57-Hết Ý Kiến (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

 

Thủy Điền

 

 

Hết Ý Kiến

 

   Nó đi một vòng, rồi vào ngồi ị trên chiếc ghế đẩu cạnh hàng ba phiền hà „ Nghĩ mình ở quê chớ đâu phải ở thành phố đâu mà bây giờ tìm một cái bụi cây nhỏ để giải quyết vấn đề khó khăn cấp bách cũng không có. Thiết nghĩ một  ngày nào đó ba đứa nhỏ đi học về dọc đường bể bọng đái  chết hết không chừng „ .

    Má nó từ nhà dưới đi lên hỏi?

-         Có chuyện gì vậy Hân.

-         Đâu có gì đâu má.

-         Không có mà gương mặt mầy buồn hiu và miệng thì lầm bầm, tao không tin.

-         Thì ba cái chuyện cỏn con, lặt vặt vậy mà.

-         Mà chuyện gì ?

-         Con nói ngày xưa, mà cũng đâu lâu lắm đâu, mới mười mấy năm nay mà đổi khác quá trời, đến nổi đi dọc đường lỡ bị kẹt cũng chẳng biết làm sao. Ở ngoài con xa xa nhà nước làm một nhà vệ sinh công cộng để giải quyết những trường hợp đặc biệt, còn xứ mình bây giờ kiểu nầy có ngày mấy em con và cả người lớn nữa chết oan dọc đường.

-         À ra là mầy cằn nhằn mấy cái chuyện dớ dẩn nầy.

-         Má cho chuyện nầy là chuyện nhỏ sao?

-         Riêng con rất là quan trọng, mới đây thôi, nếu nhà mình còn cách năm trăm mét nữa thôi là chắc con bể bọng đái mà chết.

 

    Kể từ hơn mười năm nay từ làng đến thành phố, nơi nào người ta cũng cất, cất nhà như đi chợ, không biết tiền bạc từ đâu bay đến mà ai ai cũng áp rủ nhau cất nhà to, cửa rộng vùn vụt, sự phát triển về địa ốc trông ngộp mắt. Với sự phát triển ấy vật gía đất đai cũng tăng song song theo vì quá quý nên người ta tận dụng tất cả từ cái ao, con hẻm, gốc cây mụt mà những thứ nầy ngày nó còn ở nhà như là những miếng đất hoang chẳng ai thèm để ý đến. Bởi thế, dù bây giờ làng quê hay nội thành đâu đâu cũng toàn là xi măng, gạch đá, hắc ín không còn đất trống và cây cối nữa. Cho nên sau những cơn mưa to tất cả các con đường đều bị ngập nước vì không lối thoát và thậm chí vào những tháng như: Tháng ba, tháng tư oi bức, lẽ ra phải có những cây che mát thì nhiệt độ còn dung hòa được một tí. Đàng nầy ở đâu cũng thế, trống trơn, sự nóng bức lại càng bức hơn trong khó thở vô cùng.

 

   Cách đây bảy năm nó có về thăm quê một lần, hồi ấy xa xa người ta mới dựng lên một ngôi nhà gạch, sự tàn phá cây cối chưa dữ tợn. Nhưng bảy năm sau nó về một lần nữa thì nhìn thấy mọi chuyện đều đổi khác.

 

   Lần nầy về nó được mời ngồi ăn giỗ cùng ông trưởng thôn. Nó hỏi?

-Tình hình nầy liệu nay mai có khá hơn không ông.

   Ông trả lời một cách tỉnh bơ, không cần suy nghĩ.

-Mầy hỏi tao? Tao biết hỏi ai. Việt nam mình vậy đó, đất của người ta, người ta muốn làm gì thì làm, miển đừng đụng chạm đến ngưới khác là được.

 

   Khi tàn tiệc ông nhìn nó ngồi lặng thinh, bùi ngùi. Trước khi chào ra về, ông khều vai nó nói nhỏ. Mầy ở nước ngoài lâu quá mầy không biết chuyện gì đâu, mầy chỉ nhìn khái quát rồi trách tao, mà mầy trách cũng đúng. Nhưng tao nói thêm cho mầy biết, dân bây giờ chứ không phải như những ngày mới giải phóng đâu, hơn nữa thời buổi nầy đồng tiền mạnh hơn tiếng nói và chế độ nào cũng vậy thôi mầy ơi. Nó dạ dạ, gật đầu và ông cáo biệt ra về. Trong khoảnh khắc nó chợt nghĩ „Làm chính quyền như ông thà ở nhà cho vợ sai còn hay hơn „

 

    Câu trả lời của ông ta nó hết ý kiến. Sở dĩ nó dám hỏi, là gì nó và ông ta là bạn ngày xưa. Lẽ ra ông ta là một nhà Chính trị đứng đầu một thôn đâu phải ít người, ông ta phải có những lời lẽ văn minh , tiến bộ hơn  một chút như: Khuyên người dân đừng phá hoại cây cối và phát động trồng thêm cây, muốn xây cất phải nhìn trước, nhìn sau chừa những nơi nào cần thiết hay thành lập những nơi vệ sinh công cộng, mục đích bảo vệ môi trường, hầu giúp cuộc sống càng ngày càng khá khỉnh hơn. Trái lại ông để mặc thời cuộc và ai làm gì thì làm, thử hỏi năm mười năm  nữa cái thôn nầy sẽ biến thành cục xúc xắc không hơn, không kém và những người lỡ bước có thể chết oan dọc đường một cách oan uổng hay sao.

 

Thủy Điền

30-8-2016

 

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền