*ZL 1- ĐÔI NÉT VỀ CHÂU THẠCH - TRƯƠNG VĂN TRẠN. (Lời Bình) Tác Giả ZuLu DC

 

Tác Giả ZuLu DC

 

 

Nhà Thơ Châu Thạch

 

 

ĐÔI NÉT VỀ

CHÂU THẠCH - TRƯƠNG VĂN TRẠN.

 

Trước khi về Việt Nam, tôi có vài tin nhắn hẹn gặp, Đọc đến lời nhắn của Trương Văn Trạn tôi thấy nực, nó như mệnh lệnh. "Zulu DC phải ghé Đà Nẵng ..... " Thì ra một hình thức mắng yêu, tôi cười thầm, Giữa chúng tôi, ngoài đời chưa hề biết, chưa hề gặp nhau. Qua trang Facebook lại đụng hàng, đụng rất nặng, đụng đến một giai nhân, một nàng thơ, một sơn nữ của Trạn, một mỹ nhân ngư - Trong tâm tưởng - của tôi. Hấp lực giữa nghệ sĩ và vẻ đẹp mãnh liệt hơn sức hút của địa cầu. Tôi nhận ra điều nầy ở Châu Thạch (CT), và có lẻ anh chàng cũng nhìn tôi như thế.

Khi đọc lại lời nhắn của Châu Thạch, tự nhiên tôi thấy gần gủi, thân thiện giống như chúng tôi đã quen nhau từ lâu. Đó là bí quyết, hay chính xác hơn là nghệ thuật trong giao tiếp, nghệ thuật này được Châu Thạch khai thác triệt để trong những bài viết bàn về văn thơ mà chúng ta thường gặp.

Biết là biết vậy thôi, tôi vẫn nôn nao gặp mặt để đối chiếu nhận thức của mình với con người thật Châu Thạch ngoài đời khác nhau như thế nào. 

Điểm hẹn là một khách sạn nhìn ra biển trên đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng. Buổi sáng tôi dậy sớm, trời xanh, núi xanh, biển xanh, lòng tôi xanh. Gió chỉ đủ mơn man tà áo, chỉ đủ lay động những sợi tóc mai. Tiên Sa mù tăm trong hồi ức, tôi thèm một cánh chim hải âu, thèm như thèm kỹ niệm. Ở đó tôi đã thức với đêm Hoàng Sa.

Thế rồi BL, VNT, NKP, CM và Châu Thạch xuất hiện. Gặp nhau, tôi quên những câu xả giao, quên luôn những gì đinh nói. Chuyện trên trời, dưới đất, chuyện đâu đâu. Tuyệt nhiên không ai hỏi ai về nhân thân, gia đình, chúng tôi không bàn luận thơ văn, Các bạn Đà Nẵng đánh dấu ngày gặp gỡ bằng tấm lòng của phố, bằng hình ảnh của chính các bạn. Trong tư cách là con dân Đà Nẵng, trong ẩn tàng dáng dấp của các tầng lớp sĩ phu xưa. Đà nẵng vẫn là địa linh nuôi dưỡng những con người lành, có ý thức về quê hương, dân tộc. Thành phố cho tôi niềm tin vào tương lai.

Châu Thạch - Dáng dấp, cung cách của CT theo tôi là một nhà giáo, thế mà anh ta chuyên viết phê bình văn học, thỉnh thoảng làm thơ, thơ anh có bài phổ thành nhạc. Đặc biệt, những comments của anh là những vần thơ dí dõm, theo sát chủ đề và có khi độ lương ca ngợi thật lòng về một người nào, một cảnh vật hay một sự kiện. Thơ anh viết dễ dàng, chữ nghĩa chân chất, không trau chuốt, không làm dáng, có khi thơ như nói.

Châu Thạch có khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền. Nhưng trên vầng trán và trong ánh mắt, thấp thoáng nét ưu tư được che dấu bằng những nụ cười đã trải qua nhiều 

mưa nắng. Hình ảnh ấy làm cho CT một chút duyên, chút duyên ngầm, nên khi anh quan sát hay nhận xét ai, người ấy thường không nhận ra. Thật may, nếu CT là thầy dạy học thì chắc nhiều con tim học trò lao đao. Với những bài tán thơ, CT làm cho giới thi nhân, văn nghệ sĩ nhận chân được chính mình, tự đánh giá, tự sắp xếp vị trí mình trong mênh mông của thời đại chữ nghĩa như núi rừng, như sóng nước đại dương nhấp nhô. 

Sứ mạng của người viết phê bình là trực tiếp, hay gian tiếp chỉ cho tác giả điểm đứng trong văn học, để họ định hướng đi cho tương lai. 

Phần nhiều những bài viết của CT thiếu vắng nhận thức, nhưng đầy ắp cảm xúc. Sự am tường về ngôn ngữ, về cuộc sống, tâm lý người sáng tác và người đọc, CT làm cho tác giả hiểu thêm tác phẩm của mình, làm cho tác phẩm gần với người đọc, làm cho người đọc thấy được từng góc khuất. Từ đó nghệ thuật được thăng hoa, và CT luôn luôn đánh giá tác phẩm theo chiều hướng tốt đẹp ấy.

Theo sát những bài viết, Châu Thạch đích thị là một lữ hành không mỏi mệt trong chốn văn chương. Với bút pháp bình dị, chân thật, nhưng là thứ bút lực vững vàng, chững chạc, điêu luyện của giới cao thủ võ lâm, điểm đúng huyệt và chém thì chém “treo ngành”.

Viết về Châu Thạch, tôi tưởng tượng anh ta là một lão ngoan đồng, trên vai gùi một tay nãi sách báo, lang thang đó đây. Trên những nẽo đường đất nước, thi thoảng thấy phong cảnh hữu tình, gặp giai nhân, hoa đẹp ….. Là y như men rượu, như cần sa, ma túy làm say đắm hồn anh. Phong cảnh hữu tình có thể là một bài thơ, như sương mai trên vệ cỏ. Giai nhân là những dáng hình có thật trên Facebook, từ cơn mơ bước ra cuộc đời. Hoa đẹp như những ý lạ khơi nguồn cho CT làm thơ, nuôi nấng hồn anh, an ủi, vỗ về anh trong những lúc mà sự cô đơn choáng ngộp đời sống. Có lẻ viết phê bình là để CT tự giải tõa bớt đam mê và lòng ham muốn nghệ thuật của anh.

Trong một xã hội đã mất đi dấu vết của những chuẩn mực về Đạo lý, mọi sinh hoạt trở nên hỗn độn, mọi giá trị không còn giá trị thực, thì những bài tán văn thơ của Châu Thạch có giá trị như một sự sắp xếp tương đối nào đó, cho một trật tự mà sau nầy những người nối tiếp sẽ dễ dàng hơn trong phê bình và nhận định của họ.

Là người lớn lên từ trang sách và xông xáo vào cuộc đời bằng một màn hình nhỏ, CT đã quá quen thuộc với màu giấy, mùi mực. Những suy nghĩ và diễn tả của anh cứ vướng vất theo bàn tay lật từng trang hơn là cái nhắp chuột, với ngón tay trõ tra quét trên màn hình, thời đại @ đòi hỏi người viết sao cho phù hợp với tâm lý người đọc, khi giờ giấc con người càng lúc càng ít đi, nhịp điệu càng gấp gáp, hối hả hơn xưa.

Tiếc, một bài viết đã mất đi những cảm xúc ban đầu, ngồi viết lại, tôi gắng gượng, chắc là có nhiều thiếu sót. Mong quý vị thông cảm.

 

Zulu DC

5 JUNE 2018

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền