+HHSG 43- Tình Già (Truyện Ngắn) Nhà Văn Hai Hùng SG (Sài Gòn- VN)

 

Nhà Văn Hai Hùng SG

 

TÌNH GIÀ.

         

   Ngồi dựa lưng vào gốc Dừa nằm ven bờ con rạch chạy dài trước nhà, chị Hai với đôi mắt đăm chiêu và đượm buồn, chị nhìn về phía cây cầu ván bắt qua phía bờ bên kia con rạch, nơi đó đã in dấu nhiều kỷ niệm khiến chị buồn ảo não, trời càng về chiều những tia nắng vàng vọt còn sót lại dường như nó cố "len lõi" chiếu  xuống mặt đất trước khi tắt lịm để nhường lại bóng đêm nhanh chóng bao phủ vạn vật..

 Cô Năm Đường người hàng xóm của chị Hai đang tất tả quay về nhà sau một ngày gặt hái trên cánh đồng bưng phía bên kia sông, chừng khi đi ngang qua cây Dừa nơi chị Hai đang ngồi thẫn thờ, lấy làm lạ cô Năm lên tiếng hỏi:

  -Úy mèn đéc ơi, trời gần sụp tối rồi sao chị Hai còn lò mò ra đây mần chi, thôi (dô) nhà nghỉ ngơi đi chị, ở đây chút nữa ba con Muỗi nó "Thiêu" chị chết luôn bây giờ.

 Nói có bấy nhiêu, không đợi chị Hai trả lời, cô Năm đi nhanh tới nắm tay kéo chị Hai đứng dậy để trở bước vô nhà, dường như chưa muốn nghe theo lời khuyên của cô Năm Đường, chị Hai kéo trì tay cô Năm lại rồi nói:

  -Tui muốn ngồi đây chút nữa chị Năm ơi, trong nhà buồn lắm ngồi đây coi (dậy) mà khuây khỏa, chị Năm có (quởn) ngồi đây chơi (dới) tui một chút.

 Vốn là chổ thân tình, biết được tâm trạng chị Hai không được tốt sau cái chết của ông Hai Hiền ở xóm chợ, nên cô Năm đành ngồi xuống kế bên chị Hai rồi cô Năm cất tiếng khuyên nhủ:

 -Thôi đừng buồn nữa chị Hai à, dù sao anh Hai Hiền cũng yên phận rồi, anh biết chị nặng tình như vầy chắc ảnh cũng mãn nguyện lắm đó.

  Nghe cô Năm nói vậy, chị Hai bất chợt nấc lên nghẹn ngào:

  -Chị Năm (hông) biết đâu, tui thương ổng lắm, ổng mất đi tui như thiếu hẳn một phần máu thịt của mình, ngẫm lại mấy đứa nhỏ nhà tui cũng quá đáng, nếu tụi nó thấu hiểu nỗi cô đơn của tuổi già thì chắc tụi nó không làm dữ khiến anh Hai buồn bã lâm trọng bệnh rồi qua đời.

  Cô Năm dường như cũng nghẹn lòng sau câu nói của chị Hai, dằn cảm xúc đang trào dâng trong lòng, cô Năm an ủi thật chí tình:

  -Chuyện dĩ lỡ hết rồi chị Hai, tui thấy con Phước con Lành  hối hận lắm rồi, chị cũng đừng trách các cháu, vì sấp nhỏ nó thương chị, nó đã mất cha rồi, nay tụi nó không muốn "mất" luôn cả mẹ đó thôi.

  Chị Hai nuốt lệ vào trong, chị khẽ gật nhẹ đầu sau câu nói của cô Năm , rồi chị cố nhướng mắt nhìn về phía cây cầu ván để cố tìm lại hình bóng người đã khuất...

                      ***

  Lòng đau quặn thắt khi tiển người chồng quá cố mình về "bên kia thế giới", chị Hai nhất quyết ở vậy nuôi con, chị sẽ không "bước thêm bước nữa", chị dốc lòng lo làm ăn để nuôi Phước và Lành hai con gái thật dễ thương của mình để chúng nên người.

 Hàng ngày chị gánh nồi chè ra ngồi bán ngoài chợ quận, hôm nọ khi bày biện xong gánh chè ngoài hàng hiên phía trước nhà của người quen ngoài chợ, chị Hai đang lấy cái vá múc chén chè đậu xanh đầu tiên ra để cúng người khuất mày khuất mặt nhằm van vái họ phù hộ cho chị mua may bán đắc, chưa múc xong chén chè bổng dưng chị Hai nghe tiếng của một người đàn ông vang lên:

 -Chào cô Hai, chèn ơi tui đang thèm chè dự định đi dạo một vòng chợ tìm mua, ai dè hên quá chừng tui vừa xẹt ra đường thấy cô Hai ngồi bán đây rồi, cô cho tui chén bự bự đi, nhiêu tiền cứ tính tui trả cho. Ồ không, cô lấy tui chén cô đang múc cũng được, thèm lắm rồi cô Hai ơi!

 Chị Hai nghe ông khách đòi lấy chén chè mà chị dự định cúng cho "Cô hồn", chị Hai giẫy nẩy lên nói với ông khách:

 - Í đâu có được ông anh, chén này tui cúng cho bá tánh, ông anh ngồi chờ chút xíu đi, tui thắp nhang xong tui múc cho ông anh Liền.

 Ông khách nghe chị Hai nói vậy ông bèn lên tiếng:

 - Ấy chết, tui không biết cô Hai múc để cúng, thiệt tui "lỗ mãng" quá, xin lỗi mong cô Hai bỏ qua cho.

 Chị Hai nở một nụ cười thật tươi với ông khách để ông khỏi áy náy chuyện vừa rồi, trong khi chờ đợi ông khách tìm cách gợi chuyện:

 -Tui là Hai Hiền nhà cũng gần đây, tui lên Sài gòn mần ăn bấy lâu nay, lâu quá nhớ nhà về thăm sấp nhỏ, tự nhiên tui lại thèm chè nên thả bộ ra mua, hồi trước trong nhà Lồng chợ ở đây có bà Tám bán chè chuyên môn luôn, từ ngày bả về "Chầu ông bà" rồi tui không ăn chè ở đâu nữa hết, ăn của bả mấy chục năm rồi, ăn chổ khác dỡ lắm.

 Dường như biết mình đang nói hớ, ông Hai Hiền vội sửa sai :

 - ý tui không phải chê bai người khác bán chè như cô Hai đây đâu, nhưng ăn một chổ nó quen rồi cô Hai, mà chắc cô Hai nấu cũng ngon lắm đây, tui nhìn cái màu chè là biết ngon hay không liền thôi.

 Chị Hai thấy ông khách là dân cố cựu nơi này, và ông đã ăn chè của cô Tám mình mấy mươi năm thì kể ra rất thân tình, bởi qua cách nói của ông ta cô Hai đoán được như vậy, cô Hai bèn trả lời:

 - Cha ông anh đây cũng rành rẽ về chè quá há, tui cháu kêu bà Tám bằng cô ruột, tui là "Truyền nhân" của bà Tám đó ông anh.

 Nghe chị Hai giới thiệu về thân thế của mình, ông Hai Hiền mừng như bắt được vàng vì ông ngỡ mình chẳng còn cơ hội thưởng thức mùi thơm quen thuộc của nồi chè do bà Tám bán cho ông ăn từ thuở thiếu thời, vậy mà hôm nay ông lại có dịp thưởng thức mùi của hương vị ngày xưa.

 Ăn một lúc ba chén chè, ông Hai Hiền chép miệng tỏ vẻ còn thèm thuồng, ý muốn kêu cô Hai múc thêm chén nữa, nhưng ông ngại ngùng, vì sợ cô Hai quở mình ăn gì mà như:"Hạm nhà binh" nên ông trao trả cái chén không lại cho chị Hai, vừa kêu chị Hai tính tiền ông ta vừa móc bóp lấy tờ giấy bạc một trăm đồng mới cứng trao cho chị Hai, ông Hai Hiền nói:

 - Cô Hai nè, cô múc cho tui thêm bốn bịch đem (dìa), tối tui ăn tiếp, công nhận cô Hai nấu hương vị đúng y bon như bà Tám bán ngày xưa.

Trong khi chờ đợi chị Hai múc chè, ông Hai Hiền hỏi thăm nhà cửa, gia cảnh của chị Hai, vốn là dân miền thôn quê chất phát nên chị Hai nói hết sự tình nhà cửa của mình, hai người nói chuyện coi bộ rất tâm đầu ý hợp. Trao cho ông Hai Hiền bốn bịch chè và tiền thối lại, chị Hai thòng thêm câu nói:

 - Bán chè bấy lâu nay ở đâu, tui chưa thấy ai hảo ngọt như ông anh nha, chắc ai ăn nói ngọt ngào chắc họ lấy hết của ông anh hồi nào không hay đa.

 Ông Hai Hiền nghe chị Hai nói chơi như vậy ông thích chí cười tít mắt, ông lấy bốn bịch chè, còn số tiền chị Hai thối lại ông nhẹ nhàng đặt lại vào cái rổ tiền của chị Hai, ông nói:

 -Cái này tui gửi cô Hai, coi như phụ thêm tiền củi lửa cho cô Hai nấu chè, còn không nấu chè thì coi như tui góp củi nấu cơm chung.

 Chị Hai e ngại cằm số tiền trao lại cho ông Hai Hiền,  người đẩy qua người kéo lại khiến bàn tay họ chạm nhau liên tục làm cho chị Hai mắc cỡ đỏ cả khuôn mặt, còn ông Hai Hiền là  một "Gà trống nuôi con" bấy lâu nay đã thiếu vắng mùi hương của đàn bà, nay chung đụng như vậy cũng khiến ông cũng bồi hồi xao xuyến giống hệt như hồi ông vâng lệnh song thân về quê cưới vợ, dường như để gỡ thế bí đang xảy ra, ông Hai Hiền bạo gan nắm cả bàn tay chị Hai rồi ông nói:

-Cô Hai à, hoàn cảnh nhà cô vừa nói khi nãy thật đơn chiếc, hơn nữa tui mở hàng, tui sợ cái vía của tui nó nặng, lỡ dại cô bán không chạy thì coi như tui bù đắp thêm cho vui thôi mà, thà cô nhận cho chứ đừng đốt "Phong long" tội nghiệp tui nhe.

 Nói xong câu trên ông Hai Hiền cười khanh khách, cô Hai thấy giằng co riết lỡ có ai thấy họ đàm tiếu chịu đời sao cho thấu, chị Hai cất tiền vô rổ và nói:

 -Coi như tui cất tiền giùm ông anh nha, nay mai muốn ăn thì ghé lại ăn, tui trừ từ từ cho đến hết, ai đời tui lấy tiền của ông Anh coi sao cho đặng.

Sau câu nói trên cả hai người chúm chím miệng cười, vì họ "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e".

 Buổi ban đầu ông và chị Hai gặp nhau như vậy đó, dù cho mới sơ giao vậy mà cả hai đã phút chốc có cảm tình với nhau, nói theo dân gian đây là hau người đã bị "Sét đánh" ngang trời và dường như họ đã là duyên là nợ với nhau tự kiếp nào...

                        ***

  Sau nhiều ngày ăn chè của người mình để ý yêu thương, trong bụng của ông Hai Hiền có lẽ lúc nào chè nó cũng nhiều hơn cơm là cái chắc, cho đến một hôm, cũng chén chè trên tay, ông Hai Hiền nói với chị Hai ý định ông sẽ đến nhà chị Hai chơi và để tìm cách "hợp thức hóa" tình trạng của hai người cho hai chị em con Phước con Lành chấp nhận cho chị Hai bước thêm bước nữa, nghe tình lang của mình nói ra ý nghĩ trên  khiến chị Hai nhà ta "tá hỏa", trong thâm tâm chị cũng thật lòng yêu thương ông Hai Hiền, vì ông là một người có vai vế trong làng xã nơi này, hơn nữa ông Hai tính tình cũng hiền lành chân chất, chị Hai đến với ông cũng không có gì phải áy náy, có điều hai đứa con của mình, chắc chắn chưa sẳn sàng cho mẹ chia sẻ tình cảm cho một người xa lạ, nên chị Hai ngần ngại nói:

 - Anh Hai nên từ từ đi, em sợ hai đứa nhỏ nó phản ứng  làm anh buồn, để em nói xa nói gần ướm thử lòng tụi nó ra sao cái đã.

  Ông Hai Hiền nóng ruột, ông nói

 

  -Anh không vợ, em không chồng trên nguyên tắc mình công khai sống với nhau được mà, cứ đi làm hôn thú trước rồi chọn ngày lành tháng tốt mình làm mâm cơm cúng ra mắt hai bên, lúc đó con em và con anh phải chấp nhận chuyện đã rồi thôi, vì "gạo đã nấu thành cơm" chẳng lẽ đem đỗ bỏ.

Chị Hai nghe vậy tron lòng vẫn còn phân vân, phần thì ông Hai Hiền cứ đốc thúc ngày một, có lúc ông còn viện dẫn:

 -Hai đứa mình đâu còn trẻ nữa đâu, nếu không tính sớm để nương tựa cùng nhau thì đến bao giờ hả Hai.

 Trước áp lực tình yêu khiến chị Hai quyết liều một phen, chị chấp nhận cho ông Hai Hiền đến nhà ra mắt hai đứa con của mình...

                        ***

  Đích thân ông Hai lái chiếc Citroen đến nhà chị Hai, xe đến chiếc cầu ván phải dừng lại, ông Hai cho xe de sát vô mé sân nhà của căn nhà nằm gần đó, con nít, ông bà già, thanh niên trai gái xúm lại xem một hiện tượng lạ lẫm khi thấy ông Hai Hiền trong bộ Veston rất trịnh trọng, ông khệ nệ ôm quà cáp lội bộ qua cây cầu ván để thẳng tiến đến nhà người yêu của mình, làng xóm lúc này chộn rộn hẳn lên, người hiếu kỳ đi theo như xem đám hội hè của làng, bầy chó trong xóm được dịp hùa nhau sủa inh ỏi cả một góc xóm, trong nhà mình con Phước , con Lành thấy dòng người đông đúc tiến đến nhà mình, tội hai đứa không kịp hiểu ra chuyện gì thì chị Hai từ trong sau chái bếp chị tất tả chạy ra, chừng thấy ông Hai Hiền "Bày binh bố trận" quá sức tưởng tượng khiến chị chới với, chị thầm trách ông Hai:

 -Cái ông quỷ này bày cái trò gì đây không biết, um sùm kiểu này làng trên xóm dưới hay hết ráo rồi còn gì, thiệt là ....

Buổi cơm thân mật trong nhà chị Hai diễn ra gượng ép, bởi hai đứa nhỏ nó chưa sẳn sàng cho chị Hai vui duyên mới, nên khi nghe hai ông bà cho hay ý định gá nghĩa cùng nhau của mình thì hai đứa khóc như mưa, đứa thì đòi bỏ nhà đi biệt xứ, đứa thì đòi về ở chung với chú thím Út em của ba nó...

                        ***

 Sau bữa cơm, ông Hai Hiền thất thiểu ra về, đến cây cầu ván ông quay lại nhìn lần cuối căn nhà ông định vào nương náu cuối đời với chị Hai, bà con chừng hiểu chuyện có người thương cảm cho ông, có người lại đứng về phía hai đứa nhỏ.

  Đến khi chiếc Citroen khuất hẳn sau hàng rào của nhà cuối xóm, mọi sinh hoạt trở lại bình thường như chưa từng có chiếc xe này léo hánh đến đây.

                           ***

  Cứ chiều đến chị Hai ủ rũ ngồi dựa gốc Dừa, cô Năm Đường khuyên lơn đủ điều nhưng chị Hai bỏ ngoài tai, rồi không hiểu cô Năm nói điều gì thì tự dưng chị Hai mừng vui ra mặt, cả hai cười khúc khích như chưa từng xảy ra việc gì...

                        ***

  Hai đứa con thấy mẹ buồn bã suốt ngày, nên tỏ vẻ ăn năn về việc phản ứng thái quá với ông Hai Hiền khiến ông "từ giả cõi đời "...

  Một sáng nọ, con Lành đang học bài trước nhà, bổng bó thấy dáng một người như ông Hai Hiền, ngỡ mình gặp ma giữa ban ngày, vì nó đã nghe xóm làng bàn tán về cái chết của ông khiến nó la làng:

 -Má ơi! Cứu con, ma , ma,ma.

 Nghe con la làng chị Hai tức tốc chạy lên nhà trên, thấy Ông Hai Hiền đứng giữa nhà, chị khóc như mưa. Thì ra ông Hai Hiền cao tay ấn giả chết để thử lòng mọi người, mà việc này có sự đạo diễn của cô Năm Đường.

                      ***

  Qua cơn sóng gió, mọi việc diễn ra như ý muốn, chị Hai và ông Hai Hiền hạnh phúc cùng con Phước, con Lành trong căn nhà nhỏ hàng ngà tràn ngập tiếng cười.

 

SG. Một ngày lạnh giá 21.12.07

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền