*HHSG 16- Ông Vua Và Ả Thợ Câu (Truyện Ngắn) Hai Hùng SG (Sài Gòn- VN)

 

Nhà Văn Hai Hùng SG

 

 

Ông Vua Và Ả Thợ Câu

 

Lời TG: Xưa nay việc đi câu đương nhiên phải có mồi, mồi câu xưa kia là trùn đất , cào cào. Trứng kiến, hoặc nhái bén.v.v...Thời buổi hiện đại mồi câu là con tôm , cá bằng cao su mềm có màu sắc sặc sỡ để thu hút cá cắn câu, nhưng Ả thợ câu này không cần mồi mà câu được con cá thật to, liệu con cá kia có thoát được tay ả thợ câu này không ? Xin mời các bạn theo dỏi câu chuyện này nhé.

Từ khi bà vợ già của mình nhắm mắt "Theo ông theo bà" qua bên kia thế giới, thời gian đầu ông Mười cảm thấy buồn và cô đơn thật sự, khi sinh thời bà hay chèn ép nắm quyền trong nhà, mọi việc đều phải do bà quyết định, nếu trái ý thì bà "Làm mình làm mẩy" khiến ông và con cái ai cũng " ớn da gà".

Đó là nói cái giai đoạn sau năm bảy lăm, chứ trước kia thời trai trẻ ông Tám thiếu tá hét ra lửa, vợ con phục tùng ông tuyệt đối, khi thời thế thay đổi từ chổ người đầy uy quyền nay thành công dân mạt hạng phải chịu cảnh ăn bám vợ khi được tha tù về vì trong thời gian "cải tạo" đã có tiến bộ, thời gian đầu ông và vợ cùng các con sinh hoạt bình thường mặc dù có chật vật khó khăn nhưng trong nhà cũng rộn tiếng cười, rồi thì bà lại bụng mang dạ chửa sinh cho ông thêm cô gái út sinh như mộng khiến gia đình ông thêm phần hạnh phúc, tiếc thay thời gian yên ấm gia đình không được bao lâu thì gia đình bắt đầu dậy sóng, các buổi chạy chợ của bà gặp khó khăn hơn, người bán nhiều hơn người mua, tranh mua tranh bán mệt nhoài cả ngày vậy mà thu nhập lại ít đi không còn đủ tiền bạc để bà gồng gánh cho bảy miệng ăn trong gia đình, vì vậy chuyện gây gổ không đâu trong gia đình tăng lên theo tỷ lệ thuận với khó khăn chồng chất, những lúc trà dư hậu tửu với bạn bè sa cơ thất thế như mình, ông than phiền với họ là ông bị bà nhà lấn lướt, tưởng đâu được "Đồng minh" an ủi, ai dè họ còn "Đổ dầu vào lửa", họ nói:

-Cái này luật nhân quả ông ơi, xưa kia ông như vua, giờ này ông làm lính thôi, hay nói cho đúng hơn là "Cá ăn kiến, kiến ăn cá", quy luật cuộc sống là vậy hơi đâu mà buồn ông ơi!nhưng ông yên chí đi, hồi xưa có ông thi sỹ nào đó ổng nói:

" Số bỉ khá thời lại thới.

Cơ thường đông hết hẳn sang xuân.

Trời đâu để khó cho ta mãi.

Vinh nhục dù ai cũng một lần".

Nghe ông bạn già ngâm bốn câu thơ nọ, ông Mười cũng cảm thấy an ủi phần nào, ông hy vọng có một ngày ông sẽ trở lại ngôi vua, chừng đó bà sẽ biết tay ông, đang vui với cái mơ mộng không tưởng này bổng dưng một ông bạn giơ chân đá nhẹ vào chân ông rồi ông ta nói nhỏ:

- Bà Mười đến kìa , chắc bả triệu ông về nấu cơm nước chứ gì.

Hơi quê độ với câu mỉa mai của ông bạn, ông Mười làm ra vẻ oai vệ hỏi bà Mười:

- Bà này đi đâu đó, tui mới đi cà phê một chút là bà tìm tui rồi, nhớ tui rồi phải không , bà về trước chút tui về sau nhe.Ha ha ha.

Nghe ông Mười cười với giọng hơi trịnh thượng như dạo trước, bà Mười đớp lại liền :

- Xí ông làm như tui mê ông lắm hả còn lâu nghe ông, tui tìm ông về đi rước cháu ông kìa, con cháu đi học tới giờ về mà ông còn la cà không lo rước, coi chừng mẹ mìn bắt cóc mấy đứa thì ông đi luôn khỏi về nhà nghe.

- Tui biết rồi bà ơi, còn gần mười lăm phút nữa lo gì, tui đi liền đây.

Vậy đó, những chuyện lặt vặt lâu ngày dồn lại chất chứa trong trong lòng ông Mười, đôi lúc kiềm chế không được ông cãi nhau với bà tóe lửa, sau đó ông không thèm ăn cơm nhà cứ đến bữa ăn ông lội bộ ra đường tìm xe bánh mỳ mua một ổ về gặm cho qua bữa, ăn xong ông uống một ca nước mưa mát lạnh đựng trong cái lu to đùng phía sau nhà, chừng hai ba hôm chịu hết xiết ông là kẻ đầu tiên làm lành với vợ, rồi thời gian theo dòng đời tuôn chảy, ít năm sau bà Mười "ra đi" đột ngột, lúc này ông thấy không còn ai kiềm kẹp mình nữa , nhưng khi lo hậu sự cho bà xong về nhà ông mới thấy trống vắng cô đơn rồi ông nghĩ giá mà bà Mười còn sống thì ông sẳn sàng cho bà chì chiết ông bao nhiêu ông cũng chịu được .

Cả nhà ông Mười lên đường sang Hoa kỳ theo diện HO, ngày lên đường bà con trong xóm đến tiển đưa quyến luyến, trong lúc hứng chí ông tuyên bố:

-Qua bển làm ăn có chút đỉnh sau này khi hưu rồi chắc tui cũng về đây ở, đất nước, mồ mả ông bà còn đây mình quên sao được...

Trời không phụ lòng người, sau bao năm lăn lộn với cuộc sống nơi quê hương thứ hai, sau những khó khăn ban đầu rồi thì con cháu ông cũng thành đạt trong cuộc sống, riêng ông Mười không còn vướng bận con cái, với tiền già ít trăm đô hàng tháng đủ để ông sống riêng trong một căn phòng nhỏ của bà chủ khá xinh đẹp cho thuê, cuộc sống ông bấy giờ phong lưu không kém, cứ sáng cuối tuần ông lái xe đến các quán cà phê người Việt có những cô chân dài phục vụ dáng điệu thướt tha với trang phục "Mát mẻ" vô cùng, mỗi khi các nàng lướt ngang bàn của ông ngồi thì luồng gió nhẹ mang theo hương thơm quyến rủ của người đẹp toát ra khiến ông và các bạn già như "Ngất ngay con tàu đi", vì có tuổi nên các ông chỉ nhìn thôi chứ không dám bông đùa như các chàng thanh niên ngồi gần các bàn cạnh bên, đôi lúc bàn tán về thân hình các cô bốc lửa, mấy bạn già của ông đã làm cho ông ao ước có một cô nhân tình bé bỏng để hủ hỉ cho vui.

Nghĩ là làm, một hôm khi ăn tiệc nhà người bạn xong ông trở về phòng trọ, đang loay hoay mở cửa thì bà Hằng chủ nhà đứng trên gác ngoài ban công cất tiếng hỏi ông:

- Cuối tuần mà sao hôm nay về sớm thế ông Mười .

Lâu lắm rồi bà Hằng mới có thái độ thân mật với ông, vì bà không muốn gần gũi nhiều với những người thuê phòng vì nhiều lý do, ông Mười có đôi lần bình phẩm lén về thái độ của bà:

" Cái bà Hằng này coi bộ làm cao dữ nghe, ai đời quanh năm chẳng bao giờ nói chuyện với hàng xóm"

Vậy mà hôm nay bà có ý gì mà đon đả thăm hỏi ông thân mật như thế, chưa đoán ra ý bà chủ nhà ông đã bị tấn công tiếp:

- Ông Mười ơi! Tôi có chuyện muốn nói với ông một chút , có được không ạ.

Vui trong bụng ông Mười trả lời:

- Gì mà một chút, mười chút cũng được mà, mời bà chủ ghé vô tệ xá của tui mình nói chuyện.

Trong khi bà Hằng đi xuống nhà, ông Mười thắc mắc bà này muốn kiếm chuyện gì với mình đây, ông nghĩ nát óc mà chẳng biết nguyên nhân là gì thì bà Hằng đã đứng trước cửa phòng ông rồi, mời bà chủ nhà an tọa trên bộ Salon, ông rót ít champa vào hai cái ly cao chân mời bà chủ nhà một ly rồi ông nói:

- Từ lúc tui dọn về đây ở, chưa có dịp tâm sự với bà,mời bà nhấm ít Champa để làm đầu câu chuyện nhé.

Bà Hằng mĩm cười thật tươi lộ ra hàm răng trắng đều như hạt bắp, mới dạo đầu thế thôi mà đã khiến ông Mười có suy nghĩ:

"Công nhận bà Hằng này có cái nét đẹp thật kiêu sa, bà vợ mình cũng hoa khôi mà cũng chưa bằng bà Hằng".

Rồi một ý nghĩ thoáng manh nha trong đầu ông xuất hiện, tại sao ông không dọ dẫm ý tứ của bà ta để "góp gạo nấu cơm chung" có phải tiện cho cả hai hay không, nhưng chợt hình ảnh các giai nhân chân dài trẻ đẹp ở quán cà phê bất chợt hiện ra, nó vô tình cản lại ý nghĩ trên của ông khiến ông phân vân giữa hai dòng nước.

- Ông Mười làm gi ông ngẩn ngơ dữ vậy, chắc đang nghĩ xấu về tôi phải không?

Ông giật mình ngỡ bà đã đọc được ý nghĩ đen tối của mình, ông bèn phân bua:

- Làm gì có bà chủ, tui uống hơi nhiều nên đầu óc hơi quay cuồng chút xíu, chứ nào dám nghĩ gì về bà đâu.

Hai người vừa nhấm champa vừa nói chuyện đời, bà cũng đề cặp đến tình trạng gia cảnh của ông sao không đi thêm bước nữa cho cuộc sống bớt quạnh hiu , bổng chuông điện thoại trên tay bà Hằng reo vang, bà ra hiệu xin lỗi ông Mười để bà nghe cuộc gọi.

Làm ra vẻ không để ý đến việc riêng tư của bà Hằng, ông xoay qua lấy tờ tạp chí trên bàn ngồi chăm Chú đọc, nhưng kỳ thực ông đang cố nghe ngóng và đón già đón non xem ai gọi đến, ông còn nghĩ quấy cho bà chắc tình nhân trẻ gọi cho bà cũng nên, nghe tiếng được tiếng mất, rồi thỉnh thoảng nghe bà cười với người bên kia đầu dây..

Nghe xong cúp máy bà Hằng tươi cười nói:

-Nhỏ cháu dưới quê ở bên nhà vừa gọi, mới Hai lăm chưa có ai để nâng khăn sửa túi, nó muốn qua đây thăm tôi một chuyến chi vui.

Nói xong bà Hằng đưa điện thoại cầm tay cho ông Mười xem, bà lấy tay chỉ vào màn hình, bà nói :

- Đây con nhỏ mới điện thoại cho tôi nè, con bé áo vàng tóc dài ấy, nó giỏi giang lắm nghe ông, tên nó là Ánh Thúy, đám trai làng theo đuổi nó hoài mà nó chẳng màng đến, nhà nó nghèo nên nó muốn tìm Việt kiều Mỹ khá dả một chút để đỡ đần cho gia đình, ông xem có mối nào ông làm mai cho cháu tôi với.

Nghe bà Hằng có đứa cháu gái còn độc thân mà lại trẻ măng, rồi được nhìn tận mắt con bé trong điện thoại thật đẹp, mấy cô nàng ở quán cà phê Bikini kia chẳng bằng một góc của con bé, hơn nữa cô bé tìm một tấm chồng Việt kiều, mà ông thì đang muốn tìm một cô gái trẻ ông nghĩ thầm:

" Sao trùng hợp thế này, quả là trời cao có mắt "

Nhưng ông lại sợ dư luận cho rằng mình là " Trâu già đi gặm cỏ non" thì quê với họ lắm, nhưng ông cũng kịp nghĩ ở xã hội bên này chẳng mấy ai để ý làm gì những " Đôi đủa so le " kia nên ông quyết định bắt đầu chinh phục người trong mộng này qua bà dì của cô tức bà hằng đây.

- Bà cho cháu nó qua đi, kệ cho cháu nó biết đời sống bên Mỹ này cho vui.

- Tôi cũng muốn lắm, nhưng nó qua đây tôi không có thời gian đưa cháu đi đây đi đó sợ cháu buồn thì tội. Thôi để khi nào có ai ưng nó thì đón nó qua luôn thể.

Nghe lý do bà Hằng đưa ra, ông mừng quýnh chộp cơ hội liền:

- Vụ này tui có thể giúp cho cháu bà, có điều người này hơi có tuổi, cuộc sống không bị ràng buộc, về kinh tế thì khỏi phải lo, ngoài tiền già hàng tháng ông ta còn được con cái chu cấp thêm nên cháu bà không phải lo, bà Hằng thấy sao ?

Làm ra vẻ ái ngại sợ phiền ông Mười, bà Hằng nói:

- Cảm ơn ông trước nghe, để tôi bàn lại với cháu rồi cho ông biết sau nhé, bên đây cuộc sống như ông so ra là còn hơn vua nữa đó, mà cái ông gì đó có gần tiểu bang mình không?

- Sát nách bang mình thôi , vụ đó bà khỏi lo , cưới hỏi xong bà cho họ ở tạm đây thời gian ngắn rồi họ sẽ ra riêng thôi.

- Ừ thế cũng được, ông cho số phone bạn ông đi, tôi nói cháu xong nếu nó ưng thuận nó sẽ gọi .

- Đây bà ghi vào máy đi , tui đọc nè 714.678..... đó số phone của ổng đó tên ổng King Nguyen nhé, bà lưu vào máy đi.

- Đây tôi đang save đây, ủa sao ngộ vậy , sao lại là số của ông, nè ông xem nè tui save tên ông Muoi Nguyen y chang số này.

Ông Mười bối rối như " Chó ăn vụng bột", bí thế ông nói càn:

- Đúng rồi số của tui, kêu cô Ánh Thúy cứ gọi số này sẽ gặp King Nguyen thôi bà đừng lo.

Nở một nụ cười thật khó hiểu, bà Hằng nói:

-Ok sao cũng được, miễn sao cháu tôi được sang đây là tui hậu tạ ông nhiều lắm .

Từ lúc cho số phone đến giờ gần hết tuần rồi mà chẳng thấy Ánh Thúy gọi sang, ông Mười định bụng nội ngày mai thứ bảy mà Ánh Thúy không gọi sang thì ông sẽ gặp bà Hằng để hỏi thăm tình hình để ông còn lo liệu.

Lái xe vô parking đậu, xuống xe ông Mười lũi thẳng vô quán cà phê như mọi khi, các chiến hữu của ông đã tề tựu từ lâu, vẫy tay gọi cà phê xong ông hứng chí nói sơ qua chuyện ông sắp có người trong mộng thơm như muối mít, nghe ông diễn tả khiến mấy bạn già thèm chảy nước miếng vì trong bàn không có ông nào được cái diễm phúc như ông hiện giờ , vì loáng thoáng sau lưng ông nào cũng có một sư tử Hà Đông chực chờ xé nát mấy ông từng mãnh nếu các ông đem lòng phản trắc, không nói không rằng mấy ông nọ nói :

- Nói thật nghe chơi nhé mấy ông, Hoàng đế Trung hoa bây giờ có sống lại cũng không thể nào sánh bằng Vua nước Nam Mười Nguyên của mình phải không ?

Đang đấu láo rôm rả bổng chuếc điện thoại trong túi quần ông rung lên bần bậc, lật đật ông móc ra và áp sát tai vào nghe;

- A lô dạ xin lỗi đây có phải anh King Nguyen trên đầu dây không ạ.

Một giọng nói trong ngần thật dễ thương như đang rót mật vào tai, ông Mười bủn rủn tay chân, tim đập thình thịch, sắc mặt căng thẳng của ông lên đến cao độ khiến mấy bô lão chung bàn hỏi:

-Em gọi sang phải không , mở loa to lên cho cả bọn cùng nghe để có gì tụi này giúp ông đối phó.

Ông Mươi đưa ngón trỏ lên miệng ra hiệu cho cả đám im lặng, rồi từ từ tiến ra cửa và đứng ngoài vỉa hè để điện đàm khiến mấy bạn già hụt hẫng vì không nghe được câu chuyện, (câu chuyện Ông vua và ả thợ câu bắt đầu mở màn từ đây ) không biết họ nói cho nhau điều gì mà khi trở vào khiến ông cao hứng bao cả bàn chầu cà phê sáng đó, thanh toán xong ông không cà kê dê ngỗng như mội lần để rửa con mắt cho mãn nhãn rồi về, ông vội chia tay và phóng xe thật nhanh về nhà ông.

Bấm số máy gọi cho con gái lớn của ông đang sống cùng chồng ở bang Arizona, bên kia đầu dây chuông đổ liên hồi, hồi chuông thứ chín vừa đổ xong thì cô Loan con ông bắt máy, bằng giọng ngáy ngủ cô hỏi ông :

- Vụ gì vậy tía, mới 6 giờ ba dựng đầu con dật rồi, cuối tuần nướng một chút cũng không được.

Ông Mười tằng hắng rồi với giọng nghiêm trang ông nói:

- Con khỏe không, chú Tám ân nhân của ba ngày xưa cứu mạng ba một lần ở chiến trường, chú mới cầu cứu ba giúp cứu mạng vợ chú ấy đang bệnh ngặt nghèo, chú cần ngàn rưỡi đô để chạy thận, nếu chậm thím chết ba ân hận lắm.

Loan vốn rất yêu kính cha mình, dưới mắt cô ông vẫn là người cha thuở ông còn trong binh nghiệp, ngàn rưỡi đô với Loan là chuyện nhỏ, cô nói liền:

- Chút nữa con chuyển tiền cho ba liền , vậy nghe ba, giữ gìn sức khỏe đó.

Với giọng vui mừng ông Mười đáp:

- Ba cảm ơn bây nghe, con mà không giúp thì ba áy náy với chú ấy lắm. Bye con .

Thì ra Ánh Thúy đồng ý sẽ là hôn thê của ông, trước tiên mong ông giúp gia đình mua một ít Heo về nuôi để gia đình cô có thu nhập sau này lo đám cưới cho cô cho rỡ ràng hai họ, một đề nghị rất hợp lý nên ông Mười đành tìm cớ nói dối với Loan để lấy tiền chu cấp cho Ánh Thúy.

Sau vụ chuyển tiền này, điện thoại của ông lúc nào cũng bận rộn, Ánh Thúy gọi sang cảm ơn sự cứu giúp kịp thời của vị hôn phu, cô còn cho ông biết thêm má cô rất hài lòng khi cô chọn ông Mười là hôn phu trong tương lai, cô còn so sánh với gia đình kế nhà cũng có rể Việt Kiều mà anh ta kẹo vô cùng vì thỉnh thoảng chỉ cho gia đình vợ một hai trăm rồi thôi chứ không hào phóng như ông. Cô thổi vào tai ông những lời mật ngọt khiến ông mê mẩn như người mất trí , ông quá hạnh phúc, chỉ bỏ ra có ngàn rưỡi đô mà ông đã chiếm trọn con tim nàng.

Hai tuần sau, bằng giọng hớt hải, Ánh Thúy cho hay, dì hai chị của má cô bị chìm chiếc ghe mua hàng bây giờ trắng tay và cuộc sống đang thê thảm, nghe xong cuộc gọi này tay chân ông rụng rời vì Ánh Thúy nhờ ông giúp cho dì số tiền bốn ngàn đô ,mà dì thì như mẹ không giúp không được.

Ông Mười bối rối, vì con ông có Loan là khá nhất mà ông đã lấy ngàn rưỡi rồi, bây giờ lòng dạ mặt mũi nào ông làm khổ con lần nữa, tính đi tính lại, thằng Bình không đến nỗi nào may ra nó giúp ông được.

May phước cho ông Mười,vì Bình cũng như chị mình xem cha là thần tượng nên rứt ruột cho ông số tiền này để ông giúp người thân và những người ơn nghĩa trước đây.

Vẫn như lần trước Ánh Thúy càng tỏ thái độ yêu ông hơn bao giờ hết, cô mong ông sớm sang làm thủ tục kết hôn và đưa nàng về dinh kết thúc cảnh Ngưu lang Chức nữ bấy lâu nay.

Gom góp tiền các con cho cộng thêm tiền già ông thủ cẳng bấy lâu nay, ông Mười nhất quyết về ra mắt mẹ vợ và giòng họ bên vợ , và nhất là ông phải thực hiện cho xong việc đưa Ánh Thúy sang Mỹ.

Chiếc Boing 747 đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất mang theo một trái tim đang rộn ràng nhịp đập, khá lâu ông Mười mới có dịp về đây, khung cảnh lạ huơ lạ hoắc,ra khỏi nhà ga cảnh người chờ đợi thật đông khiến ông choáng ngợp, nhìn quanh ông phát hiện ra Ánh Thúy và người nhà đứng nép bên phải cửa ra vào, trên tay Ánh Thúy giơ tấm bảng nhỏ có chữ MR King Nguyen.

Tay bắt mặt mừng rồi cả đám lên xe cùng ông Mười trực chỉ về nhà Ánh Thúy, đường về làng quê gió mát hiu hiu khiến ông Mười cất tiếng ca khe khẻ khiến hôn thê ngồi kế bên cười khẻ và hôn nhẹ vô tay ông, ông sung sướng vô cùng...

Đêm ấy ông được má vợ bố trí một phòng riêng để ngủ, má Ánh Thúy nói với ông :

- Mười nè , trước sau tụi con cũng là vợ chồng, chờ khi nào làm lễ hợp hôn mới ngủ chung, vì chưa thành vợ chồng mà tụi con ngủ chung người ta dị nghị , ông Mười bắt đầu hụt hẫng, ông lờ mờ có điều gì không ổn ở đây, nhưng ông cố nén lòng khi Ánh Thúy an ủi ông cố đợi chờ .

Qua hôm sau, ăn sáng xong Ánh Thúy nắm tay ông cùng ngồi trên cái võng, hai người cùng đong đưa trông rất hạnh phúc, chưa kịp hưởng trọn không khí mật ngọt thì Ánh Thúy đã lên tiếng :

-Anh Mười, trước khi gặp anh em có quen với người bạn cũ, tụi em chưa chính thức chia tay, hôm qua ảnh mới gửi thư này cho em, anh đọc đi rồi cho em ý kiến.

Đọc thư xong ông tá hỏa tam tinh, anh chàng tình cũ đòi Ánh Thúy đền bù việc chia tay đỗi lại cô phải nộp cho anh mười ngàn đô, bằng không hắn sẽ phá đám.

Trong vali ông Mười vét hết chỉ còn đúng bảy ngàn, đào đâu ra ba ngàn nữa để tống khứ cái gả khó ưa kia ra khỏi hình bóng của Ánh Thúy, trong lúc bối rối Anh Thúy góp ý ông cầm cố cái Passport để lấy ba ngàn.

Ngậm đắng nuốc cay, vì gần đến ngày về mà giấy tờ còn nằm trong tay bọn cho vay vì không còn tiền chuộc, bất đắc dĩ ông phải gọi phone về thú thật với các con tình thế nan giải của mình.

Một mình thui thủi ra phi trường để về nhà, ông Mười Vua mới nhận ra đây là kế hoạch sắp xếp của cô nàng thợ câu Ánh Thúy kết hợp với bà Hằng, họ đã câu ông Mười kéo ông đi sền sệt, may là ông mất của dù sao ông còn giữ được cái thân già để trở về an thân nơi vùng nắng ấm Cali .

15.3.2016

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền