*CT 10- Đôi Dép Của Nguyễn Trung Kiên (Lời Bình) Châu Thạch (Đà Nẵng-VN)

 

Nhà Bình Thơ Châu Thạch 

 

ĐÔI DÉP: BÀI THƠ TÌNH KHÁC LẠ 

 

 

Bildergebnis für ĐÔI DÉP 

 

ĐÔI DÉP 


Tác giả: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẽo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc nầy chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bênh cạnh đã có người thay thê
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắn khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mãnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

LỜI BÌNH: Châu Thạch

Đôi dép là một vật rất tầm thường dùng đễ mang dưới chân, nhưng với tâm hồn thi sĩ, đôi dép trở thành đối tượng đễ viết thành thơ, và qua lời thơ xúc tích, đôi dép lại trở thành tình yêu chung thủy gắn bó keo sơn. Nhà thơ Nguyễn Trung Kiên không nhân cách hóa đôi dép. Đôi dép vô tri vẫn được tác giả giữ nguyên như chính nó, nhưng tác giả lại biến cái vật vô tri kia thành vật đầy ý nghĩa cao đẹp, lại biến cái tầm thường kia mang đầy đủ nhân cách của con người, của những cặp tình nhân sắc cầm hòa hợp. Qua đôi dép tác giả đã gởi tiếng lòng của mình, bày tỏ với người yêu những ước ao, những kỳ vọng, những hứa hẹn một tình yêu cao thượng ở đời. Như tác giả đã viết, đây là “bài thơ đầu tiên anh viết cho em’’ và bài thơ tình đầu tiên ấy không dùng trăng, sao, mây , nước để ru hồn người đẹp mà lại đề cập đến một vật rất tầm thường: Đôi dép. Bởi vì:

Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.

Hai chiếc dép đã được nhà thơ giới thiệu rằng “chẳng rời nửa bước" “cùng gánh vác những đường xuôi ngược’’, không những thế, khi “lên thảm nhung’’ khi “xuống cát bụi’’, khi bị “người đời chà đạp’’ thì hai chiếc dép vẫn:

Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc nầy phụ thuộc chiếc kia.

Người ta thường nói đôi dép cũng có số, và trong bài thơ, Nguyễn trung Kiên cũng dự trù cho đôi dép một số phận nghiệt ngã như con người, số phận một ngày kia kẻ mất người còn. Nếu dép mất đi một chiếc, thì lúc đó dép có thể được người đi thay chiếc khác. Đôi dép bây giờ nhìn bên ngoài vẫn là hai chiếc dép giống nhau. Hai chiếc dép giống nhau nhưng chưa từng “nẽo đường xuôi ngược’’, chưa từng “bước cùng mòn không kẻ thấp người cao’’, bây giờ lại song song bên nhau thì bước đi khó mà khôngkhập khiễng. Đương nhiên người mang dép sẽ nói rằng“ Hai chiếc nầy không phải một đôi đâu’’.

Bài thơ đến đây được chuyển ý một cách thú vị. Nhà thơ Nguyễn trung Kiên đã tạo một bất ngờ thật là ngoạn mục. Bốn khổ thơ trên được nói quanh co về đôi dép, nâng đôi dép lên ở đỉnh cao của sự chú ý, để rồi đột nhiên tác giả đem ví đôi dép với tình yêu chúng ta:

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

Đôi dép vô tri nhưng con người có hồn. Đôi dép giống con người ở chổ khi vắng nhau thì “Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía’’ nhưng khác con người ở chỗ “Dẫu bênh cạnh đã có người thay thế. Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh’’.  

Từ khổ thơ nầy, lời thơ trở nên dồn dập, ấm áp, đầy ắp yêu thương, khắn khít nồng nàn như chính hơi thở của tác giả được gởi vào đây, dầu tác giả viết về mình hay về đôi dép:

Đôi dép vô tri khắn khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Đây là lời thề son sắc của tác giả, là ước vọng của tác giả gởi đến người yêu, lấy đôi dép để tá khách lòng mình, dùng cái vô tri đễ gởi vào đó những đạo lý của tình yêu chân chính, nó như cái đinh đóng vào cột, chắc hơn lời thề, bền hơn lời hứa hẹn và mơ ước cho sự trọn vẹn trong tình trường mà con người phải làm dược, làm bằng và hơn đôi dép vô tri kia. Bốn câu thơ nầy chẳng khác chi bốn lời tuyên thệ trước bàn thờ tình yêu, trước bàn thơ ông tơ bà nguyệt vậy. Qua khổ thơ kế tiếp tác giả bày tỏ một tình yêu đích thực mà mọi sự khác biệt không làm giảm đi khối tình gắn bó:

Chẳng thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung.

Ở vế cuối, bài thơ được kết thúc như một lời thề đồng tử, một tuyên ngôn của những kẻ yêu nhau bằng một thứ tình yêu lớn mà những thiên tình sữ còn lưu lại trong đời. Hai đôi dép, hai khoảng đời, hai linh hồn cùng thể hiện một cái hai khắn khít, đi song song nhưng lòng thì hiệp một, đồng sống đồng diệt vì không thể thiếu nhau:

Hai mãnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Tác giả Nguyễn trung Kiên thật là tài tình khi viết bài thơ tặng em. Bài thơ tặng em là bài thơ tình. Thơ tình mà lại dùng đôi dép tầm thường để thể hiện cho tình thì thật là khó, nhưng ngược lại cái đôi dép tầm thường đó lại làm cho bài thơ trở nên tuyệt tác, phản chiếu được cái thâm thúy trong cuộc tình sâu đậm gắn bó cùng nhau. Bài thơ chỉ tả đôi dép mà không khô khan, nói về tình mà không rên rỉ, ý nghĩa xúc tích , âm điệu hài hòa, giọng văn nhỏ nhẹ đúng là lời tình tự trang nghiêm mà âu yếm. Quả “Đôi Dép’’ là một bài thơ tình khác lạ.


Châu Thạch

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền