*TĐ 10- Vết Thương Lòng (Tiểu Thuyết- Phần 10 ) Tác Giả Thủy Điền (GER)

 

Tác Giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết

"Vết Thương Lòng " Phần 10

 

   Kể từ khi thằng An ra đời, ra đường ai cũng gọi ông bà đều là ông bà Cả cả. Thái độ nghiêm

 

nghị, cách đối xử, sự xưng hô xưa nay ông đã có. Bởi thế, dù là bạn ngày xưa chí tình như vợ

 

chồng thầy Lân khi gặp nhau giữa đường hay trong tiệc tùng, đình đám Họ vẫn xưng hô chúc

 

tụng một cách đàng hoàng. Không vì lẽ đó mà ông xem thường những người quí trọng xung

 

quanh mình, mà trái lại ông càng quí mến hơn vạn lần.

 

     Vân An ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc như bao chàng trai thời lứa khác.

 

Ngoài đường súng đạn dập dìu, an ninh bất ổn. Số phận con người không còn là cái rủi may,

 

mà được định đoạt bằng những viên pháo vô tình từ đâu đến. Sự cẩn thận của người mẹ hiền,

 

buộc An phải quấn quýt trong căn nhà cổ kính suốt mấy năm dài, chỉ biết ôm chặt mái ấm gia

 

đình, bên thửa ruộng, nương cau. Con Vện hằng ngày là bạn chung tình, chí nghĩa nó miệt

 

mài với An từ sáng sớm, đến chiều không hề mệt mỏi. Hể An ngủ thì nó cũng đi ngủ, hể An

 

ăn thì nó cũng được ăn, An làm gì thì nó cũng kề bên như muốn phụ giúp An một phần nho

 

nhỏ, khi An khóc nó dường như đổ lệ. Sự trung thành và triều mến của nó đã làm cho chính

 

An và cả nhà ai cũng đều cảm phục. Nó thật diệu kỳ và huyền bí vô cùng.

 

   Trời có lúc mưa dầm, nắng hạn làm người có lúc nhục, lúc vinh, vụ lúa năm nay ai ai cũng

 

trúng mùa, bội thu, ruộng đồng mênh mông bát ngát, gặt hái đầy sân, vườn tược sum sê, hoa

 

quả nặng cành nào Mít, nào Xoài, nào Ổi v.v…. thơm ngát cả làng. Thầy cô Lân, anh chị Sáu

 

cũng thi nhau sanh con, đẻ cái. Bà Cả cũng thế, bụng bầu sắp tới ngày sinh nở. Ai cũng nói

 

„Xóm làng năm nay như mở hội“ người thêm con, nhà thêm của, nhưng chỉ thiếu thanh bình.

 

    An năm nay vừa tròn sáu tuổi, ngộ nghĩnh đã đến ngày đi học. Cậu thanh niên cao ráo

 

giống hệt như cha, dễ thương, thông minh và hiền hậu. Ông bà Lâm nâng niu đưa An vào

 

ngôi trường làng trước ngõ, sự hiếu học, chăm chỉ cộng thêm lễ độ nên cô giáo và bè bạn rất

 

mến và tận tình giúp đỡ. Trong việc học An tỏ ra là người thông trí, nhưng quá quen với cái

 

tính rụt rè nên nhiều lúc cô giáo hay phàn nàn và không hài lòng lắm. Lý do vì bởi sống trong

 

một gia đình hoàn cảnh quá nho phong, lễ giáo. An không thể nào làm khác hơn ý muốn của

 

mọi người.

 

An

 

   Nhiều lần ở nhà hay thường tâm sự với mẹ, chuyện bạn trách, cô phiền. Rồi an khóc.

 

Bà Cả

 

   Chỉ biết an ủi. Rằng! Con nên cố gắng sao cho thuận ý mọi người. Thật tình mẹ chẳng biết

 

phải làm sao. Hay con hỏi cha con xem ý của ông như thế nào? Nhá con.

 

An

 

   Không được đâu mẹ ạ.

 

Bà Cả

 

   Tại sao không? Phải thử chứ.

 

An

 

   Cha khó lắm, con nghĩ cha không có ý kiến chi cả, mà còn mắng rầy con nữa là khác mẹ ạ.

 

Bà Cả

 

   Hiểu ý con mình nên không vội. Này con ! Thôi thì con nghe lời mẹ ngày mai vào trường

 

con ráng cố gắng chung chạ với mọi người, rồi từ đó sẽ quen dần thôi. Con thấy được không ?

 

Riêng cô, thầy giáo con cũng nên gần gũi Họ, mạnh dạng lên đừng nhút nhát nữa, mẹ nghĩ

 

con sẽ thành công. An nầy, mọi việc rồi sẽ ổn thôi con, nghe lời mẹ dặn nhá. Con cưng của

 

mẹ, con mà làm như thế mẹ vui thú biết bao và cha con cũng thế.

 

An

 

 Nhưng. Thưa mẹ, cha đã dạy con như thế kìa mà, phải hiền từ, nhân hậu và đức độ. Không

 

được chọc phá hay trêu ghẹo kẻ khác.

 

Bà Cả

 

   Cha con dặn dò như thế là đúng, tại con hiểu sai rồi. Cha muốn con trở thành một người tốt,

 

hiền lành kính trên, nhường dưới chứ đâu phải như con vừa nói. Thôi đi học bài rồi đi ngủ đi

 

con, giữ gìn sức khỏe để mai còn đi học.

 

An

 

   Dạ! Con nghe lời mẹ, thôi con đi ngủ đây.

 

Bà Cả

 

   Ngủ ngon con nhá.

 

      Một người đàn bà dáng vóc mảnh mai, mặc chiếc áo bà ba xanh lụa, chiếc nón lá che

 

ngang mặt với mái tóc dài buông thả đang lom khom nâng niu quả Bí giữa phiên chợ đầu

 

làng.

 

   Ô! Ai dường như cô Thụy, đúng không?

 

Cô Thụy

 

  Dạ! Em đây bà Cả, bà đi chợ à, bà khỏe không? Lâu qúa chúng mình không gặp.

 

Bà Cả

 

   Cô cũng khỏe cả hả, còn thầy ra sao, khỏe chứ?

 

Cô Thụy

 

   Nhà em cũng khỏe, cám ơn bà.

 

Bà Cả

 

   Cô mua gì chưa?

 

Cô Thụy

 

   Em cũng vừa ra đây, cũng chưa mua được gì, đang xem quả Bí, thấy nó sao to quá, còn bà

 

có mua gì chưa?

 

Bà Cả

 

   Dạ! Cũng đang.

 

Cô Thụy

 

   Cháu An dạo nầy học hành ra sao rồi? Giỏi chứ, cháu Vân Mây cũng ngoan hả bà?

 

Bà Cả

 

   Giọng buồn than… thở, thằng An nó học thì khá, nhưng mỗi tội cháu hiền và rụt rè quá, nên

 

cô giáo cũng hay phiền hà. Tôi lo quá cô ạ, nhưng không phải biết làm sao đây. Có nhiều lúc

 

đi học về nó khóc, thật là tội nghiệp vô cùng. Đâu cô là nhà giáo, xin cô cho ý kiến xem nào,

 

cô giúp tôi chứ?

 

Cô Thụy

 

   Không một phút chần chờ, do dự. Lấy kinh nghiệm của một nhà giáo em cam đoan với bà

 

Cả, không sao đâu, chuyện trẻ con nó là như thế, dần hồi thì cũng quen đi. Em cũng trách bà

 

Cả một điều là bà cho hay trễ quá, trường hợp nầy em cũng thường hay bắt gặp. Chuyện nầy

 

rồi tự nhiên thời gian ngắn cháu trở lại bình thường ngay, trong lớp học có đứa nầy, đứa khác

 

bắt nạt lẫn nhau cho nên nó khép mình, rồi một vài hôm nó đâu chịu nổi, phải tìm cách chống

 

lại chớ, con người mà.

 

Bà Cả

 

   Sao mà cô của cháu phiền hà quá trời, tôi muốn chết luôn đây cô ơi.

 

Cô Thụy

 

   Cô giáo nói thế là để ông bà động viên An thôi, chớ tâm địa đâu có phiền hà gì chúng, tất cả

 

là con nít biết gì đâu. Nói đúng hơn là những lời chấn chỉnh ban đầu, em cũng hay làm thế,

 

nếu không đứa trẻ sẽ bị quen đi, thụt lùi và khó dạy sau nầy.

 

Bà Cả

 

   Lu bu quên hỏi cô? Thầy và cháu Kỳ có khỏe không? Sao không mang cháu sang tôi chơi.

 

Cô Thụy

 

   Dạ! Tất cả đều khỏe bà. Hôm nay cháu ở nhà với cha, em rảnh tay đi chợ đây, đèo cậu ta

 

theo khó mua sắm quá. Kỳ còn vài tháng nữa là bốn tuổi rồi đó bà Cả.

 

Bà Cả

 

   Mau thật nhỉ! Mới đây mà gần bốn tuổi rồi, mau như thổi. Con Mây nhà tôi chỉ kém hơn Kỳ

 

một tuổi, trông lớn đại cô à.

 

   Thôi cũng xế rồi, cô ở mua, tôi sang bên hàng bên sắm ít hàng rồi cũng nhanh về. Tôi đi

 

trước nhá cô, sẵn tôi mời Thầy cô hôm nào rảnh rỗi sang tôi uống trà, chào cô.

 

Cô Thụy

 

Dạ! Cám ơn bà Cả có lòng, chúng tôi hứa sẽ đến.

 

   Việc học và sự đi đứng của An bây giờ tạm ổn thỏa. Ông bà Cả lấy làm vui vẻ. An luôn đem

 

những kết quả đạt được như điểm lớn, lời khen về khoe cha mẹ. Ông Cả rất vui mừng, nhưng

 

không ra mặt, chỉ ừ à, còn bà thì biểu lộ công khai, rõ nét. Ôm con vào lòng, âu yếm, vuốt ve

 

như muốn trút hết bao sự thương mến cho con mình. Ông Cả lúc nào cũng muốn giữ cái tánh

 

nết của cha ông ngày xưa, hể ông làm được việc gì cha ông chỉ mĩm cười rồi nói “Lần sau con

 

phải tốt hơn”  lời khen ngắn gọn, chẳng có đứa trẻ nào ưa thích, nhưng ông vẫn làm, ông thật

 

là người khó tính.

 

An

 

   Nét mặt u buồn, rồi hỏi mẹ? Ở trường con cố gắng học tập, rèn luyện đủ điều để mang về

 

 cho cha mẹ một niềm vui, sao con chỉ thấy có một mình mẹ là người thương và khích lệ việc

 

học tập của con nhiều. Còn cha chỉ mĩm cười và không một lời âu yếm. Vậy là sao hởi mẹ?

 

Hay là cha không thương con, không muốn con đến trường nữa, có lẽ cha thấy con hiền hậu,

 

rồi sợ bạn bè hiếp đáp con chớ gì.

 

Bà Cả

 

   Nầy An! Con đừng nói thế, cha nghe được cha buồn đấy con.

 

An

 

   Mẹ à, trong lớp từ thầy đến bạn bây giờ ai cũng đều mến con cả, vui lắm mẹ ơi. Nếu cha

 

không cho đến trường nữa, nơi đó chắc mọi người sẽ buồn và nhớ con thật nhiều.

 

Bà Cả

 

   Mẹ đã nói rồi, không phải vậy đâu con, những suy nghĩ vu vơ của con thật bi quan và sai

 

trái cả rồi.

 

An

 

   Thật vậy sao mẹ.

 

Bà Cả

 

   Thật chứ con. Mẹ có bao giờ nói dối con đâu, sở dĩ cha con không làm được những gì như

 

mẹ chẳng qua ông ta là đàn ông, bản tính họ là như thế. Nay mai khi con lớn khôn mẹ nghĩ

 

củng như cha thôi không hơn, không kém. Cử chỉ và hành động rất là đơn giản vậy thôi con

 

trai à. Thật lòng, mẹ và cha đều thương con cả và luôn luôn chăm lo cho con mọi thứ. Có lúc

 

còn nhiều hơn mẹ nữa là khác. Để rồi thời gian dần… dần con sẽ thấy rõ những gì mẹ đã nói

 

với con ngày hôm nay. Hãy tin tưởng ở mẹ đi, vì đó là sự thật.

 

An

 

   Nếu được như vậy thì còn gì bằng, con thật sự tin tưởng những gì mẹ vừa nói. Con sẽ cố

 

gắng học thật giỏi, giỏi hơn nữa để cha thương con thật nhiều, nhiều hơn những gì mẹ nói. Mẹ

 

chịu không?

 

Bà Cả

 

 Thế thì con của mẹ ngoan lắm, thật là ngoan.

 

Phần 10 còn tiếp.....!

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền