Đi Tìm Hạnh Phúc (Truyện) Tác Giả Hoàng Thị Như Huy (USA)

ĐI TÌM HẠNH PHÚC

aodaitrang-1C ơn nắng chói chang mùa hạ làm bãi cát vàng hắt lên hơi nóng rát. Ông Vũ rời biển vào một quán bên đường. Đây là Mỹ Khê, một làng chài nhỏ nơi bán đảo Sơn Chà- thành phố Đà Nẳng.Xưa kia vùng biển này ông đã từng có nhiều kỷ niệm đau lòng: chuyến di tản trên biển, cơn khát nước chết người, những tranh dành cướp giật thuyền gọ, những xác chết thả xuống biển khơi… Nhưng thời gian đã là liều thuốc giúp con người lãng quên.

Ngã người vào thành ghế dựa, ông đưa mắt nhìn quanh.Dưới biển, trên quán, đâu đâu cũng lố nhố người. Người ta đã quên tất cả. Quá khứ đã được vùi sâu.Họ chạy nhảy, họ cười đùa…như chưa bao giờ nơi mảnh đất này đã từng là cõi chết. Đập vào mắt ông dáng một người đàn ông ngoại quốc cao lớn, đứng tuổi đang mãi mê cầm chổi quét dọn dãy phòng tắm nước ngọt mà chủ quán dựng lên để cho du khách tắm biển thuê.

Sao ngộ quá?

Trong lúc những khách ngoại quốc khác đang nằm dài tắm nắng phơi thân thể đỏ ong hay ngồi ăn nhậu lai rai nói cười sảng khoái thì ông ta lại làm việc chăm chỉ như chính mình là chủ nhân?

Ông Vũ vẫn tưởng ông ta thích đùa một tý cho vui nhưng không ngờ mãi hơn cả tiếng đồng hồ sau ông ta vẫn còn với công việc ấy.Quan sát kỷ lại thấy bàn tay thao tác rất thông thạo. Nào lấy bàn chải chà sạch các vết trơn trên sàn, rồi xịt nước quét sạch, rồi lấy giẻ chà khô. Nhân lúc bà chủ quán bê bia ra phục vụ, ông buột miệng hỏi:

“ Sao ông tây ấy làm chăm như thật thế?”

Bà ta trả lời thật bất ngờ:

“ Nó là thằng Mỹ con rể tôi đấy. Nó siêng ăn siêng làm lắm. Không những chùi cọ phòng tắm mà còn giữ xe của khách nữa. Nó cứ đòi ở mãi không chịu về nước đấy”.

Tò mò, ông Vũ lân la đến bên ông bạn ấy mời mọc: “ Have some beer with me? I invite you.”

Ngẩng đầu nở nụ cười hiền lành, ông ta trả lời: “ Ok. But wait me finish my duty”.Nói xong ông lại cặm cụi với công việc.

Bà chủ quán đến ngồi bên Vũ kể chuyện.” Ông rể là một người Mỹ. Xưa kia là lính thông tin đóng quân trên căn cứ Sơn Chà. Sau cuộc chiến 1975 hồi hương về Mỹ. Từ ngày ấy đến nay đã hơn ba mươi năm không liên lạc, ai dè anh ta lù lù quay lại. Thoạt đầu do quen biết với tui, đến quán chơi, ngồi uống bia tâm tình, rồi tỏ lòng yêu cô con gái tui, xin cưới rồi ở rể luôn không chịu về.Gia đình bên Mỹ mấy bận gọi về mà John không chịu đấy. Cả con gái tui cũng không muốn đi Mỹ nữa vì nó đã quá bị thương tổn về chuyến vượt biên năm nào.”

Rồi không ai khiến, bà tự kể tiếp chuyện về cô con gái bất hạnh:” Con Ly tưởng không bao giờ lấy chồng nữa đấy .Ai ngờ cuối cuộc đời nó mới tìm thấy hạnh phúc. Năm xưa vì mơ màng đất Mỹ mà gặp điều bất hạnh. Bây giờ có cơ hội sang định cư mà nó chẳng buồn đi. Sao đời lạ quá! Tôi đã bạc đầu mà cũng không hiểu nổi con người ta muốn gì.” Rồi chợt nhận ra ông Vũ chưa hiểu gì, bà kể tiếp: Chuyện con Ly ấy mà. Năm xưa nó và thằng Lân yêu nhau da diết lắm. Ngày giải phóng hai đứa quyết tâm vượt biên qua Mỹ tìm thiên đường hạnh phúc. Trong đêm ấy, gọ chưa vào được bờ đã bị lộ, dân quân vây bắt. Thằng Lân đã đành đoạn bỏ con Ly lại một mình trên bãi, bơi ra gọ thoát thân. Con bé bị bắt, lúc trở về ngớ ngẫn như kẻ điên. Tui cứ tưởng nó không bao giờ còn tìm lại hạnh phúc. “

Thì ra thế. Giờ cô Ly đã lấy ông John Mỹ mà chẳng chịu về quê chồng. Cô chọn nghề bán áo quần nơi phố huyện, bằng lòng với hạnh phúc vừa tìm thấy.Còn ông John thì sao?

Ông Vũ vừa thoáng nghĩ thì John đã rất “ linh ” hiện đến. Vừa đi vừa lau tay, ông ta đến bên bàn Vũ. Qua ly bia, hai người đàn ông mới quen ngồi tâm tình như tri kỷ.

Là người lính Mỹ cuối cùng rời mảnh đất này, John bước lên máy bay mà lòng nôn nao xao xuyến. Một điều gì thật kỳ bí khiến anh nghĩ sẽ có ngày anh trở lại. Đang học đại học dang dở thì phải khoác áo lính ra trận. Rời giảng đường để lại đằng sau một mối tình và những ước mơ khoa học. Anh đã đến biển Mỹ Khê vào những năm chiến trận đang diễn ra khốc liệt.Với tâm hồn mộc mạc, anh yêu say đắm bãi biển hoang vắng với những bụi xương rồng trơ trụi dưới nắng chói chang này. Yêu con người biển chân chất ăn to nói lớn giọng át cả tiếng sóng gầm, yêu những đứa con trẻ trần truồng tồng ngồng trên cát nóng, những người phụ nữ nét mặt đau thương ra bãi mong ngóng chồng về ngày biển động dưới cơn mưa… nên khi trở về bên ấy ông luôn canh cánh một chuyến quay trở lại. Người thiếu nữ ông yêu không đủ thuỷ chung chờ đợi người lính trở về, đã đi lấy chồng. Ông trở về đất Mỹ mà lòng hụt hẩng.

Người cựu chiến binh trở lại giảng đường, trở lại với những con đường cao tốc thênh thang mà ngày ngày lái xe đi-về qua đấy, ông thật sự thấy lạc lỏng bơ vơ. Ông mơ mình được đi chân đất trên con đường ven biển.Cát nóng cháy chân nhưng sóng biển lại giạt vào làm dịu mát.Đi qua những mái tranh nghèo mà bên ngọn đèn tù mù, lặng ngắm cảnh vợ chồng con cái đang chan chan húp húp bữa cơm sum họp mỗi đêm về. Điều dung dị ấy, trong cuộc sống này anh không bao giờ có được. Ngày qua ngày đến…để rồi một hôm nhìn lên đầu tóc đã bạc, anh quyết phải đi tìm cho được hai chữ hạnh phúc. Chính nơi mảnh đất mà nhiều lần trong giấc ngủ chập chờn nửa tỉnh nửa mê cơn sóng bạc đầu luôn hiện đến trong tâm trí, thôi thúc anh quay trở lại.

Người con gái đã một lần bất hạnh ngất xỉu bên bãi vắng năm nào nay cũng đã thành người đàn bà tóc nhuốm khói sương. Họ gặp nhau như sự an bài của số phận. Họ đã đến bên nhau mà không một suy tính đắn đo. John không chịu quay về đất Mỹ giàu sang ấy. Vợ anh cũng không muốn thêm một lần nào nữa bỏ biển quê hương này ra đi. Hơn ai hết họ đã thấu hiểu hạnh phúc là gì trong cuộc sống này!

Họ đã ở lại sống một đời rất bình dị cho hôm nay ông Vũ được tình cờ gặp gỡ.

Đêm nay bên ly bia sủi bọt, ông trầm ngâm suy tưởng chuyện cuộc đời, rồi ngậm ngùi cho thân phận mình đang như cô hồn vất vưỡng đi tìm bóng hạnh phúc./.

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền