40-Lúc Hết Thời (Truyện Ngắn) Thủy Điền

THỦY ĐIỀN


 

Lúc Hết Thời

 

   Hai tuần nay, kể từ ngày nhập viện và được trở về nhà, vết thương ở đầu gối chân phải của bà Hiền dần dần được bình phục, nhưng thỉnh thoảng còn nhức . Một tay bà cầm cây gậy, một tay tựa bức tường lần mò ra phía hiên nhà rồi ngồi bệt trên chiếc ghế dài vừa thở, vừa lau mồ hôi trán, vừa than giảnCon cái thì đông, anh em, dòng họ, bà con thì chẳng thiếu. Thế mà nằm viện mổ xẽ hết một tuần cũng như về nhà cả tuần nay mà chẳng thấy ai đến thăm hỏi một lời, thật số sao mà hẩm hiu vô cùng „.

 

   Trước tháng 4 năm 1975 bà là vợ lính, nghèo, như bao bà vợ lính khác, chỉ biết ở nhà làm nội trợ, nuôi con và chờ đúng tháng là ông mang tiền lương về để sinh sống, ngoài ra không còn một khoảng thâu nhập nào khác. Được một cái là năm nào bà cũng sản xuất cho ông một thằng cu tí hay một tiên nữ đều đều. Hồi ấy bà còn trẻ, độ ba mươi tuổi ngoài rất hiền lành, dễ thương nên người ta đặt cho bà cái tên là Hiền, thật sự trong giấy tờ thì bà tên là Nguyễn thị Út Chót.

 

   Sau ngày đất nước hòa bình, ông về cùng bà tạo dựng lại cuộc sống như những người lính rã ngũ khác, ông làm hết chuyện nầy, đến chuyện khác mà cũng không đủ sống. Nhà ông ở cách không xa phần cuối của Đồng Tháp Mười, nơi ấy có rất nhiều Bàng lát, loại Bàng nầy người ta cắt về, phơi khô, sau đó cán hoặc ép bằng máy, rồi đan thành những chiếc giõ xách tay, tấm đệm ngũ, phơi luá và những chiếc nón bành dành riêng để đội. Tuy những vật dụng nầy không sử dụng được lâu, nhưng cũng là một thứ vật thể góp phần cho cuộc sống. Vì túng quá, ông nghĩ ra cách cắt Bàng về bán cho thiên hạ làm ra những sản phẩm trên. Thật trời cũng thương, ngày nào ông cũng đi làm và kiếm được khá tiền về nuôi mười đứa con thật no đầy. Hồi đầu ai cũng nghĩ, chê, ba cái thứ ma nầy mọc cho chật đất cả ngàn năm nay, nhưng thấy ông làm được chuyện, thiên hạ ùng ùng bắt chước làm theo. Thế là hàng càng ngày càng nhiều, giá thành bắt đầu tuột xuống, sự thu nhập của ông dần dà bất ổn và những người khác cũng chẳng kiếm được bao nhiêu tiền,

 

   Kẻ đi trước bao giờ cũng khôn ngoan và lanh lợi hơn kẻ đi sau một bước. Khi tình thế thấy không kham, ông chuyển sang làm thầu và không đi cắt Bàng nữa, chỉ cất cái trại không vách, thâu gom tất cả những người muốn bán lẻ và chở sang nơi khác bán với giá đắc hơn. Công việc rất thuận lợi, càng ngày gia đình ông càng phình ra mọi mặt, có thể nói là giàu sang có hạng trong thôn.

 

   Sau những năm dài làm việc, vì thức khuya, dậy sớm, ăn uống bất thường, uống rượu, hút thuốc nhiều ông ngã bệnh và qua đời ở tuổi năm mươi lăm, khi ông mất bà và các con lên thế, vì là người giàu có, và là chủ cả lớn trong thôn bà tự dưng đổi tánh hay mắng nhiếc kẻ làm công, nói nặng người bán hàng, không còn coi thiên hạ như ngày nào, cả những đứa con của bà cũng thế, hùa theo mà không biết ai lớn, ai nhỏ, giờ có tiền trong tay coi trời như hạt cát. Sỡ dĩ người ta vâng vâng, dạ dạ là muốn bán được hàng cho gia đình bà chứ thật lòng khi ra khỏi cửa họ câm thù vộ hạn.

 

   Công việc trôi chảy tiếp được hơn mười năm, các con giờ đã lớn chúng lập gia đình và ra ở riêng chỉ còn lại một mình bà lo toan mọi việc từ trước đến sau và cuối cùng đến năm 2000 cái đầu gối của bà xem như bị hỏng, đến Bác sĩ họ bảo phải mổ và thay bằng đầu Inox thì mới có thể đi đứng tạm được, nhưng phải mất rất nhiều tiền, từ lúc bị bệnh, cho đến khi nằm viện về nhà tất cả là hai tuần bà như kẻ neo đơn không ai đến hỏi thăm, giúp đỡ, chia sẻ, chỉ có y tá mà thôi. Khi nghe bà lâm nạn, lẽ ra trong gia đình, dòng họ phải kéo nhau đến lo cho bà được cái gì đỡ cái nấy. Ai ngờ ! Ngược lại mọi người đều làm ngơ, tránh xa, quây mặt mà chẳng chút tiếc thương, vì trước đó bà đã cố tình đối xử với khách hàng, dòng họ, anh em và cả đến con cái rất là thậm tệ, không lời nào trách nổi, hàng ngày bà chỉ biết tiền- tiền, ngoài ra không cần biết chuyện khác.

 

    Tuy biết người khác bỏ rơi, không đến với mình nữa, nhưng bà cũng vẫn cứ than thở cho khuây khỏa trong lòng trong những lúc cái đầu gối trở cơn nhức nhói. 

 

Thủy Điền

 

Ngày 10, tháng 7, năm 2016

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền