*HM 1- Nhận Xét Của Tác Giả Hương Mai Về Bài Viết Của Phạm Đức Nhì (Nhận Xét) Hương Mai (VN)

 Image result for ảnh buồn

 

 

Thật lòng là nhà thơ Phạm Đức Nhì hành xử theo lối chợ búa quá!

Dân văn chương ai lại cư xử với nhau kiểu đó?

Đàn bà quá!

Chán!



Vào ngày 11:21 Thứ Sáu, 10 tháng 2 2017, Nhi Pham <nhidpham@gmail.com> đã viết:



Mời đọc:

 

 

TRẢ LỜI BÁC NGUYỄN BÀNG

Ai cũng biết Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi là một bài bình thơ. Ở đây ông Nguyễn Ngọc Kiên không bình một bài thơ nào riêng biệt mà đưa ra nhận xét “gộp” cả một đời thơ của nhà thơ lão thành ở Hà Nội. Ông áp dụng phép Quy Nạp hơi cẩu thả nên có một vài sơ sót và đã được nhà phê bình Châu Thạch vạch ra từng điểm một. Tôi có ý định sẽ trao đổi với nhà phê bình Châu Thạch về các vấn đề cùng quan tâm ở bài viết kế tiếp.

Ở đây tôi chỉ xin trả lời bác Nguyễn Bàng 2 điểm:

1/ Bác Bàng viết:

Tôi không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến cả cái bằng Tiến sĩ Ngữ văn như ông Nguyễn Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến sĩ’.

Và tôi đã lên tiếng: “Trước hết, bác Nguyễn Bàng không nên “xách mé” cái bằng Tiến Sĩ Ngữ Văn của ông NNK như thế,” Chữ “xách mé” ở đây tôi dùng với nghĩa châm biếm, chửi xéo, thiếu lịch sự. Nếu đọc cái đoạn in nghiêng ở trên mà bác Nguyễn Bàng không nhận ra là mình đã châm biếm, đã chửi xéo, đã thiếu lịch sự với ông Nguyễn Ngọc Kiên thì tôi đành chịu thua, để bác muốn chửi sao thì chửi.

 2/ Ông Nguyễn Ngọc Kiên viết Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi là để có cái tựa văn vẻ một tý, chứ thực tế thì ông chỉ muốn bình thơ Nguyễn Khôi thôi. Và dĩ nhiên vì là bình thơ nên ông viết để “nói cho cả bàn dân thiên hạ được nghe thấy”. Cũng may nhà thơ Nguyễn Khôi hiểu được ngụ ý của ông NNK nên không vểnh tai lên để chờ nghe lời Thì Thầm, chứ nếu cứ hiếu như bác Nguyễn Bàng thì chắc là rất mỏi lưng và mỏi cổ.

Rồi bác Nguyễn Bàng kết thúc thư của mình bằng đoạn “… xin ông (Nguyễn Ngọc Kiên) hãy nhớ cho, ông còn trẻ hơn nhà thơ Nguyễn Khôi rất nhiều và ông đã là Tiến sĩ Ngữ Văn chắc ông thừa biết câu “Hãy kính trọng người già khi bạn còn trẻ”. Nếu còn thì thầm với nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi, xin ông Nên hãy (thì) thầm những lời đúng và đẹp như hoa Xuân thì hay hơn, ông Tiến sĩ Ngữ Văn à!”

Bác Nguyễn Bàng đã đem tuổi già ra làm con ngoáo ộp đe nẹt ông NNK (và những người yêu thơ trẻ tuổi khác) nêntôi đã lên tiếng: “Xin đừng bắt ông ta vì câu “Hãy kính trọng người già khi bạn còn trẻ” mà phải thì thầm vào tai nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi những lời “đẹp như hoa xuân” khi tâm ý của ông không muốn như vậy. Thi sĩ nếu muốn được nghe những lời “đẹp như hoa xuân” của người phê bình thì phải thai nghén, phải ủ tứ thơ cho chín, cho lên men, rồi chờ lúc cao hứng dùng kỹ thuật thơ điêu luyện của mình viết lên những vần thơ dạt dào cảm xúc. Xin đừng mang tuổi già ra hù dọa lớp trẻ để làm thui chột tính công bằng của việc phê bình.”

Xin được giải thích thêm một tý cho rõ ràng.

Ở Mỹ tôi đã có cơ hội theo dõi và tham dự (cả với tư cách cử tri và ủng hộ viên) nhiều cuộc bầu cử ở mọi cấp chính quyền. Ai cũng muốn các ứng cử viên bày tỏ lập trường, chính sách của mình (về các vấn đề dân chúng quan tâm) để cử tri cân nhắc, lựa chọn khi đi bầu. Nhưng không phải cuộc bầu cử nào cũng có môi trường chính trị trong sạch như thế. Rất nhiều ban vận động tranh cử (tôi biết một vài ban như thế) có hẳn một nhóm người (group) chuyên đào bới, moi móc đời tư của ứng cử viên đối phương, nhiều khi không từ cả gia đình, họ hàng của ông (bà) ta nữa, để tìm ra những “điều không tốt” rồi “xì” ra cho báo chí, truyền thông để hạ uy tín đối thủ của mình. Đây là phương cách vận động bầu cử bá đạo bị nhiều người lên án.

Trong môi trường tranh luận văn chương cũng có một số trường hợp tương tự như vậy mà thư của bác Nguyễn Bàng gởi ông NNK là một thí dụ điển hình. Thay vì mổ xẻ những điểm chính của cuộc đối thoại văn chương là:

1/ Ông NNK trích lời nhà thơ Lê Mai cho rằng “Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng.

2/ Nó có sức ma mị.

3/ Nhóm chữ “tắt trăng” trong đoạn thơ:

        Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang 
            Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng 
            Cái đêm hè ấy ai ra tắm 
            Để cả bầu trời phải tắt trăng.



4/Nhóm chữ “nai tác” trong bài thơ Đêm Mộc Châu

      Đêm Mộc Châu lần đầu nghe nai “ tác”
         Dân đốt nương núi cháy xém vầng trăng
         Mới hay cuộc sống còn đói khát 
         Đốt cả đất trời kiếm miếng ăn

thì bác Nguyễn Bàng lại:

1/ Ngay ở phần mở đầu đã xách mé (châm biếm, chửi xéo) cái bằng Tiến Sĩ Ngữ Văn của ông NNK.

2/ Ở đoạn kết của lá thư đã đem Tuổi Già ra để đe nẹt, hù dọa ông NNK (vì ông còn trẻ) và dĩ nhiên, làm hoảng sợ nhiều người yêu thơ trẻ tuổi khác. Hậu quả là làm không khí tranh luận không còn thoải mái, cởi mở và làm thui chột tính công bằng của việc phê bình.

Hai đoạn ấy chỉ nhằm bới móc, nói xấu để hạ uy tín ông NNK chứ không ăn nhập gì đến đối tượng đang tranh luận mà nhà phê bình Châu Thạch đã phân tích cặn kẽ từng điểm một.

Tôi bỗng nhớ đến một điều luật trong môn Quyền Anh (Boxing): Khộng được đánh dưới thắt lưng.  Theo luật thi đấu võ đài, võ sĩ bị cấm ngặt, không được phép ra đòn dưới thắt lưng, tức đánh dưới háng. Dù vô tình hay cố ý, ai phạm luật sẽ bị trọng tài phạt cảnh cáo hay bị loại thi đấu tùy theo mức độ nặng nhẹ hay tái phạm và bị xem là kẻ chơi xấu.


Võ sĩ Nguyễn Bàng rất hùng dũng bước lên võ đài để so găng với võ sĩ Nguyễn Ngọc Kiên và ngay những giây phút đầu tiên đã “chơi” một cú rất mạnh vào hạ bộ đối thủ. Sau đó ông mượn lời cô Dương Đình Ninh múa mấy đường quyền một hồi lâu rồi bất ngờ tung một cú đấm như trời giáng cũng vào ngay “bộ đồ lòng” của vỏ sĩ NNK một lần nữa rồi mỉm cười đắc thắng. Tôi là một khán giả đến xem cuộc tỷ thí, thấy chuyện bất bình tri hô lên “Chơi Xấu! Chơi Xấu!” thì bị võ sĩ Nguyễn Bàng “sửng cồ”, dùng lời lẽ rất đẹp mắng như tát nước.

Bị mắng, mà lại bị mắng oan, kể cũng hơi tức. Nhưng tôi lại thấy vui vui vì đã có thêm cơ hội trao đổi với các bác trên diễn đàn này về Phong Cách Bình Thơ. Tôi biết rằng, đang nóng giận, không dễ gì bác Nguyễn Bàng nhận ra tâm ý của tôi qua bài viết ngắn này. Nhưng cứ “tận nhân lực” trước đã. Hơn nữa, còn rất nhiều khán giả cùng xem võ đài như tôi, chẳng lẽ không ai thấy võ sĩ Nguyễn Bàng “Chơi Xấu”? Mà lại “Chơi Xấu” đến hai lần?

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền