Con Kéc (Truyện) Nhà Văn Chu Vương Miện (USA)

 

 

 

 

 

 

Nhà Văn Chu Vương Miện 

 

 

 

 

 

  Con Kéc

 

Trong đời tôi, thú thiêt năm nay sáu mươi tám tuổi rồi, đầu óc khi nhớ khi quên, chuyện cần thì quên, mà chuyện đâu đâu thì lại nhớ, mà câu chuyện “Con Kéc“ thì lại nhớ mãi, quay đi thì con Kéc, quay lại thì con Kéc.

Chuyện là vầy. Năm 1954 chia đôi đất nước, bố tôi là lính Quốc Gia được theo cụ Ngô vào miền Nam, nhưng đơn vị Quân Đội cuả bố tôi có nhiệm vụ tiếp thu miền Trung [tức là tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú]. Nói sơ qua chút đỉnh, điạ điểm thứ nhì mà đơn vị cuả bố tôi và gia đình chúng tôi dừng chân là Dốc Sỏi, đây là địa điểm biên giơí cuả hai tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi, nhưng Dốc Soỉ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi, đi vào phiá Nam là Nứớc Mặn rồi Châu Ổ [quận Bình Sơn], đi ngược ra phiá Bắc là An Tân [sau này là Chu Lai] về phiá Đông là dẫy nuí Trường Sơn và về phiá tây 3 km là Xã chài Thái Bình có một trái nuí nhô ra biển [bây giờ là Dung Quất].

Dốc Sỏi ở ngay quốc lộ một, có một cái đồi cát, cao khoảng 50 m, đường kính cỡ 1 km là cao, ngăn cát từ phiá biển thổi vào, trên này có mọc lai rai một ít cây ký ninh mầu vàng dùng làm thuốc sốt rét, có gà rừng, có sóc ….Năm đó tôi 14 tuổi, nếu chỉ có thế thôi thì cũng chả có gì để mà noí, hồi đó quân đội mượn nhà dân làm trụ sở đơn vị, và gia đình quân nhân thì sống chung vơí nhà dân, cái nhà lớn nhất trong xã được mượn làm điạ điểm văn phòng Đại Đội, bố tôi là cấp hạ sĩ quan, trong bữa cơm ông noí:

- Trong nhà đó có nuôi một con chim Kéc, con này khôn lắm, nghe ông chủ nhà noí là hồi trước ngày nào nó cũng hô “Hồ Chủ Tịch muôn năm“, nhưng từ ngày chia đôi đất nước tới giờ thì nó câm luôn. Tôi có dặn nó mày mà hô như vậy nữa thì tao vặn cổ chết ngay tức thời, và như thương tiếc “Vật Tài“, có nghiã là con vật có tài, ông Trung Uý Đại Đội Truởng sau này làm Quận Trưởng bèn xin con Kéc về nuôi, ngay sau đó thì tự dưng hàng ngày con két thét lên “Ngô Đình Diệm muôn năm“, và sau đó thì nó đựợc mang biếu cho Cậu Cẩn. Đến con vật mà cũng ham sanh uý tử, thức thời, cũng biết đổi chiều đổi gịong. Ông Trung Uý thì tôi không nghe noí tới nữa, sau đó thì gia đình chúng tôi thuyên chuyển vào Bình Sơn rồi Ba Gia...

 

Năm 1958 tôi học đệ tứ ở trường trung học Trần Quốc Tuấn, thì có nghe thiên hạ bàn chung chung, là dinh cuả cậu Cẩn ở Phủ Cam Huế có một con Kéc khôn lắm, nóí tiếng ngươì rất là sõi, cái câu đầu mỏ nó là “Ngô đình Diệm muôn năm“. Nó được nuôi ở trong lồng tre và treo vào quãng giữa từ cái hồ vào đến nhà, thường thì các cấp lớn tổng bộ trưởng,tướng lãnh, nhân sĩ ở Sài Gòn ra muốn yết kiến Cậu Cẩn thường là phải ngồi chờ ngoài hồ cho mát, rồi Cậu cho mờì riêng từng ngừơì vào, con Kéc có nhiệm vụ nói “ồn quá, im đi, không tau méc cậu“, tức là con Kéc chỉ có nóí đi, noí lại có bấy nhiêu lời thôi và công danh sự nghiệp cuả con Kéc như vậy là lên tuyệt đỉnh như diều gặp gió, còn hai chủ nhân cũ của nó thì bây giờ hoàn cảnh mới không còn ai nhắc nhở chi tơí nưã.

 

*

 

Đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, thì con Kéc thông minh khôn ngoan này bị bỏ bê, bỏ quên một thời gian ngắn, sau đó thì được thuyên chuyển vào Sở Thú Thị Nghè Sài Gòn, nó được nhốt riêng nhưng để gần mấy lồng con két lông đỏ Nam Mỹ, chim Ó Già gần chuồng Cọp, gấu...Bây giờ thì con Kéc rất trầm ngâm ưu tư rất là ít nói, tuyệt đối không bao giờ nói vu vơ, vớ vẩn, nói theo thói quen, lâu lắm có vài cụ già, dưới miền Tây, khăn đóng áo dài, cẩn trọng lắm, đến chơi, đến thăm, cho con Kéc ăn, đậu xanh, đậu phọng, bắp …hai tay nắm vào song sắt của chuồng chim rồi trân trọng hỏi con Kéc:

- Cậu Cẩn đâu rồi?

Con Kéc vội vàng thét lên:

- Cậu Cẩn Chí Ghoà.

Mấy cụ ngươì thì sụt sịt đứng khóc, kẻ lau nước mắt, đứng lần khân chơi vơí con Kéc một buổi rồi về lại dươí quê. 

 

Chuyện theo thời gian chìm vào quên lãng, tính từ năm 1954 đến 1975 thời gian là hai mươi mốt năm, bao nhiêu là chuyện thăng trầm, biết bao nhiêu là chuyện đổi thay, biết bao nhiêu là biến cố... 

Con Kéc chắc cũng qua đời, nếu mặc may nó còn sống có khi bây giờ nó lại gầm lên “Hồ Chủ Tịch muôn năm” cũng chưa biết chừng.

 

 

chuvươngmiện

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền