60- Chuyện Con Tôm Đất (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

 

 

 

   THỦY ĐIỀN

 Chuyện con Tôm đất

 

  Cũng vì con Tôm đất mà tình bạn phải xức mẻ và đổ máu. Trễ một chút nữa là  cả xóm phải đi đám ma cùng một lúc.

    Xưa nay, những người dân sống cạnh vùng nước lợ, người ta hay sinh sống bằng nghề đấp đập, làm hồ thả Tôm nuôi cá. Họ nhờ vả vào những con nước ra vô, thay đổi hàng ngày mang những thức ăn thiên nhiên để nuôi những con vật ấy. Thời gian- theo thời gian những con vật ấy sinh sôi, nẩy nở tạo thành một đàn rất đông. Nhưng người ta không nghĩ thế, miệng truyền miệng và cho rằng những con vật ấy do đất sanh ra mới có. Một sự việc phản khoa học sờ sờ mà người ta không thèm để tâm, để ý miễn hàng năm họ có thu nhập một số lượng theo ý muốn là được rồi.

       Trong bữa tiệc đồng quê, người ta trưng bày những sản phẩm sẵn có để đãi khách, tuy đạm bạc, nhưng thú vị vô cùng. Nào Tôm, Cá, Cua, Ghẹ và những thứ khác v.v…Một số được nấu, nướng, làm gỏi. Tất cả làm cho Thực khách một buổi no say không muốn về.

       Mọi người đang ngon lành bên chén rượu. Họ thao thao bất tuyệt, quảng cáo những thứ đang ăn là trời cho, thiên nhiên ban tặng, tất cả từ lòng đất mà ra chứ chẳng bỏ tiền mua sắm gì cả. Họ muốn ca ngợi quê hương và tăng thêm phần khoái khẩu cho Thực khách và họ cứ nghĩ ai ai trong số Thực khách nầy đều cũng như họ. Không, trong số nầy cũng có kẻ nầy, người nọ. Người thì cười trừ cho qua tiệc, còn người thì chống đối kịch liệt và cho rằng những lời nói trên là phản khoa học. Ý những người nầy là muốn cho họ có tầm hiểu biết cao hơn để hòa nhập vào cuộc sống mới, ngoài ra không có ý gì khác. Những người nầy chỉ sợ cho lớp con cháu sau nầy dẫm lên dấu chân cũ mà đi, thì xã hội càng lúc sẽ bị thụt lùi.

   Chỉ có bao nhiêu đó thôi, người thì bảo con Tôm do đất sinh ra, kẻ thì bảo Tôm thì sinh Tôm làm sao đất sinh Tôm được. Chén ra, chén vào hai giới thức thời và không thức thời cứ ấu đả nhau rồi xô xác, kẻ bể đầu người tróc da tay, bao nhiêu người cãn ngăn chẳng được. Cuối cùng thực khách phải chịu thua ra về, còn người bảo thủ thì vẫn là bảo thủ. Ngoài ra họ còn thốt lên những tiếng " Không biết mà còn dạy khôn ".

     Thật cũng khó, một khi người ta đã bảo thủ hay duy tâm rồi thì đừng hòng ai nói ra, nói vào hoặc góp ý, sửa chữa được. Vì trình độ dân trí họ chỉ đến đó mà thôi.

 

THỦY ĐIỀN

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền