Mùa Xuân Năm Ấy (Truyện Ngắn 36) Thủy Điền

 

THỦY ĐIỀN

Mùa xuân năm ấy

 

   Vừa bước vào sân nhà, chưa kịp chào, mẹ tôi ngồi trước hàng ba đang khóc. Cứ ngỡ nghe tôi về sau những năm dài xa cách, mừng quá rồi khóc. Ai ngờ ! Những giọt nước mắt ấy đang lẫn lộn cái nhớ nhung và sự khổ ải chồng chất bao năm.

 

    Những năm hòa bình được lập lại. Đất nước nói chung, sau chiến tranh cũng còn rất nhiều khó khăn và riêng người dân cũng thế. Hai mặt vật chất, tinh thần rất hạn hẹp, thiếu thốn mọi bề. Nhưng mỗi khi Xuân về, Tết đến từng nhà, từng ngõ chưa bao giờ thiếu vắng cây Mai. Nó mạnh mẽ và hiên ngang lắm, luôn luôn đứng vững, không lay chuyển và chẳng bị ảnh hưởng bởi một thế lực nào.

 

    Năm 1991, lần đầu tiên sau mười một năm đi vượt biên, khi nghe tin mẹ tôi bệnh nặng và ngay lúc sắp sửa tết Nguyên đán, nên kết hợp cả hai về quê một chuyến vừa thăm mẹ và tiện ăn tết luôn thể. Thú thật hồi ấy về thì về, nhưng trong lòng cứ mãi lo lo, vừa xuống máy bay, vào Phi trường chỉ cần thấy mấy ông Công an mặc đồ vàng là đã sợ rồi. Mặc dù mình chẳng tội tình gì cả, chỉ tội là bỏ nước đi vượt biên như bao triệu người khác. Những điều nầy Chính phủ người ta cũng châm chế, bỏ qua cả mấy năm nay rồi, nên mới cấp, cho Visa vào Việt nam, thế mà vẫn còn sợ « Vô duyên thật « .

  

   Trên đường về nhà, nhìn hai bên đường, ôi! Xung quanh toàn Mai vàng, Cúc trắng nở thật đẹp, nhà cửa thiên hạ trang điểm, bày biện cho ngày lễ Nguyên đán đầy màu sắc, đình đám hương vị tết cũng loáng thoáng bay xa. Lòng tôi thật rộn ràng, nôn nao chờ mau về đến nhà, để được tận hưởng những phút giây hạnh phúc ấy. Phút vui trong lòng chưa vơi, không ngờ! Khi vừa bước vào đến cửa, là nhìn thấy ngay người mẹ già đang ngồi trước hàng ba, thân gầy gò, ốm yếu đang khóc. Bỏ Vali chạy đến ôm bà, nghẹn ngào, nứt nở.

-Thì con đã về đây, khóc nữa làm gì. Mẹ có nhớ con nhiều không ? Câu hỏi không lựa lời nên bà mắng cho một trận.

-Tao đâu phải Trâu, Chó, Cỏ cây đâu mà không biết nhớ.

-Xin lỗi mẹ, con hỏi không tế nhị, mong mẹ thứ tha.

  

   Chỉ chốc lát, anh em, họ hàng, bạn bè kéo nhau đến đông như Kiến, những câu hỏi cứ tới tấp, tôi chỉ biết ừ ừ, dạ dạ cho qua. Rồi năn nỉ mẹ đừng khóc nữa, mà mẹ vẫn khóc. Cứ ngỡ vì nhớ thương, mừng con ngày trở về, nên mới khóc. Ai ngờ………………. !

  

   Sáng thức dậy nhìn quanh thấy nhà sao vắng vẻ, chẳng có gì gọi là ngày tết, chỉ cạnh hàng rào trước sân có hai cây Mai vàng còi cọc, xấu xí nở loe ngoe vài ba nụ. Định hỏi? Sao không mua Mai, Vạn thọ về trang điểm cho đẹp ba ngày xuân. Nhưng thôi ! Thấy vậy tôi nhờ người đi cùng, xuống chợ mua một ít hoa cho nhà thêm xinh xắn, dự trù mua một trăm Đô la, không dè chỉ mua mới năm chục là đầy hết một xe ba bánh. Trong đó nào Mai, Vạn thọ, Mồng gà, Cúc, Nai , Hưu kiểng. Tất cả mang đem về và trưng bày đầy một sân rộng, đủ sắc màu thật là tuyệt đẹp. Tôi thấy mẹ tôi vui, cười và nói. Nhờ có mầy về xinh xắn được đôi hôm, khi mầy đi rồi cũng vậy thôi con. Tôi nghĩ bà nói thế, là gì hiện tại người ta chỉ nghĩ đến miếng ăn hàng ngày, còn bao nhiêu chuyện khác, chắc chẳng mấy ai để tâm, để ý.

 

    Hai ngày sau, tức hai chín tết có một người đàn bà mà từ lúc còn ở quê nhà, tôi chưa lần biết đến. Người ấy cứ ngồi miết ngay hàng ba nhà tôi, chẳng nói năng gì cả, nhìn tôi chỉ cười cười, mà không chịu về. Hồi đầu tôi nghĩ người láng giềng đến thăm hay đến chơi, nhưng gì ngồi lâu quá, nên tôi đành hỏi cô em ? Ai vậy. Cô em trả lời.

-Bà ta đến đòi tiền mẹ đó, nhưng ngại, không dám nói.

Trời đất ! Bao nhiêu ?

 Sáu trăm ngàn đồng.

Tôi tự hỏi ? Chưa tới ba chục Đô la mà để người ta đến nằm dạ vậy sao. Cô em bảo.

-Mẹ làm gì có sáu trăm ngàn mà trả hả anh ?

-Chết thật ! Nhà tệ đến vậy sao em ?

-Đúng vậy đó anh.

  

   Mẹ tôi nghe xí xô, xí xào trước cửa, bà ngồi phía sau nhà nhìn theo rồi khóc. Và, tôi phải móc tiền ra trả, để người ta còn đi về. Tôi biết rõ nguyên nhân hết, nên chẳng hỏi gì thêm nữa và cho mọi việc đi qua. Chắc vì ngại ngùng, nên kể từ ngày tôi đi cho đến nay, mẹ tôi chưa bao giờ viết một bức thư, xin xỏ điều gì. Có lẽ bà nghĩ, tôi còn phải lo cho gia đình riêng tôi nữa. Và, tôi cũng không ngờ sự nghèo nàn, túng thiếu đã đến với gia đình tôi mau như thế, vì trước mười một năm tôi ra đi, gia đình vẫn còn xung túc lắm.

 

    Những ngày tết và sau những ngày tết, tôi đi quanh làng, thăm người nầy, người nọ. Nhìn thấy, chẳng riêng gia đình mình, mà ai ai cũng đều xuống dốc. Những tiếng thở than, những giọt nước mắt, người nầy nợ người kia mà không trả nổi, phải chi một khối tiền lớn thì không nói, đàng nầy chỉ có năm ba trăm ngàn, một triệu mà đành phải bó tay, chịu trận. Thật thương xót vô cùng.

 

THỦY ĐIỀN

 

 

  

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền