*TĐ 16 TR- Việt Nam Nước Tôi (Truyện) Thủy Điền (GER)

 

 

Thủy Điền

 

 

Việt Nam Nước Tôi

 

Trong những ngày cuối năm tết đến, xuân về. Tôi còn đọng hai tuần nghỉ phép thường niên của năm vừa qua, nên làm đơn xin cơ quan cho nghỉ hết những ngày ấy để cùng gia đình đoàn tụ mừng xuân, cúng ông bà tổ tiên và là cơ hội để con cháu còn nhớ đến phong tục Việt nam. Với những lúc rảnh rổi tôi bật máy lên tìm vài bài thơ cũng như vài bài truyện ngắn đọc cho vui. Vô tình tôi đọc được bài thơ nội dung như sau:

 

Tôi Rất Sợ Rồi Sẽ Một Ngày

 

Tôi rất sợ 
rồi sẽ một ngày 
hình Mao Trạch Đông rất to 
đóng khung thật đẹp 
treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà  

Những lá cờ 
nền đỏ, 5 ngôi sao vàng 
một lớn, bốn nhỏ 
phần phật tung bay khắp phố  

Những con đường 
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương 
gợi những trang sử hào hùng, bất khuất 
thay bằng những cái tên Tàu lạ hoắc.  

Tôi rất sợ 
rồi sẽ một ngày 
cầm trong tay thẻ Chứng Minh Nhân Dân 
tên của mình được phiên âm 
đọc lên như người nói ngọng  

Những đứa trẻ Việt Nam đến trường 
xì xồ tiếng Quảng Đông, Quan Thoại 
đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư 
Truyện Kiều của Nguyễn Du 
vứt vào sọt rác 

Và tôi cũng rất sợ 
rồi sẽ một ngày
trên bản đồ thế giới 
mảnh đất hình chữ S 
với cái tên Việt Nam thân thiết 
thành Khu Tự Trị Ngoại Biên (1) 
không còn nằm trong Liên Hiệp Quốc 
vì đã mất tư cách thành viên 

Hỡi toàn thể dân tộc Việt Nam 
đất nước đang thậm chí nguy nan
nếu cứ “lửng lơ con cá vàng” 
cái ngày đáng sợ ấy … 
sẽ đến.

Xin giấu tên Tác giả.

 

Bài thơ mới đọc qua thấy hiện rõ lên ở mặt trước là một con người luôn quan tâm về đất nước, rất được trân trọng. Nhưng đọc lại lần hai, sâu sắc hơn một chút thì nó hiện ra ở phía sau một mặt khác, thật vô lý và bi quan.

 

Vô lý và bi quan ở chỗ nào?

 

     Theo tôi biết ông ta là một nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận thơ, một nhà uyên thâm về văn học chớ không phải hạng tầm thường. Mà đã là một nhà phê bình thì trước khi viết bài thơ nầy ông ta phải hiểu dân tộc Việt nam là một dân tộc như thế nào chứ. Tôi xin nhắc lại mà những điều nầy ai cũng biết và từng biết. Dù dân tộc ta đang sống dưới chế độ nào đi nữa.

 

1-    Dân tộc Việt nam là một dân tộc anh hùng, xưa nay chưa bao giờ biết khuất phục trước một kẻ xâm lược nào.

2-    Là một Dân tộc luôn có sự đoàn kết gắn bó khi hữu sự.

 

Một dân tộc trên thế giới khi đã đạt được hai điểm trên thì đừng hòng ai mà cướp nước hay mất nước được. Ta phải hãnh diện điều đó.

Bằng chứng cụ thể cho ta thấy qua nhiều triều đải cổ, tân.

 

1-    Dưới thời nhà Trần

 

a-Quân Nguyên Mông đâu có vừa, năm 1258 hai cha con Uriyangqatai và Aju kéo 1,5 vạn quân sang chiếm kinh đô Thăng Long tưởng là yên. Nhưng chỉ trong vòng nửa tháng tức cuối tháng giêng 1258 là bị quân Đại việt đánh bại và chiếm lại Thăng Long.

b- Lần hai kéo sang tiếp cũng chiếm Thăng Long, nhưng rồi cũng bị vua Trần và Thái tử dẫn quân đến Đông Bộ Đầu (Nay là Ba Đình- Hà nội) giáng cho những đòn chí tử. Cuối cùng cũng bỏ chạy về phương bắc.

 

2-    Khởi nghĩa Lam Sơn

 

Cuộc khởi nghĩa nầy cũng rất cam go, phải trải qua 3 giai đoạn khác nhau:

1418-1423 tại Thanh Hoá

1424-1425 Khi trên đường tiến về phía nam

1426-1427 Giải phóng Đông Quan

Trong 3 giai đoạn nầy ta phải đối đầu với 2 đội quân đó là quân Minh và quân Ai Lao. Trước những thắng lợi nhỏ, thừa cơ hội năm 1424 Lê lợi kéo nghĩa binh ra Nghệ An đập tan 10 vạn viện binh của đối phương tại núi Chi Lăng và giết chết tên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Khi chiến thắng xong Lê Lợi cử Nhà Văn thần Nguyễn Trải viết “Bình Ngô Đại Cáo “ Hầu cho dân chúng biết về trận thắng nầy.

 

3-    Hai Bà Trưng

 

Là những người đàn bà anh hùng đã từng chóng lại nhà Đông Hán. Tuy bị Mã Viện đánh bại nhưng dòng sông Hát Giang vẫn là nơi mà dân tộc Việt nam phải ghi nhớ và noi gương đời đời.

 

4-    Chiến tranh biên giới

 

Và mới gần đây nhất là ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh phía bắc và đúng một tháng sau tức ngày 16 tháng 3 quân Trung quốc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Tuy nói thế, nhưng cuộc chiến tranh nầy vẫn còn lẻ tẻ kéo dài đến 10 năm sau mới chấm dứt.

 

5-    Chiến tranh Campuchia (Khmer Đỏ)

 

- Ngày 4 tháng năm 1975, Campuchia định chiếm Phú quốc, nhưng bị đẩy lui

- Tháng 4-1977 Khmer tiến sâu vào Việt nam 10 km tại Ang giang

-  Ngày  25 tháng 9 cùng năm họ dùng 4 Sư đoàn tấn công các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành thuộc Tây ninh dưới sự cố vấn của Trung Quốc nhưng vẫn bất thành. Và còn nhiều nữa……..! Ngoài ra ta phải hiểu rằng Thế giới ngày nay còn có cả Hội Đồng Cao Ũy Liên Hiệp Quốc, có những nước tôn trọng tự do, hòa bình, nhân quyền, thì không ai nhắm mắt làm ngơ trước những những cuộc xâm lăng trái phép như thế.

 

6-    Mối lo âu khi Người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam.

 

 Giới đầu tư và con buôn Trung Quốc sang Việt Nam cũng giống như giới tàu Chợ Lớn mà thôi. (Chợ Lớn thì ở luôn, còn đám nầy có hạng định)

 

Và, một điều ta cần cân nhắc, bài thơ trên vô tình gây ảnh hưởng lớn cho 2 giới:

1-    Người không nắm rõ vấn đề dễ bị hoang mang.

2-    Giới trẻ sống ở ngoại quốc sẽ có sự suy nghĩ không chính xác về cha ông mình.

 

Chưa chi là lại bi quan

Chưa chi mà vội họa mang vào mình

Còn lâu mới đứng lặng thinh

Để cho Tàu giặc nghênh nghênh vào nhà

Việt nam Phụ lão, đàn bà

Không gươm, không súng chổi chà cũng chơi

Khi nào máu cạn cùng hơi

Thì ta hãy nói những lời bi quan

Bao giờ hơi thở chưa tàn

Thì quân xâm lược phải hàng giơ tay

Thử đi mới biết ai hay

Thử đi mới biết ai tài, ai khôn.

 

Thủy Điền

23-01-2017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền