Nhớ Ngày Giỗ Bố (Truyện Ngắn) Thủy Điền (GER)

 

 

 

Thủy Điền

 

7w

 

 

Nh Ngày Giỗ B

 

Mùa hè vừa qua, tại thành phố Lyon nước Pháp. Sau hơn ba mươi năm cả gia đình được ngồi chung với nhau ăn bữa giỗ của ba thật là vui và hiếm có. Bởi, nhà năm anh em mà người thì ở Úc, người thì ở Mỹ, người thì ở Đức và người thì ở Pháp xa dịu vợi. Tuy nói năm anh em, nhưng thật ra đến bảy, một người chị cả còn ở Việt Nam và một người ở Đức đã qua đời. Số năm anh em còn lại cũng chẳng vẹn toàn, hiện có người đang là góa phụ. Nói chung gặp nhau bao nhiêu đây là cũng vui lắm rồi. Còn hơn trước ba mươi năm có ai gặp ai đâu.

  

   Buổi giỗ cúng ba mặc dầu không rình rang như ở quê nhà, nhưng nhờ mùa hè ấm áp nên mọi người xúm nhau nấu nướng, cúng vái xong và bày ra sau vườn rất là xom tụ. Tiếng người lớn, con nít hoà lẫn nhau vang dội khiến mấy gia đình người tây gần bên không khỏi ngạc nhiên. Trong buỗi tiệc dường như nghe tiếng cười nhiều hơn tiếng nói. người nầy kể chuyện bên tây người kia kể chuyện bên Mỹ tứ tả thật là vui nhộn.

  

    Riêng thằng út ít cười, ít kể, nhưng lâu lâu thốt ra một câu mà cả nhà phải đành ôm bụng. Cậu ta bảo:

  

    Hồi đó ba còn sống, ba đâu có bệnh gì đâu, sở dĩ ba chết là do tai nạn. Nhưng sau khi chết thì vài ba năm sau kể từ khi anh em mình đi vượt biên thì ba bắt đầu bị bệnh đường và cả má cũng thế. Rồi tự nhiên ngồi yên và không nói nữa. Khi cậu ta nói xong, mọi người nhìn hắn chăm chăm và nói. Cái thằng nầy ngày tuổi già đổi tánh, nói điên điên, khùng khùng không chịu nổi. Khi không bảo ba, má hiện giờ đang bị bệnh đường và còn bảo mỗi người phải mua một ít Đô la âm phủ đốt, gởi xuống để ông bà có tiền mà đi chữa bệnh. Thôi đi, đừng có tào lao quá đi cậu út ơi.

  

    Thấy mọi người có vẻ chống đối, cậu ta mở miệng bồi thêm. Tôi nói thế ai làm theo thì được phước, còn không thì mang tội bất hiếu ráng mà chịu, sao nầy đừng trách tôi nhá.

   Mấy bà chị bực mình tấn công.

-         Mầy đừng có khùng quá đi út ơi.

-         Tôi không có khùng, tôi nói có chứng cớ đàng hoàng.

-         Chứng cớ gì mầy nói nghe coi.

-         Chính mấy chị, mấy anh vừa kể là ba mươi hai năm nay, mỗi lần tới giỗ ba, má là anh chị và cả tôi nữa đều ra chợ mua đường, bột về nấu chè cúng, vì cúng mặn thì bảo là không có thì giờ, hơn nữa bày biện ra cho thật nhiều mà chẳng có ai ăn, nên cúng chè cho tiện “Đúng không “ ? Thử hỏi ? Mỗi lần giỗ, năm người đều làm chè để cúng, số lượng nầy đem nhân cho ba mươi hai năm thì làm sao ba, má dưới trần tránh căn bệnh đường được. Bởi thế ngay bây giờ tôi yêu cầu Quí vị hãy mau mau mua Đô la âm phủ gởi lẹ xuống âm phủ ngay đi, bằng không ba, má sẽ qua qua đời lần hai đấy. Tội nầy lớn lắm nha.

 

    Vừa dứt lời, mọi người ngã nghiêng ôm bụng cười. Buổi tiệc vừa lắng đọng, bỗng nhiên trở nên ồn ào trở lại. Bà nầy nói bà kia, thằng nầy tào lao thật, nhưng nghe cũng có lý, thời buổi nầy ai cũng cử đường sợ bệnh, chính mình củng thế mà ngược lại mình cứ cho ba má mình ăn đường miết thì ổng bả bệnh là chuyện đương nhiên. Thôi, sau chuyến du lịch sang pháp nầy về tôi sẽ bắt đầu cúng mặn lại, ai cúng chè thì cúng đi, nghe thằng út kể tôi sợ vô cùng. Ừ chắc chị cũng làm như em. Ừ chắc em cũng làm như chị.

Tội nghiệp quá

      Ông bà đã ăn đường ba mươi mấy năm rồi

              thế nào cũng mang chứng bệnh đường vào người

                      giờ mau mau mua Đô la âm phủ

                              gởi hỏa tốc ngay

                                     Còn không sẽ mang tội bất hiếu…….!

 

 

Thủy Điền

14-12-2016

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền