêm, nay đã đâm chồi, nở nhụy. Một ngày ít, hai ngày nhiều, lâu ngày bắt đầu lan rộng, khó chữa bởi cơn máu nảo tung hoành. Sức lực cứ sút giảm dần theo tiếng gọi thời gian. Dòng nước có khi đầy, khi cạn còn như bà bây giờ có sánh được vào đâu, nỗi oan nghiệt cứ theo dòng đời mà siết chặt.Thất vọng, tràn đầy thất vọng, ông Đốc cứ chối từ không chịu chữa, bà buồn cho số phận và khóc suốt canh thâu. Ông Lâm cứ mê mãi cái chán đời vô lý, không cần thiết, ông chẳng muốn biết chuyện gì xảy ra ngay trong căn nhà mà chính ông là người trụ cột. Mỗi khi bước chân về đến cửa, là chỉ biết la rầy, trách móc như một người điên. Ông trách móc, quở phạt người vợ hiền vô cớ, đổ mọi lỗi lầm lên đầu vợ, sao để mẹ già ra cơn nông nỗi mà không một chút ngượng ngùng. Cô cẩm Lệ thấy rõ điều đó, nhưng giả vờ lặng câm, tức tưởi. Tất cả điều ông nói là hoàn toàn sai sự thật, vì mọi ngày bà đều lo thuốc than cho mẹ già, chăm sóc thật chu đáo, cô coi đó là bổn phận của mình, bổn phận của một nàng Dâu. Hơn nữa, bà trong cơn hoạn nạn, cô cần phải ra tay và làm nhiều hơn cái bổn phận là khác.Trách móc, rồi lại trách móc không cần biết lời mình đúng hay sai. Cái bệnh trách móc, đổ thừa cho người khác là một chứng bệnh bẩm sinh, mà ông đã mang trong huyết quản từ thuở nhỏ, dường như ai ai cũng đều biết cả.Tính xấu quen thường của con người ít học thừng biểu lộ bỗng dưng vậy đó, đã làm cho cô luôn chán chường và đôi khi thèm chết mất, để cho ông tìm kẻ khác mà trách móc. Chết đâu có dễ, nỗi bực tức, oán hờn đã đưa cô vào con đường không lối rẽ. Sự suy nghĩ viễn vông, cạn cợt cuộc sống mất tự tin không can đảm. Nhiều đêm bên người chồng chăn gối, cô luôn cảm nhận sự lạc lẽo của ái tình, giấc ngủ như nửa say, nửa tỉnh tạo nên những giấc chiêm bao khủng khiếp. Những giọt mồ hôi đầm đìa trên vầng trán, làm cho cô ngất xỉu liên hồi.

   Những viên thuốc, những viên thuốc an thần kia đã giúp cô thoát qua được những cơn ác mộng của cuộc đời. Rồi thỉnh thoảng cô tự nghĩ về số phận của mình, nghĩ cái quá khứ xa xưa thuở còn thơ ấu nơi mái ấm gia đình, nơi đó cô được người mẹ hiền thương yêu, chìu chuộng. Rồi đến lúc lên xe hoa về nhà chồng, mẹ già theo chân âu yếm, dặn dò dù bên ấy trăm cay, ngàn đắng con cố giữ mình cho trọn phận làm Dâu.Thời gian ba năm làm Dâu, làm Vợ là thời gian cũng đủ chứng minh cho cô là kẻ bạc phần.

    Lâu rồi giấc ngủ không yên. Hôm nay, cô thèm ngủ lắm, sự mệt mỏi của những tháng ngày, sự mất ngủ đã làm cho cô tiều tụy, hao mòn thể xác đến cực độ mà người đối diện phải giật mình. Cái mỏi mệt ấy đã làm cho cô chộp mắt tự lúc nào mà cô cũng không hay biết. Có lẽ, đêm nay cô ngủ thật nhiều và thật say để bù đấp lại những tháng ngày mất mác. Những giấc chiêm bao ấy không như những gì cô hằng mong ước, rồi cảnh khổ cứ quây quần trong cảnh khổ.

   Giữa đêm khuya khoắc, khi mọi người đang yên giấc, ngoài trời như lắng đọng dưới màng đêm tĩnh mịch, chỉ còn vang lại xa xa bên tai tiếng Ếch, Nhái, Ễnh ương và tiếng Côn trùng quyện hoà nhau sau nhà trong đêm vắng. Ngồi bên giường bệnh cạnh bà mẹ già lúc đau, lúc nhức nghe sao rợn óc vô cùng. Ruột gan thì như muối sát, không sao chịu nổi, nó còn ghê tợn hơn những lời trách móc.Viên thuốc, ly nước chỉ cầm hơi dăm ba phút chẳng thắm thiết vào đâu, cơn hấp hối, cảnh tử sinh cứ đe dọa liên hồi. Một mình một cõi, giữa đêm khuya trời vắng. Chồng con thì chẳng thấy, sự cô độc rất hãi hùng trong căn phòng rộng thênh thang, chiếc đồng hồ treo trên vách đã tín ton báo hiệu xấp xỉ hai giờ khuya mà cũng chẳng thấy bóng ai. Nỗi sợ, nỗi lo càng đè nặng trên vai. Ông đâu? Có lẽ, ông đang say sưa nơi nào mà quên tất cả. Trời ơi! Là trời, hãy nhìn xuống mà coi. Giọt nước mắt từ… từ buông thả trên gương mặt héo mòn của người đàn bà đang trong đợi, một bóng hình thật rất đáng thương. Tay nâng mẹ lo từng viên thuốc, miệng cầu cứu những người hàng xóm. Anh chị Sáu, chú Lang, thầy cô Lân rồi cả chị hai Nhàn cùng thức dậy chạy sang cứu chữa. Từ lúc ông Lâm lạnh nhạt gần một năm nay, chưa bao giờ cô yên giấc, người cô gầy xanh như tàu chuối ngọn, sức khỏe hao dần, nhớ trước, quên sau. Nó thê thảm đến nỗi khi dìu mẹ già đứng dậy hay cho ăn miếng cháo, miếng cơm mà tay chân rã rời không vững, chớ huống hồ chi vác cuốc ra vườn hay bưng đội giỏ Cam, thúng Bưởi. Nhìn mẹ già la liệt cả tháng dài trên giường bệnh, không ăn, không uống thân thể héo mòn. Cứ hết thuốc, rồi đến thuốc mà cơn bệnh không hề thuyên giảm. Sự xét nghiệm của nhà thương cho kết quả hẳn hoi, số phận bà chỉ còn là con số nhỏ. Nỗi lo âu như xé ruột, xé gan ra từng mảnh. Bà cả Hòa giờ đây như ngọn đèn lung linh trước gió. Tội nghiệp thầy cô Lân, chú Lang, anh chị Sáu; những người láng giềng sau giờ làm lụng ngoài đồng và công sở, thường hay rủ ren nhau lui tới, để chia sẻ những nỗi đau buồn với ông Lâm. Cảnh hàng xóm, láng giềng tuy có chút tình nhỏ mọn, nhưng cũng nói lên được những giây phút hạnh phúc của cuộc đời. Bà Hòa ngày xưa hay trước lúc lâm bệnh cũng thế, tuy khó khăn, gắt gỏng trong nhà, nhưng một chút với láng giềng bà không bao giờ keo kiệt, khinh thường hay những cử chỉ giàu nghèo. Cái hay, cái đẹp của bà là như thế, nên mỗi khi tối lửa, tắt đèn, hữu sự Họ là những người tiên phong không do dự và tính toán. Việc cúng cất mộ phần cho bà đã chung quy hoàn tất. Ông Lâm giờ đây như người bần thần, mất trí, thỉu não cứ sáng, chiều đi tới, đi lui như ngẫm nghĩ điều gì. Chấp hai tay sau lưng thẩn thờ trong gió, như một nhà Chính tri đang ngầm nghĩ chuyện nước non. Gương mặt của ông còn đọng những giọt nước mắt ở hàng mi, như nuối tiếc người mẹ già vừa khuất. Tay nâng niu, sờ mó hết vật nọ, đến vật kia, như hồi tưởng lại những gì quá khứ mà bà thường hay âu yếm nó hằng ngày.

    Cô Cẩm lệ tuy cuộc sống hiện tại thật là vô vị, nhưng luôn không để chồng mình mất cả niềm tin. Cô an ủi và chăm sóc cho ông càng lúc, càng nhiều hơn, cốt sao cho ông mau thanh thản trong lòng. Ông Lâm có bản tính hiếu thảo từ thuở nhỏ, luôn nghe lời cha mẹ, câu đáp hàng đầu chỉ dạ với vâng. Không bao giờ ông dám phật lòng cha mẹ điều gì, dù chuyện ấy đúng hay sai. Bởi khi cha mẹ qua đời, ông như chim trời gãy cánh. Chính vì thế, cuộc sống cứ làm cho ông luôn đau sầu muôn thuở. Ngày tháng qua, trong căn nhà rộng lớn, cao thoáng, lộp bằng ngói tây màu đỏ, kiến trúc theo kiểu tây phương thời Pháp thuộc, trong rất khang trang và lịch lãm. Phía trước thì rộng như Đình, Hoa, Kiểng đầy sân, kết hợp thành bức tranh Tàu tuyệt tác. Không biết cha của ông tạo dựng hồi nào mà trông sao huyền bí. Sau nhà là con sông lớn, lượn mình theo lũy tre xanh, uốn khúc. Thuyền bè đua nhau qua lại, dập dìu trong buổi nắng mai, tấp nập và huyên náo. Hàng tre vàng ngoài ngõ xanh sắc lá, thẳng hàng, vươn mình trong gió. Như chào đón, mời gọi khách lãng du. Tất cả đã được thiết kế chu đáo và nên thơ dễ gợi cảm cho những ai thường lắm mơ, nhiều mộng. Ổi!  Bưởi, Cam, Quýt, Xoài, Chuối, Lôm chôm, Măng cụt, Mít Tố nữ được vây quanh như bốn bưc tường thành. Hàng năm nó đem lại lợi tức kinh tế khổng lồ mà dường như gia đình ông không cần đụng tới móng tay mà vẫn sống. Mùa xuân khí trời tươi mát,hanh hanh lạnh. Những làn gió nhẹ từ xa thổi về cuốn theo những cánh Mai vàng nở muộn. Ngôi mộ trắng mùi vôi còn phảng phất, cây Mía Lau cậm khỏi đầu còn xanh lá, bình hoa Huệ, vòng Hoa tưởng niệm, bộ Lư hương khói tỏa ngút trời, hàng Đậu trắng đâm chồi, nở nhụy. Ôi! Bao kỷ niệm thân thương tất cả còn nguyên vẹn đó. Giọt nước mắt, những giọt nước mắt đầm đìa trên gương mặt buồn thảm, như cố kéo níu lại những dĩ vãng xa xưa. Trước cảnh tình xót xa, bi đát vì nghĩa vợ, tình chồng, cô Cẩm Lệ ngày đêm tháo vát những công việc còn ứ đọng của mấy ngày qua. Mặc dù, những công việc ấy không phải của cô, nhưng cô vẫn cố gắng làm tất cả hầu xóa đi sự căng thẳng của gia đình trong những ngày nguy khốn.

  Ông Lâm vì ảnh hưởng không ít với nếp cũ, cha bảo phải vâng, mẹ gọi là dạ dù việc ấy ông không cần biết đúng hay sai. Miễn sao cha mẹ thấy ưng lòng là ông thấy yên bụng lắm rồi. Giờ lớn lên, tuổi đầu đã có, lắm lúc ông cũng thấy mình sai, nhưng đã là bậc Trượng phu xưa nay, nên thường hay ém nhẹm những sai trái của mình, mà những sai trái đó người ngoài ai ai cũng đều biết cả. Những hình ảnh hàng ngày cô Cẫm Lệ phải lam lũ, vất vả làm hết việc nầy, đến việc khác mà không một tiếng trách than, đã làm cho ông luôn luôn mặc cảm và hối hận. Đó là điều tất nhiên.Vì ông cũng là người chớ đâu phải cỏ cây.

Còn tiếp...............còn tiếp..........!

Thủy Điền

Ngày 12, tháng 6, năm 2016

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền