*TMG 3- Cái Giẻ Lau (Truyện Ngắn Kỳ 3) Nhà Văn Trần Mỹ Giống (Nam Định- VN)

 

Nhà Văn Trần Mỹ Giống

 

 

Cái Giẻ Lau

(Kỳ 3)

 

  Nhà văn Trần Quốc Tiến có nhiều bài viết trên báo Văn nghệ và một số báo, tạp chí khác về chủ đề chống tham nhũng rất sắc sảo. Nhân về thăm nhà văn (tại làng Địch Lễ, xã Nam Vân, ngoại thành Nam Định), tôi hỏi ông:

  - Thưa nhà văn Trần Quốc Tiến, đọc các bài viết chống tham nhũng của ông, tôi rất thích vì nó thường ngắn gọn mà súc tích. Nhưng hình như ông chưa chú ý lý giải vì sao cái nạn tham nhũng càng chống lại càng... tham nhũng hơn? Ông có dự định viết về điều này không?

  Trần Quốc Tiến sôi nổi:

  - Có chứ! Ông nghe tôi kể về... cái giẻ lau nhé.

  Nhà văn vừa mời chúng tôi uống trà, vừa hắng giọng kể câu chuyện tưởng như chẳng ăn nhập gì tới câu hỏi của chúng tôi:

  - Một lần, tôi sai thằng cháu nội lau cái bàn viết. Nó lau đi lau lại mà cái bàn vẫn không sạch. Nó bảo tôi: “Ông ơi, cái bàn của ông bẩn quá nên cháu lau mãi mà vẫn không sạch?” Thì ra cu cậu lau bằng cái giẻ lau bẩn. Tôi liền bảo cháu: “Cháu lau mãi mà bàn vẫn bẩn, không phải tại cái bàn, mà chính là tại cái giẻ lau của cháu bẩn”. Cháu tôi hiểu ra, nó liền thay bằng cái giẻ lau sạch, và tất nhiên là cái bàn cũng được lau sạch.

  Tệ tham nhũng làm bẩn xã hội, cần phải có những cái giẻ sạch để lau đi. Chúng ta chưa ngăn chặn triệt để được tệ tham nhũng là vì chúng ta còn dùng những cái giẻ lau bẩn. Bốn quan thanh tra tỉnh Nam Định bị bắt quả tang nhận hối lộ 40 triệu đồng mà gần đây báo chí phanh phui là những cái giẻ lau bẩn. Còn bao nhiêu cái giẻ lau bẩn hơn mà chúng ta chưa biết hoặc chưa xử lý đến nơi đến chốn?

  Chuyện cái giẻ lau của nhà văn Trần Quốc Tiến thật giản dị và dễ hiểu. Tôi trầm trồ:

  - Chuyện của ông như là chuyện ngụ ngôn hiện đại ấy. Chống tham nhũng trước hết phải chống bẩn cho những cái giẻ lau, phải không ông?

  Trần Quốc Tiến khẳng định:

  - Đúng vậy! Một trong các biện pháp hàng đầu chống tham nhũng là phải lựa chọn kỹ càng và thường xuyên làm trong sạch đội ngũ cán bộ thanh tra, những người được nhà nước trao cho trọng trách làm trong sạch xã hội. Giẻ có sạch thì mới lau sạch được bẩn. Đúng không?

  Tôi chỉ còn biết tán đồng:

  - Đúng thế!

 

Trần Mỹ Giống

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền