45-Người Cha Kế (Truyện Ngắn) Thủy Điền (Germany)

 

 

Thủy Điền

Người Cha Kế

 

    Vừa bước vào nhà, Thanh nhìn thấy một người đàn ông trạc tuổi cha mình đang ngồi đàm đạo với mẹ. Thanh ngã mũ chào.

-Con chào mẹ con mới về, dạ cháu chào bác.

Mẹ Thanh nói:

-Ờ, con mới về, dạ thưa anh đây là Thanh con trai tôi, cháu đi học tận Sài gòn, lâu lâu về một lần.

-Bác chào cháu.

Thấy Thanh về, ông ngại, thôi cô ba lo cho cháu, tôi xin phép về.

-Dạ, khi nào rảnh rang anh năm ghé sang chơi.

-Vâng, cám ơn cô, tôi hứa, rồi cáo biệt ra về.

 

   Cha Thanh mất cách đây ba năm trong một cơn bệnh nặng, khi vừa bốn mươi mốt tuổi, bỏ lại hai mẹ con, khi mẹ mới vừa ba mươi sáu còn Thanh đang bắt dầu vào mười sáu mà thôi. Một mình phải lo liệu tất cả, nào nhà cửa; một diện tích vườn khá lớn và còn phải nuôi con ăn học. Tuy cực nhọc, nhưng bà cũng vượt qua và đã lo cho Thanh vào được Đại học Kinh tế ở Sài –Gòn gần một năm nay. Bà con thấy mẹ Thanh hiền hậu, đảm đang, còn trẻ, mẹ góa, con côi nên tìm cách giới thiệu cho ông Năm mua Dừa dạo ở xóm trên và một vài người khác, hầu giúp mẹ Thanh làm lại cuộc đời; có người hủ hỉ và giúp đỡ việc vườn tược phần nào.

 

   Trong số những người được giới thiệu đến để làm quen với mẹ Thanh, có người lớn tuổi hơn nhiều, có người trạc tuổi, có người nghèo, người khá giả và người góa vợ. Nói chung thì những người nầy được cái nọ, lại thiếu cái kia chẳng ai hoàn toàn hết. Qua thời gian lui. tới tìm hiểu thì mẹ Thanh quyết định chọn ông năm mua Dừa dạo. Sở dĩ gọi ông năm, chứ thật tình ông ta chỉ trạc tuổi cha Thanh mà thôi. Ông nầy có đặc điểm là hiền hậu, chân thật, góa vợ công ăn việc làm chỉ tạm bắng cái nghề mua Dừa dạo ở quê rồi mang ra thành bỏ mối lại cho những nhà chành bán sỉ, không giàu có như những ông chủ khác hay thường đến với bà.

 

Lần gặp mặt đầu tiên, sợ con giận, cãn ngăn nên bà đành nói dối với con, rằng ông là người mua Dừa dạo ngang qua định gạ mua Dừa nhà mình. Nhưng lần nào cuối tuần từ Sài-gòn về thăm nhà, Thanh cũng đều gặp ông ta trong căn nhà mình cả, chàng sanh nghi và từ đó mẹ Thanh cũng nói thật cho con biết hết. Bà ngỡ bước đầu con sẽ có thái độ không hài lòng, giận dữ. Ai ngờ! Chàng rất vui vẻ và đón nhận khi mẹ mình đã tìm được một hạnh phúc mới, trong lúc mình đi học xa, ở nhà có người bên cạnh chăm sóc mẹ, quả là tuyệt vời ( Thú thật thì điều nầy rất hiếm trong cuộc sống khi có một người con thông cảm hoàn cảnh cô đơn của mẹ mình).

 

  Khi Thanh đi khỏi, bà tâm sự hết lại cho ông năm nghe, từ đó mỗi lần về thăm nhà, gặp nhau, ông xem Thanh như con ruột của mình, đặc biệt ông có biệt tài là nấu nướng rất ngon như một tay Đầu bếp nhà hàng, mỗi khi Thanh về là ông bày biện các món cho Thanh ăn để bù đấp lại những ngày khổ cực nơi nhà trường và mỗi lần bận việc Thanh không về được, ông thay bà mang các thứ đi Sài-Gòn để lo cho Thanh suốt thời gian đi học mà chẳng một tiếng phiền hà; ngược lại Thanh càng quý trọng ông hơn; luôn  xem ông như người cha đẻ của mình vì ông là người chân thật, hiền hậu, bình dị, sẵn sàng với Thanh tất cả khi Thanh cần đến. Ngoài ra trong đời sống hàng ngày, ông tỏ ra là người chồng đắc lực, chăm sóc cho mẹ Thanh một cách nhiệt tình như cha Thanh ngày nào còn sống.

 

  Qua thời gian sống chung, rồi thành vợ chồng, bà con luôn nở nụ cười thân thiện và bảo rằng „Việc làm của mình giúp mẹ thằng Thanh thật không uổng công chút nào „ Và, trong cuộc sống ta là con, đừng nên ích kỷ chuyện của người lớn mà người ấy chính là mẹ mình. Đó là ta đã thể hiện được tình thương yêu nhân loại một cách chân chính.

 

Thủy Điền

23-7-2016

 

  

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền