Nhạt Nhòa (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

 

THỦY ĐIỀN

 

 

Bài văn kể về bà của em 

 

Nhạt Nhòa

 

    Chú thiếm nó đang ngồi uống trà trước hiên nhà, bỗng thấy nó đi ngang qua cửa. Nó cấm cúi đi chẳng thèm ngó ai xung quanh cả, như đang vội vả. Chú nó với theo kêu to „ Hân. Đi đâu vội thế, rảnh không? Vào đây chú bảo tí. Nó vâng, cháu rảnh. Thế thì vào đây chú cháu mình tâm sự một chút nào. Nó vừa mở cổng vào. Chú nó bảo.

-Thôi mình vào trong nhà để tôi nói chuyện với thằng Hân một lát.

-Dạ.

*  *  *

-Hân nầy, cháu ngồi xuống uống với chú tách trà và nghe chú hỏi? Chú nghe Cậu cháu từ nước ngoài điện về phiền hà cháu nhiều lắm. Có đúng vậy không?

-Vâng, đúng thế, mấy ngày nay ông ta điện về liên tục và trách cháu đủ điều, sau cú điện thoại hôm tuần trước mẹ cháu yêu cầu ông ta gởi tiền về sửa chữa lại ngôi mộ bà ngoại cháu.

-Rồi sao nữa?

-Ông ta chẳng những không đáp lại lời yêu cầu mà còn trách mẹ cháu và cháu lắm điều.

-Tại sao?

-Ông bảo chuyện có một chút không tự làm được sao mà phải nạnh hẹ gọi sang ngoại quốc làm phiền ông ta đủ thứ.

-Theo chú cậu cháu nói đúng, chuyện tí ti thì cháu nên làm, năm nay cháu ba mươi tám tuổi đầu, có gia đình, ít ỏi gì đâu, khi nào việc to lớn, cháu không có khả năng thì hãy cầu cứu đến họ thì hay hơn. Ở đây còn có chú, có bác, có bà con nữa, cháu chưa hề cô thân, độc mã. C mỗi cái đều trút lên đầu họ, chú thấy gia đình cháu không nên làm thế. Như vậy mình mới biết tự trọng mình và người khác đó cháu.

-Nhưng ông ta là con trai của bà, ông ta phải có bổn phận chứ.

-Đó là cháu nói theo lý ở xứ mình, còn đàng nầy hai người ở cách xa nhau nửa trái đất, mà đặt vấn đề như vậy, chú thấy cháu nên xét lại.

-Thưa chú, chuyện nầy chú cháu mình sẽ trò chuyện thêm sau, còn bây giờ cháu phải đi vì có chút việc.

-Thôi được, nếu có việc thì cháu hãy đi, kẻo lỡ.

 

   Ngày ba nó bỏ mặc má con nó, khi nó vừa tám tháng, má nó chẳng nghề ngỗng gì cả, nên phải bồng nó về ở với ngoại. Hàng ngày ngoại nó đút nó từng muỗng cơm, cho nó uống từng giọt sữa và thế mẹ nó một phần cho đến ngày nó lớn khôn. Đêm nó bệnh, nó khóc bà phải thức sáng đêm dỗ dành nó, để mẹ nó được ngủ yên.

 

    Cuộc đời của nó xem như mồ côi cha từ thuở nhỏ, tưởng đâu khi lớn lên nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì thiếu tình thương của cha. Nhưng may thay, năm 80 hai cậu nó đi vượt biên và hiện ở nước ngoài, dì út nó thì có chồng tương đối khá giả. Căn nhà chỉ còn lại bà ngoại, nó và mẹ nó. Bởi thế, bà xem nó vừa là cháu, vừa là con nên tất cả tình cảm và mọi thứ bà đều dành hết cho nó. Và, chính nó cũng thấy điều đó và thương bà còn hơn thương chính bản thân mình. Đến nổi năm 1985 hai cậu nó lãnh bà ngoại nó sang ngoại quốc với diện đoàn tụ gia đình (Cơ hội tốt cho bà lúc tuổi già) Mà bà không chịu đi cũng chính vì thương nó mà ở lại, rồi cùng chịu cuộc sống nghèo nàn và bệnh tật.

 

    Năm 1996 sau cơn bệnh trầm trọng, ngoại nó qua đời. Cậu nó về làm lễ an táng, xây mộ cho bà đàng hoàng, xong rồi đi. Kể từ đó những tài sản cố định của bà như: Ngôi nhà, miếng đất là thuộc về mẹ nó và xem như của nó sau nầy. Vì hai cậu và dì nó đã ký trước pháp luật là hiến dâng cho mẹ nó. Vậy nhiệm vụ của nó còn lại là gì: Chăm sóc, và giữ gìn để tận hưởng trọn cuộc đời và nhường lại cho con cháu mai sau. Thế mà nó cũng chẳng chịu làm chứ không phải không làm được. Thật là đáng trách.

 

     Mới mấy ngày nay, mộ của ngoại nó tróc mấy miếng Xi măng ở vòng ngôi mộ, công việc chỉ mua bao Xi măng chục ký, hai chục ngàn bạc về tra trét lại là xong. Mà nó vẫn không làm, trong khi mỗi ngày nó bỏ tiền ra mua năm chục ngàn đồng vé số để trở thành tỷ phú, đá độ gà bạc triệu. Nhưng tỷ phú đâu không thấy, chỉ thấy năm tờ vé số nằm trong sọt rác, gà thì gãy cổ, ôm về nấu cà ri và bên cạnh nhấc phôn gọi điện cho cậu là hãy gởi tiền về sửa chữa ngôi mộ cho ngoại thật khó hiểu vô cùng.

  

    Thật sự là chuyện ấy là bổn phận của hai cậu nó, nhưng xét cho cùng cũng tùy hoàn cảnh và sự việc nên chú nó nhiều lần khuyên răn, nhắc nhở. Thế mà nó không nghe. Và, ngôi mộ của bà càng ngày càng nứt nẻ thêm . Có lẽ ! Dưới mộ sâu chắc bà đang nhìn thấy cái nhạt nhòa và rưng rưng nước mắt……..!

 

Thủy Điền

 

15-11-2016 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền