*TĐA 4- Tôi Với Cà Mau Cùng Nhịp Thở Long Đong Của Nhà Thơ Đà Thạch (Cà Mau- VN)

 

Nhà Thơ Thạch Đà

 

 

TÔI VỚI CÀ MAU CÙNG NHỊP THỞ LONG ĐONG 

 

   Khổng Tử nói : …tam thập nhi lập… ( ba mươi tuổi lập thân ) mà lập cái gì ? lập đức , lập trí , lập công , lập ngôn . Trần Đức Tín ba mươi tuổi là giáo viên dạy văn ở trường trung học phổ thông Sông Đốc . Anh đã lập đức , lập trí , lấp công dù ở phạm vi thị trấn nhưng ai cũng biết và bây giờ anh lập ngôn . Bằng cách ra tập thơ ở tuổi ba mươi “ Rồi mình cũng xa lạ nhau “ Trần Đức Tín thể hiện đam mê cháy bỏng với thi ca .

Người xưa nói : ở đời có bốn việc bất tử ( công đức lớn , sự nghiệp lớn , công trạng lớn và văn chương lưu lại đời ). Trần Đức Tín không có tham vọng dùng văn chương để tạo tiếng tăm lừng lẫy . Mà làm điều ấy trong thời buổi hiện nay khó khăn vô cùng . Chỉ là “ hiện tượng thơ “ trong đời sống thi ca Việt Nam đã khó , huống chi lưu danh lại đời sau . Tôi tin Tín không có tham vọng đó , chỉ là lửa thi ca hừng hực trong anh .

Khởi đầu làm thơ từ thời phổ thông , trải qua thời sinh viên và giáo viên . Giọng thơ Trần Đức Tín biến đổi theo thời gian , từ non nớt đến từng trải và chiêm nghiệm . lúc đầu thơ anh còn ảnh hưởng thơ Mới (giáo viên dạy văn ) dần dần anh đi sâu vào cái tôi đa cảm và sâu sắc . Anh viết về quê hương U Minh – Khánh Hội nơi anh cất tiếng khóc chào đời :

Tôi nhớ Cà Mau - mưa đầu mùa rát mặt 

trên bùn lầy ảm đạm xứ U Minh, tuổi thơ tôi nguệch ngoạc vết ngang những con còng 

heo hút gió bông tràm rú gọi 

tiếng toạc toẹt ung khói chiếc kohler

nhuộm sẫm màu chiều bên xóm vắng

tôi nhớ em

chỉ hai mùa mưa nắng cũng đủ thấm anh tầm tã suốt nửa đời 

Anh viết về những lần anh phiêu bạt rời quê hương mà đau đáu niềm riêng :

Từ lâu tôi nuôi giấc mộng đi hoang 

Chân vội vã những khung trời xa lạ 

Từ ly biệt thôi chẳng còn rên siết 

Nhưng vẫn khóc mướt chiều, đau đáu ánh mắt quen...

Trần Đức Tín quan niệm : kẻ lãng mạn chồn chân khi ở yên một chỗ. Đi xa là để trở về , xa để nhớ , xa để yêu thương …

Có những cuộc hành trình con không dám nói với mẹ 

Mi mắt mẹ buồn như mảnh vỡ giọt sương 

Có những con đường chẳng thể nhớ nổi tên

Nghe vang vọng chân đau hay đá sỏi 

Chiếc áo cũ úa màu nhàu nát 

Cái võng cuối trời ùa nỗi nhớ mông mênh

Tôi ly hương trong lòng như quán vắng, mái trọ nghèo in đậm vết rong rêu

Ra đi, ra đi không hẹn như người hẹn 

Sao chiều bồn chồn đến tím biếc Hậu Giang

Mưa nhạt nhòa, mưa cũng đi hoang

Ra đi ra đi rưới đau buốt lên từng nền đất lạnh 

Để lúc trở về gục khóc những yêu thương. 

Trần Đức Tín là nhóm trưởng của bút nhóm : Hoa Nắng Biển . Anh truyền lửa thi ca cho các thế hệ đàn em . Cuộc sống ở Sông Đốc sôi động và nhộn nhịp về kinh tế . tuổi tác ngày một lớn lên , cảm xúc ngày một khô cạn , như anh từng viết :

Từ độ em bước sang ngang

Xuân kia cũng chỉ: lá vàng, cây khô!

Bỏ quên một cuộc hải hồ

Tôi về giữ lấy: cây khô, lá vàng!!!

Nhưng tôi tin , anh vẫn giữ lửa đam mê với thi ca. Vì nghề nghiệp tiếp xúc thường xuyên với văn học , tiếp xúc với học trò , tự làm trẻ hóa tâm hồn mình , vì một tình yêu thi ca , yêu văn học , yêu người , yêu đời , yêu cuộc sống .

Qua bão giông sao em còn tiếp lửa ?

Đến cuối trời cháy, tàn, lụi, trong nhau!

 

3/2018

THẠCH ĐÀ 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền