68- Ngày Ấy Tôi Là Khóa 6 (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

THỦY ĐIỀN

 Ngày ấy tôi là Khóa sáu

 

 

    Sau ba mươi lăm năm xa quê, tạm bợ nơi xứ người. Tôi luôn nghĩ như là một phần đời phiêu bạt và có về thăm lại gia đình; quê hương bốn lần. lấn thứ tư nầy là một trong những lần kỷ niệm tuyệt vời. Vì được gặp lại rất nhiều những người bạn cũ. Mặc dù không toàn vẹn lắm, nhưng cũng tạm diễm phúc lắm rồi. Không phải riêng tôi già đi theo tuổi tác, mà các bạn tôi cũng đều như thế. Bởi khi gặp nhau cũng hơi ngỡ ngàng, vì bốn mươi năm rồi còn gì. Nghe người nào cũng có cháu và lên chức ông bà, nên tôi lịch sự gọi họ bằng anh, bằng chị và không xưng hô mầy, tao như ngày xưa nữa. Sở dĩ gọi như thế là muốn tôn trọng, hơn nữa tôi chưa được những chức vụ như họ đang có. Có nhiều người chẳng nói gì, chỉ cười và dường như chấp nhận, có nhiều người trách tôi sao khách sáo.

     Bọn tôi ngồi quây quần bên nhau tiệc rượu khoảng hai mươi người. Ai ai cũng kể lể những mẩu chuyện thời quá khứ, nghe mà lòng thấy vui, cười bể bụng. Mỗi thời, mỗi khác, có người ngày xưa nói rất nhiều, thì bây giờ ngược lại  ít nói, có người ngày xưa nói ít bây giờ không ai nói lại.

     Quây lại thời quá khứ, tôi còn gặp lại hai Diễn viên của tôi ngày xưa đó là: Nguyễn văn Nên còn có biệt danh là Cù Nên và Nguyễn thị Nhung. Còn ba Diễn viên khác, hai người không đến được là: Nguyễn Ngọc Giàu và Nguyễn minh Trị , rất tiếc một người bạn đã qua đời sau cơn bệnh nặng đó là: Dương hữu Đức.

      Tôi thi vào trường NLS Tân hiệp vào năm lớp tám và học ở đó được một năm. Sau đó xin chuyển trường về NLS Định tường. Trong lúc nạp đơn xin đi Thầy Nguyễn văn Nam không cho. Tôi hỏi ? Tại sao.

- Ông bảo ! Tôi nói lý do chính đáng, ông nghe suông tai, thì ông ký vào đơn chuyển trường, còn không ông không ký.

- Tôi bùi ngùi trả lời ! Thưa Thầy. Em cũng như thầy, chúng ta là những con Chim. Một khi đã nói là Chim, thì thường hay tung bay đi khắp bốn phương trời. Thầy từ Sài gòn bay về đây để dạy, riêng em cũng thế, em từ Tân hiệp, em muốn bay vể Mỹ tho. Giữa hai chúng ta em nghĩ đều giống nhau. Tại sao thầy lấy Lưới ngăn em lại. Em thiết nghĩ điều nầy thật vô lý. Ông ngồi trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp.

- Ở đây ai làm em phiền trách hay không vừa lòng vấn đề gì? Thầy sẽ trực tiếp giải quyết giúp em.

- Tôi bảo. Không có chuyện gì đâu thầy. Tất cả đều tốt và bình thường. Lý do em đi là gì tương lai, thế thôi.

- Ông nói. Ở đây không có tương lai sao ? Không phải là trường NLS sao?

- Tôi trả lời một cách từ tốn, lễ phép. Thưa thầy! Tình thật, em chưa bao giờ nghĩ thế, nhưng đây không phải là nơi em chọn tương lai của mình.

- Ông nói. Thôi thầy ký đơn cho em đi và chúc em thành công nơi môi trường mới.

Tôi đứng dậy cám ơn thầy, rồi cầm lá đơn vui vẻ sang phòng Hành chánh rút Học bạ và giã biệt mọi người. Mọi người cũng chúc tôi, như thầy Nam vừa mới chúc.

 

Đi tìm tương lai

 

Xa quê, đi đó, đi đây

Tìm người, thân bạn, thọ thầy , học cô

Thông thêm Thành thị, xứ mô

Xa bao cái dại, mang vào cái khôn

Không đi, cứ mãi xóm, thôn

Loanh quanh, lẩn quẩn, cây Gòn trước sân

Biết bao giờ mới thành nhân ?

Biết bao giờ được làm quan « Đầu Làng « ?

 

 

      Đến trường NLS Định tường tôi bắt đầu học năm lớp chín. Kỷ niệm năm ấy rất vui, có cô bạn A rất đẹp gái, nhưng khó tính, không biết tôi có làm gì cô phiền không? Mà cô ghét cay, ghét đắng, không muốn nhìn mặt tôi, chớ đừng nói một lời tâm sự xả giao. Tình cờ vào dịp hè năm ấy, trường có tổ chức buổi Văn nghệ, tôi có viết vở kịch tựa đề “ Bác tám ghiền Radio “ Vỡ kịch nầy cần ba người, mà phải là nam. Tôi đóng một vai và làm Đạo diễn, còn lại hai người nữa. Tôi tự hỏi trong đầu, chọn ai đây ta, khó quá? Suy nghĩ mấy ngày trời, tôi chọn được hai Diễn viên xuất sắc, nặng giá là: Nguyễn văn Nên có biệt danh là Cù Nên và Diễn viên Nguyễn quang Trị. Tôi tập dợt hai Diễn viên nầy đúng một tuần, trước khi lên Sân khấu. Trong thời gian diễn hơn mười lăm phút và nhìn xuống hàng ghế danh dự, tôi thấy cô Hoàng dạy Anh văn (Cận thị) cười ngã nghiêng ,ngã ngửa. Tôi thì khoảng năm chục ký, không biết vì nặng đì hay sao, tôi vừa ngồi xuống cái ghế sắt mượn văn phòng Hành chánh còn mới tinh, bỗng cái ghế dẹp lép lại, khiến cả Hội trường cười một cái “Rầm “. Khi vở diễn thành công và kết thúc, tôi trở về lớp thì gặp cô A đứng đó tự lúc nào và chận tôi lại nói.

    A  thật sự ngưỡng mộ Màu và sau đó không còn ghét tôi nữa. Qua năm sau

thấy cô học lớp mười Canh nông chung với tôi đâu vài tháng, rồi nghỉ luôn và nghe nói lấy chồng. Mừng cho cô. Hôm tháng chín 2014, tôi có về quê thăm gia đình và cô ta cũng có ghé thăm tôi cùng những người bạn khác. Trong cơn vui, tôi định hỏi ? Tại sao ngày ấy A ghét tôi nhiều thế. Nhưng thôi !

   Học xong lớp chin, rồi sang học lớp mười, cũng vào dịp hè nữa, các bạn hối thúc tôi viết vở kịch khác. Thấy vậy, tôi đành viết vở kịch thứ hai với tựa đề “Gia đình ông Cả “ vở kịch nầy tôi cần ba người, cả tôi nữa là bốn. Hai nam, hai nữ và lần nầy, tôi chọn những Diễn viên mới. Nữ là: Nguyễn thị Nhung và Nguyễn ngọc Giàu, nam là: tôi và Dương hữu Đức (chết). Tôi cũng tập dợt họ hơn môt tuần, trước khi diễn. Phải nói những Diễn viên nầy diễn rất hay và buỗi diễn thành công mĩ mãn. Kế đến nhà trường nói với chúng tôi rằng (Lúc ấy là thầy Trọng dạy văn Trưởng ban Văn nghệ) là tập dợt lại lần nữa và sẽ lên Thành phố dự thi cùng các trường bạn. Nhưng sau đó im hơi luôn.

    Nói chung qua những kỷ niệm trên của thời khóa sáu chúng tôi, thật rất nhiều ấn tượng. Chúng tôi tuy học là học, nhưng rất thích tụ họp trong những buổi Văn nghệ do nhà trường tổ chức hay tại lớp cũng thế. Nguyên nhân nầy nhiều lúc cũng ảnh hưởng trong vấn đề học tập. Bởi thế, nhiều lúc thầy Hướng dẫn thường hay nhắc nhở.

 

Trần văn Màu (K6)

Mùa Xuân, năm 2016

 

Viết từ Thành phố Dortmund- Germany

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền