*TĐ 38 TR- Chị Ba Hiến Với Chiếc Áo Bà Ba (Bút Ký) Thủy Điền (GER)

 

 

 

 

Truyện Ngắn: Thủy Điền

 

 

Ähnliches Foto

 

Chị Ba Hiến Với Chiếc Áo Bà Ba

 

Thằng Hoàng khều nhẹ tôi hỏi ?

-         Ê Điền, nãy giờ mầy ngồi uống Cà- phê với tao, mầy có thấy gì không ?

-         Có.

-         Cái gì ?

-         Thì tao và mầy cùng hai cốc Cà- phê.

-         Lãng nhách, mầy vô duyên thật.

-         Tao hỏi mầy đàng hoàng.

-         Thì tao cũng trả lời với mầy thật nghiêm túc đây.

-         Thôi không giỡn nữa, cái người đàn bà mặc bộ đồ bà ba, tay cầm chiếc cặp táp đi vào Ngân hàng. Mầy biết đó là ai không ?

-         Mầy thế nào, ở Tây Đức lạnh thấy mẹ ai mà mặc áo bà ba ra đường mầy ơi. Mắt mầy hôm nay lé hay có vấn đề rồi đó.

-         Có thật đó mầy, mầy nhìn kìa, bà ta đang ra khỏi Ngân hàng, mầy nhìn kỷ  xem.

-         À ! Chị ba, vợ anh ba Hiến, chủ Nhà hàng Long Phụng. Cũng lạ thật, sao hôm nay chỉ ăn mặc thuần túy Việt nam, bà nầy rẳm rẳm mà bảo tồn Văn hóa Việt dữ dằn quá ta.

-         Tao thấy chỉ nhiều lần như thế. Mới nhìn chỉ tao chợt nhớ hồi mới giải phóng, ở xứ tao cũng có nhiều bà Cán bộ mặc đồ bà ba, tay xách cặp táp màu nâu, hông đeo súng ngắn trong oai vệ lắm. . Mấy ông Sĩ quan ngụy thấy mấy bả là muốn té đái trong quần. Vì sợ mấy bả mời đi học.

 

 

     Gia đình anh chị ba là một gia đình đi vượt biên, rồi được sang định cư tại Tây Đức theo diện nhân đạo. Khi học tiếng đức xong, anh ba chưa có việc gì làm và xin vào nhà hàng tàu do người Hồng kông làm chủ để làm kiếm tiền. Chị ba và các cháu thì ở nhà. Hồi đầu anh ba mới vào họ sắp xếp cho làm nghề rữa chén và xắt rau- lâu ngày anh ba lên chức phụ bếp- rồi lên bếp chánh. Đúng ba năm sau, thấy rành nghề và kiếm được ít tiền, anh nghĩ mình tự tìm một cái tiệm làm chủ, hơi đâu làm công cho thiên hạ hoài. Ngoài ra cái nghề nầy cũng chẳng khó khăn chi. Nghệ thuật chung quy chỉ xào xào, nấu nấu mà thôi.

 

     Anh ba thì ít học, nên nhận công tác phần bếp núc. Còn chị thì kha khá nhận phần bồi bàn, tính tiền, rót nước và kiêm luôn mặt hành chánh như: Giao dịch Ngân hàng, Ty Thuế vụ và các vấn đề linh tinh liên quan đến cái nhà hàng Long Phụng.

 

     Thật tình anh chị ở Việt nam là người nhà quê, nên việc mặc chiếc Váy hay chiếc quần Jean da bò đối với chị là một điều khó khăn, còn hơn bắt chị gánh năm mười gịa lúa ở quê nhà. Bởi thế trong năm bảy năm đầu, tiếng tuy ở Đức, Châu âu chị toàn mặc những bộ đồ bà ba được mang từ Việt nam sang, sau đó khi cũ, hư hết thì chị mới chuyển sang mặc đồ tây dần dần.

 

     Trong những lần đi giao dịch hay mua sắm ở đâu chị toàn mặc bộ đồ bà ba và xách theo chiếc cặp táp đựng những hồ sơ cần thiết. Có nhiều lần chị đi ngoài phố rất lắm người tây ngắm nhìn, vì thấy hơi là lạ. Họ không cười và nghĩ đây là Văn hóa của một dân tộc cũng giống như người Ấn độ họ quần tròn khi ra đường mà cũng có sao đâu. Riêng chị ba cũng thế, chị chẳng biết mắc cở hay ngại ngùng và cứ xem xã hội nầy giống như Việt nam thôi.

 

     Có nhiều lần anh ba cũng khuyên chị nên thay đổi cách ăn mặc cho hợp với người ta. Nhưng chị bảo: Chị không quen, rồi anh cũng bỏ lờ luôn và cuối cùng thành thói quen.

 

 

     Mỗi khi chị đi ngang qua quán Cà- phê để vào Ngân hàng. Thằng Hoàng nó thường hay bắt gặp và hồi tưởng lại những ngày đầu khi nó vừa tròn mười tám tuổi. Sáng, chiều nào cũng hay nhìn thấy những nữ Cán bộ cầm loa, đeo súng phóng thanh mời đến ngôi chùa gần nhà để họp.

 

Thủy Điền

22-04-2017

 

 

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền