*HHSG 31- Tận Cùng Của Nỗi Đau (Truyện Ngắn) Nhà Văn Hai Hùng SG (Sài Gòn- VN)

 

Nhà Văn Hai Hùng SG

 

 

TẬN CÙNG CỦA NỖI ĐAU

  

                   

    Liên ngồi thẩn thờ trên chiếc ghế đẩu nơi bàn ăn đặt trong nhà bếp, câu nói của Hường em mình như vừa báo tin vừa trách móc chị mình làm cho Liên xốn xang trong lòng vô cùng:

  -Chị Liên nè ông Ngọ hết chối cãi rồi nghe, chính mắt em thấy ổng chở con nhỏ nào sáng nay nè, xui cho ổng em chạy sau lưng nên ổng đâu có biết, chị dễ dãi quá nên ổng càng ngày càng làm tới, không khéo nay mai mấy con "quỷ cái" đó hốt ổng đi mất xác luôn nghe chị.

  Càng nhớ lại Liên càng thấy như trăm ngàn mũi kim chích vào con tim bé nhỏ của mình, bất giác hai dòng lệ tuôn chảy trên mặt mình hồi nào Liên chẳng hay, Liên hồi tưởng lại những ngày thơ mộng ngày xưa ....

                                 ***

  Ngọ cùng đám bạn học rẽ vào tiệm nước ở thị xã, quán nước trang trí rất đẹp và ấm cúm, nhưng Ngọ và đám bạn đóng đô ở cái quán này không phải chỉ vì yếu tố kể trên, mà vì "một bóng hồng" rất xinh tươi đang ngự trị nơi đây, vì thế quán lúc nào cũng nườm nượp khách hàng ra vào ăn uống, thưởng thức các món ăn thức uống của quán chỉ là phụ, còn việc chính là đám thanh niên cố trêu chọc cô gái nọ để mong hình bóng mình lọt vào đôi mắt xanh của nàng.

  Hồng Liên tên cô con gái của quán nói trên, Liên có nhan sắc thật  mặn mà, so với các cô nàng cùng trang lứa Liên được mọi người đánh giá là đẹp người đẹp nết hơn các cô khác, ngoài giờ học ở trường, Liên về phụ tía má chăm coi quán này.

  Câu ví : " Đẹp trai không bằng chai mặt" quả tình không sai, Do thường xuyên theo đuổi Liên như hình với bóng, lúc đầu Liên chẳng để tâm gì đến cái "Rờ mọt" bất đắc dĩ kia, nhưng Ngọ áp dụng câu ví trên một cách cần mẫn nên rốt cuộc Ngọ cũng có được câu hát " Hồn lỡ sa vào đôi mắt em" khiến cho lủ bạn phải thốt lên:

  -Công nhận thằng Quỷ Ngọ này chì thiệt nghe tụi bây, tao thấy thằng Quân nó đeo con Liên sát nút, tưởng đâu hai đứa đi chung một đường rồi chứ, ai dè thằng Ngọ nó phỏng tay trên, cái thằng này ông bà mình nói trúng phóc : " Lù khù có ông cù độ mạng" quả không sai chút nào.

  Quân nghe đám bạn khen thằng Ngọ nức nở, với tâm lý người thua cuộc, để gỡ gạc lại cho đỡ "mất mặt bầu cua"  nên Quân cố vớt một câu:

  -Gì mà ông Cù độ mạng, thằng quỷ Ngọ này phải chơi cho nó câu này mới xứng nè :"Lù khù vác cái lu mà chạy"....

                                 ***

  Không biết có phải vì số đào hoa, hay Ngọ bị ông thầy bói già ngồi sủ quẻ ở góc chợ trong thị xã cho "uống nước đường" :

  -Cậu Hai nè, theo mấy lá bài cậu bắt ra đây, lão đây ngạc nhiên vô cùng vì sao cậu Hai biết không? Nhưng thôi việc này lão không dám nói cụ thể đâu, nhiều khi không tốt cho cậu về sau.

  Nghe ông thầy bói được mọi người ca tụng là người đoán việc như thần cứ úp mở không chịu nói ra vận mạng của mình, Ngọ nóng ruột móc tờ mười đồng đặt thêm lên dĩa tiền tổ chàng nói:

  - Dạ thưa ông, con biết "Thiên cơ bất khả lậu", nhưng mong ông thương cho con biết chút ít về hậu vận con cảm ơn ông.

 Ông thầy bói già nhìn tờ mười đồng mới tinh của Ngọ vừa đặt vào dĩa tiền tổ, qua đôi mục kính ông ta làm bộ khẽ thở dài rồi phán :

  -Lão tiết lộ cho cậu Hai vụ này thì Lão sẽ bị "giảm thọ", nhưng thôi lão cũng liều một phen giúp cậu, có điều cậu phải cẩn thận nhe, không khéo làm gia đạo xào xáo có khi tan nát gia đình không chừng.

 Nghe Thầy phán câu xanh rờn khiến Ngọ giảng sợ nổi gai ốc đầy người, nhưng tính hiếu kỳ và sự tò mò thôi thúc khiếp Ngọ tạm quên nỗi sợ hãi kia, chàng quả quyết:

  -Dạ con nghe lời ông con sẽ cẩn trọng hơn ạ.!

  Lấy tay vuốt chòm râu bạc dưới càm, ông thầy bói già đằng hắng một tiếng rồi nói :

  -Cậu là người có số đào hoa,  cậu làm ra rất nhiều tiền bạc, vợ con cậu sau này không được hưởng gì số tiền cậu làm ra, ngược lại bị sẽ tốn kém tiền bạc, tình cảm với cậu nữa, chung quanh cậu rất nhiều người nữ muốn kết thân, có người biết cậu có vợ con nhưng họ vẫn muốn làm con thiêu thân, có người chỉ lợi dụng tiền bạc của cậu thôi, số cậu từ nay đến lúc xế chiều cậu sẽ vướng vòng lao lý ít nhất năm ba lần, về già vậy sẽ rất cô đơn

Và sống trong nghèo khó đến cuối đời.

 Tuy nghe hậu vận của mình không được tốt, nhưng bù lại Ngọ lấy làm vui sướng khi nghe thầy cho biết mình mang số đào hoa, và tiền bạc rủng rỉnh.... 

                               ***

  Một năm sau ngày cưới, tưởng đâu hạnh phút sẽ mĩm cười với mình cho đến trọn đời, Liên nào ngờ trong thời gian mình bụng mang dạ chửa thì Ngọ đã âm thầm sống với một cô gái khác, ngày trước Liên thì ngây thơ tin chồng mình chung thủy vô cùng, vì trong ngày cưới khi má của Liên cầm tay con mình trai cho thằng rể với câu nói:

  -Con Liên nó khờ lắm, có gì con chăm sóc cho vợ con giùm má nhe.

  Với đôi mắt rươm rướm lệ, chàng Ngọ nhà ta hứa với nhạc mẫu như đinh đóng cột:

  -Tía má khỏi bận tâm, con thương Liên lắm, con sẽ chăm sóc em Liên đến ngày răng long đầu bạc mà.

Nghe con rể nói lời hay lẽ phải, má của Liên bùi ngùi đáp lời:

 - Ba má cảm ơn con .

  Vậy mà, khi Liên chuẩn bị khai hoa nở nhụy, Ngọ không có mặt bên vợ để chia sẻ nỗi đau phải " Banh da xẻ thịt" sinh đứa con đầu lòng, tức mình thằng con trai vô cảm của mình, má Ngọ chửi đổng lên :

  -Cái thằng Ngọ quỷ này, vợ con vậy đó không lo, giờ này nó đi ta bà chốn nào mà chẳng vô nhìn mặt con.

  Nghe má mình chửi anh Hai quá mạng, con Hiền em của Ngọ phân bua thế cho anh mình:

  -Má ơi, ảnh đang đứng coi xây cất cái bệnh viện ở quận nên bỏ đi đâu được má, có bề gì như xập tường, giàn giáo lật đỗ, thì nguy hiểm cho người thợ lắm, nếu xui có người bị chết hoặc thương tích thì đền bù chết luôn nhiều khi còn bị ở tù nữa, kệ ảnh đi má.

  Bà Tám má của Hiền nghe con gái bênh thằng anh mình, trong bụng bà cũng mừng thầm vì nó đã gỡ một tình huống khó xử cho bà, tuy vậy để củng cố niềm tin cho Liên là bà lúc nào cũng quý mến bảo vệ dâu con trong nhà với tinh thần "quân pháp bất vị thân"  bà Tám nói:

  -Con Ba mầy nữa, cái gì mày cũng bênh cho thằng Hai hết ráo vậy, tao nghe râm ran thiên hạ đồn đãi thằng quỷ này nó đang léng phéng với con Sương con của bà Ba bán  bánh canh ở dưới chợ cầu Ngang đó bây, tao mà biết đích xác tao từ nó luôn, cái thứ gì....

  Bà bỏ ngang câu nói, không dám rủa xả thằng Ngọ thêm nữa, dù gì nó cũng là núm ruột của mình, nếu nó có bề gì thì bà sống không nổi do bà thương yêu quý tử của bà từ tấm bé đến tận bây giờ .

  Bà Tám cứ ngỡ rằng Liên chưa biết thoái trăng hoa của chồng mình, nghe câu nói của bà với con Hiền khiến Liên chạnh lòng với cặp mắt long lanh nước mắt..

 Chợt thấy Dâu mình khóc, bà Tám áy náy trong lòng nên bà buộc miệng  hỏi :

 -Vụ gì mà khóc vậy con, có má với em con đây con đừng buồn, để thằng Ngọ về mà làm cho nó một trận cho con vui lòng.

 Liên chống chế :

  -Con đâu có khóc, tại bụi bay vô mắt con thôi má à.

  Sau khi biết tỏng tòng tong, dâu mình buồn lòng, bà Tám cũng mũi lòng bà quỳ xuống ôm Liên vào lòng như muốn chở che đùm bọc, rồi bà nhủ thầm trong bụng:

 -Đúng cha nào con nấy, nó giống y thằng cha nó ngày xưa hà, cái thứ gì đâu đó.

 Sở dĩ bà Tám thốt ra câu này, vì thằng Ngọ nó lập lại một kịch bản y chang tía của chàng ta thực hiện mấy mươi năm về trước với bà .

                               ***

  Từ hôm được ông "Chồng hờ" sắm cho chiếc xe SH 150i màu mận chín, Sương vô cùng hành diện, hầu như suốt ngày cô nàng cứ chăm chút cho chiếc xe, riêng với Ngọ cô nàng cũng ra sức xem chừng yêu thương chàng nhiều hơn nữa, Ngọ đâu biết rằng "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", cô Sương sống hai mặt hàng ngày mà Ngọ nào hay biết, khi có mặt Ngọ thì cô ta cố ra chiều mặn nồng tình nghĩa, khi Ngọ vừa khuất bóng thì có gã nhân tình trẻ măng thế vào, cả Ngọ và Sương đều trở thành "Trâu già mà gặm cỏ non", những lúc cần Ngọ cung Phụng tiền bạc, Sương õng ẹo nói :

 -Anh à, má Vợ bệnh quá kìa, cho tiền má đi trị bệnh đi anh.

  Sau câu nói nàng ghì chặt Ngọ vào và hôn tới tấp, Ngọ như lạc vào mê hồn trận móc túi đếm xỉa cho Sương mệt nghỉ...

                              ***

  Đứa con gái đầu lòng vừa đầy tháng thì Ngọ kiếm chuyện để ra đi, Ngọ dự tính dọn về ở hẳn với cô nhân tình bé nhỏ kia, ngày nọ nhân buổi cơm chiều, Ngọ tỉ tê với Liên:

  -Em à, anh phải vắng nhà một thời gian khá lâu, vì đang có một hợp đồng xây cất lớn lắm, công việc rất nhiều anh phải ở luôn tại công trường, lâu lâu anh sẽ về thăm và đem tiền về cho em chi dụng.

  Liên bất ngờ sau lời thông báo này, nàng đang mơ hồ có đám "mây đen" thật sự che khuất tình cảm của hai vợ chồng, nghĩ tới con vừa đầy tháng, nghĩ đến phận mình đang tá túc phía nhà chồng, không còn cách lựa chọn nào khác Liên đành gật đầu để cho Ngọ đi làm ăn xa.

  Hôm sau Ngọ gom quần áo vào valy rồi  lái xe trực chỉ về xóm cầu Ngang, do không hẹn trước với Sương vì Ngọ muốn dành cho cô vợ nhỏ niềm vui bất ngờ từ nay không phải cất công đi đi về về nữa, Ngọ nghĩ rằng chắc Sương sẽ thích thú điều này.. 

 Xe dừng trước cổng, Ngọ thấy nhà Sương không đóng cửa, bà vú già của Sương đang cầm chổi quét lá ngoài sân, khiêng valy vào nhà Ngọ vui vẻ chào nà vú:

 -Chào Vú con mới về, vợ con đâu vú.

 Thấy Ngọ vô nhà và nghe câu hỏi của chàng khiến bà vú già biến sắc, bà ú ớ:

 -Cậu Hai mới dìa hả, cậu...cậu để tui đem đồ dô nhà cho, mợ ..mơ.. Còn ngủ ở trỏng á, mợ nói mất ngủ dữ lắm nên không muốn ai quấy rầy, hay cậu Hai ra chợ uống cà phê chút đi, chờ chút xíu mợ thức dậy rồi dìa, dậy nha cậu .

 Lấy làm lạ thái độ bất thường của bà Vú, trong đầu Ngọ thoáng nghi ngờ, bỏ mặc bà vú Ngọ đi thẳng vào phòng ngủ của Sương, trước mắt ngọ Sương và gã trai trẻ quấn nhau ngủ vùi chẳng hay biết ông chồng hờ bắt đầu nỗi cơn thịnh nộ:

 -Sương, sương dậy mau, thằng kia nữa dậy tao biểu. 

 Đôi tình nhật giật bắn người thức giấc khi nghe tiếng thúc giục của Ngọ, theo quán tính họ chụp vội cái mền che chắn hai thân thể đang lõa lồ trước mắt Ngọ, dường như thấy đất trời sụp đỗ dưới chân mình, Ngọ không ngờ cô vợ bé của mình lại quá quắt như vậy, Ngọ cung phụng cho nàng ta không thiếu thứ gì vậy mà nàng cam tâm cắm hai cái sừng to tướng lên đầu mình lúc nào chàng chẳng hay, bao ghen tuông bực dọc trỗi dậy, giận quá mất khôn, Ngọ lao vô đấm đá túi bụi vào tay thanh niên lái "máy bay đầm già" này một cách điên cuồng khiến gã co rúm người lại chịu trận, nhưng cái đau hơn nữa là Sương thay vì năn nỉ van xin tha thứ , nàng ta lại xông vài che chở cho tình quân bé bỏng của mình, điên tiết Ngọ vung chân đạo mạnh khiến Sương té nhào vào vách tường rồi gục xuống nền nhà bất tỉnh, bà vú già thấy vậy la làng :

 - Giết người, bớ làng xóm giết người, cứu... Cứu . 

Bà con chòm xóm bu quanh, vài ba thanh niên lực lưỡng nhào vô vật Ngọ xuống đất rồi trói thúc ké Ngọ lại. 

  Bị giải về bót và ra tòa lảnh án hai năm tù về tội hành hung người gây thương tích, Ngọ được đưa về thụ án ở trại giam nơi cùng trời cuối đất, thời may cho Ngọ có người biết Ngọ là chồng của Liên, nên khi mãn hạn tù anh ta ghé lại nhà cho Liên hay, nghe tin dữ về chồng mình, Và nghe cớ sự khiến Ngọ vướng vòng lao lý, chẳng những Liên Không ghét bỏ mà nàng còn bồng đứa con thơ chưa biết mặt cha lặn lội đường xa thăm chồng, thấy vậy lối xóm mới nhận xét:

 -Cha nội Ngọ này gặp bà Liên là vợ thì sướng thấy mồ tổ mà không biết điều còn quậy banh chành luôn, cái thứ gì đâu đó, gặp tui cho rục xương trong tù luôn còn lâu mới thăm nuôi.

 Sáng nọ đám tù xúm lại nghe kêu tên thăm nuôi:

 -Trần văn Ngọ, đội sản xuất số 2 ra thăm nuôi.

Cũng khá lâu, từ lúc vướng vòng lao lý như dự đoán của ông thầy bói già nói ngày nào nay đã linh ứng, Ngọ nghĩ chắc chẳng ai biết mình đang tù rạt nơi này, vậy mà hôm nay có người thăm nuôi, chẳng đoán được ai nhưng trực giác báo cho Ngọ biết ngoài Liên ra chắc chẳng còn ai thăm mình, gặp mặt Liên, Ngọ sượng sùng vô cùng, chàng toan quay đầu vào trại vì mắc cỡ với lương tâm, nhưng Liên đã đoán biết nàng vội kêu lên:

  - Mình ơi ! Có con gái ghé thăm anh nữa nè.

 Nghe Liên gọi hai tiếng mình ơi trong hoàn cảnh trớ trêu như thế khiến tự dưng hai hàng nước mắt của Ngọ lăn dài trên gương mặt già nua, Ngọ quay lại đến bên Liên ôm choàng hai mẹ con nàng và khóc tức tưởi, Ngọ thì thầm:

 -Anh biết lỗi rồi, anh hứa sau này quay về làm lại từ đầu, sẽ yêu thương em và con cho đến trọn đời.

 Liên cũng lệ chảy đầm đìa, đứa bé vẫn lặng thinh vì cháu chưa biết được chuyện gì đang xảy ra trong một khúc quanh cuộc đời của song thân mình.

                                ***

  Ông bà mình thường nói : "Ngựa quen đường cũ, hoặc chứng nào tật ấy" nhằm ám chỉ cho những người tay trót nhúng chàm lầm lỗi chuyện gì đó, đã không hối lỗi thì thôi, đàng này họ lại tiếp tục dấn thân vào vũng lầy tội lỗi.

   Ra tù về với gia đình Ngọ rất hân hoan, chàng mang cảm giác như chim sổ lồng sau những tháng ngày bên trong song cửa sắt, thiên hạ ví von "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại" ai cũng hiểu câu này, nhưng những ham muốn tầm thường , những lòng tham , những tính khí ác đức đã đưa họ đọa đày vào chốn địa ngục trân gian này, Ngọ có giữ lời hứa với Liên hay không, một câu hỏi mà Liên cứ suy nghĩ mãi. 

  Được vài tháng hít thở không khí tự do, trở lại làm ăn Ngọ kiếm được nhiều tiền, rồi dường như cái máu mê gái, cái thói trăng hoa trong máu đã ngấm vào từng tế bào nên căn bịnh ngoại tình lại có dịp bùng nổ theo đà ăn nên làm ra của Ngọ, chàng ta lao vào những mối tình không có tương lai, tình thật cũng có, tình ảo trên mạng cũng có...

  Sau khi bị vướng vòng lao lý lần thứ ba vì cái tội không đâu đúng theo quẻ bài của ông thầy bói già dạo nọ, Ngọ móc nối với các chủ tàu nên cả gia đình Ngọ sang định cư một nước giữa trùng khơi vây bủa, trớ trêu là lần nào chàng ta vướng tù tội thì chính cô vợ chính thức thăm nuôi, còn những cô bồ, cô vợ hờ chẳng thấy cô nào nhớ đến Ngọ mà thăm nom, vậy mà đến ngày lên tàu vượt biển, chàng Ngọ cũng cố kéo theo một bóng hồng cho riêng mình với danh nghĩa đứa cháu thân thương , cả nhà bên chồng của Liên biết vậy giận lắm, có người buộc miệng nói khi ghe còn lênh đênh giữa trùng khơi vây bủa:

 -Ta nói cái thằng Ngọ hết thuốc chữa rồi, tới nước này mà nó còn đèo bồng, con Liên này tiền kiếp chắc nợ thằng Ngọ này dữ lắm nên mới khổ tâm vầy nè.

  Ngọ chẳng vừa, trả treo lại câu nói của ông anh mình liền:

 -Tui vậy đó, ai thích thì ở, không thích thì chia tay , vậy thôi.

 Ngồi trên ghe đang lênh đênh không biế đâu là bến bờ, Liên muốn lao mình xuống biển sâu kia để tránh xa người từng đầu ấp tay gối mà thốt ra những lời quá tệ hại khiến cho những người thân đau lòng, nhưng nghĩ đến con của mình sẽ bơ vơ giữa chợ đời nàng không cam tâm vì tục ngữ có câu :

  "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường "  hoặc là " Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm".

  Định cư xong Liên cùng các con bươn chải cuộc sống nên chẳng mấy chốc đời sống tương đối dễ thở hơn khi mới đến, Ngọ cũng ở chung trong căn nhà với mấy mẹ con Liên, anh ta như người ở trọ  chính trong căn nhà của mình, tiền bạc làm ra, anh cung phụng cho đứa " Cháu" kết nghĩa kia, đã vậy anh còn mở thêm nhiều đại lý tình yêu trên không gian mạng.

 Nhiều cô gái nhẹ dạ, đã hẹn hò cùng anh , nhiều bà mẹ trẻ di nửa đường gãy gánh cũng vướng vào mảnh lưới tình anh giăng sẳn, khi họ phát hiện anh có vợ con thì một số rút lui và một số cố "theo đóm ăn tàn", các con anh nay đã lớn khôn thấy tía mình không còn là người cha mẫu mực hất hủi vợ con nên các cháu xem như ông đã chết mặc dù ông sẽ còn hiện diện trên cõi đời này rất lâu.

  Câu chuyện còn dài, tôi không thể viết hết do thời gian hạn hẹp, tôi không tin vào bói toán, nhưng lời ông thầy bói già nọ đã là câu kết cho cuộc đời của Ngọ nhà ta sau này rồi đúng không các bạn.

                             

              (22.9.2917 - 14h49pm)

20170922_395280740

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền