62- Tham Công, Tiếc Việc (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

 

THỦY ĐIỀN

 

 

 

Tham Công, Tiếc Việc

 

    Đi làm về, vừa ăn cơm xong, tôi ra hành lang sau nhà ngồi hút điếu thuốc, nhả những làn khói chữ o, nhìn trời, nhìn đất. Bỗng tôi nghe nhà hàng xóm cũng người Việt nam cách tôi chừng mười mét. Tiếng hai vợ chồng người bắc cãi nhau rất to, thí điều cả một đoạn đường tôi ở nghe lồng lộng. Cũng may là chỉ có mình tôi hiểu được họ nói gì còn mấy nhà ông tây gần bên thì bù trất, cứ ngỡ hai vợ chồng mâu thuẩn mà thôi.

 

  Cả hơn một tháng nay, tuần nào tôi cũng mua và xem tờ tuần báo địa phương của  người Việt sản xuất, đều cũng thấy đăng những tin người Việt đang gặp rắc rối về mặt thuế vụ và thuê, trả mặt bằng. Hai vấn đề nầy liên quan đến chính phủ và luật pháp. Một mặt có thể là bị phạt vạ, một mặt có thể bị đưa ra tòa. Đúng ra, nếu ở trên xứ người khoảng năm năm, trước khi ra hành nghề là ai ai cũng nắm được những quy luật ấy, tuy không hoàn chĩnh, nhưng cũng không đến đổi phải lún sâu vào những lỗi lầm.

 

Câu chuyện như sau:

   1-Một số anh chị em hồi đầu mới sang hoàn toàn không biết gì hết, nhưng muốn kinh doanh (Tự sống) Không cần sự trợ giúp của nhà nước lúc ban đầu. Khi bước vào nghề chạy đi hỏi khắp nơi, nhờ vả những người tới trước chạy chọt giấy tờ, bao nhiêu cũng trả, miển có được tờ giấy hành nghề là được, khi có giấy xong, là đi mướn mặt bằng ngay, hợp đồng nhà giữa hai bên, người ta bảo cái gì cũng gật đầu, không cần đọc lại (Mà có biết tiếng người đâu mà đọc) Mướn xong, mua hàng chất đống bán và bán không cần biết chuyện khác,chỉ biết vốn, lời là đủ.

 

   Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm ở xứ tây nầy đều có những thông báo dành cho những người kinh doanh như thuế má, luật nầy, luật nọ đủ thứ và những tin tức nầy là những tờ báo địa phương đều biết cả và họ dịch ra tiếng việt, rồi in thành báo bán cho cộng đồng người việt đọc để hiểu biết thêm. Một tệ hại và sai lầm cho những người nầy là vì tham công, tiếc việc mà chẳng thèm ngó ngàn đến nó. Thậm chí có người mang đến tận cửa hàng để bán với giá 1€ 50 mà họ chẳng thèm mua có khi còn thốt lên những lời thật là chua chát như: (Báo, báo nói láo ăn tiền, ở tây mà còn đọc báo việt con khỉ gì).

 

    Mỗi cửa hàng, mỗi cơ sở đang làm ăn ngon lành, họ chỉ nghĩ mua vào, bán ra, muốn khai báo thế nào thì khai, ai mà biết chuyện mình làm, coi thường luật pháp, nhà nước cứ thế và cứ thế. Nhưng họ quên rằng nhà nước ở xứ nào cũng vậy, họ tinh vi lắm, nếu không tinh vi thì làm sao họ trị dân được chứ. Thời gian trôi qua- trôi qua đúng năm năm sau nhà nước mở cuộc điều tra kế toán. Cuộc điều tra nầy một ngàn anh chị, một ngàn cửa hàng đều rơi vào tay họ, không lỗi ít thì cũng lỗi nhiều Và, bắt đầu những anh chị nầy được tính sổ với một số tiền phạt vạ khá lớn có khi bán cả tài sản mà không trả cho chính phủ đủ. Khi lâm nạn anh, em bắt đầu đi tìm những người hiểu biết về thuế vụ nhờ cứu hộ. Những người hiểu biết nầy là ai: Là những ông viết báo mang thông tin đến mấy lần trước và bị hất hủi ra về. Một số anh em nào khóc lốc, van xin ôi đủ thứ, các ông nầy muốn giúp lắm, nhưng tất cả đã muộn rồi, vì giấy trắng mực đen nhà nước đã nắm trong tay, thử hỏi làm sao mà cứu. Giờ chỉ còn cách phải trả tiền phạt, còn không trả là đi tù thôi.

 

2-Khi bị phạt vạ nặng nề, chủ nhân không còn khả năng kinh doanh nữa và đành phải trả lại mặt bằng. Mặt bằng muốn trả phải tuân theo hợp đồng đàng hoàng. Ngoài ra không phải trả lúc nào cũng được. Mới vào nghề khoái chí, hớn hở chìa tay ký hợp đồng mười năm, mười lăm năm, nhưng mới làm việc được năm năm đi ra, thì số thời gian còn lại cũng phải trả hàng tháng đều đặn như thường cho đến khi hết hợp đồng thì thôi. Hỏi ? Đã nghỉ việc rồi lấy tiền đâu ra mà trả tiếp nên trở thành con nợ. Một khi nợ không được giải quyết thì chủ mặt bằng sẽ lôi ra toà. Được giấy triệu tập đến toà lại bắt đầu lính quýnh lên đi tìm mấy ông nhà báo nhờ cứu nữa. Các ông chỉ biết trả lời, tôi đã thông báo cho các bạn điều nầy lâu rồi, mà các bạn chẳng chịu đọc, giờ tôi biết làm sao bây giờ.

 

  Qua hai trường hợp mà tôi đọc được trên báo rất trùng hợp câu chuyện chiều nay tôi vô tình nghe được của hai vợ chồng ông chủ cửa hàng thực phẩm Á Đông đang cãi nhau rất ác liệt và tai hại hơn khi họ chỉ tiếc 1€ 50 mua báo và mười lăm phút hàng ngày để đọc tờ báo mà ra nông nỗi.

 

Thủy Điền

24-09-2016

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền