QUAN HỌ ƠI ,    

                 - CẢ HỌ LÀM QUAN !

               ---------

Lời thưa : các Báo đưa tin "nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh xây nhà to nhất Thành phố Bắc Ninh...đương kiêm Bí thư tỉnh ủy thì cả Họ làm Quan..."  NK về quê, nghe dân chúng đàm tiếu, bức xúc có đôi vần :

Quan Họ ơi,

Ôi cả làng Quan Họ

niềm tự hào cất cánh

                          tới 5 châu...

Quan Họ ơi,

nay cả Họ làm Quan

sự nhục nhã

tham lam

           tạc vào Thời Đại

Tham nhũng Quyền lực

này

ô nhiễm  tới mai sau.

Ôi, 

Quan đầu tỉnh 

                xây nhà to nhất tỉnh

Quan đầu làng

                Tài sản "chiếm" nhất làng.

Người Quan Họ

mong chờ giêng hai mùa Hội hát

đi "diễn" dưới thuyền

đành ngả nón "xin tiền"

Thiên hạ xầm xì

ê mặt gượng làm duyên !

Quan Họ ơi,

Quan Họ hời ..

.Nỗi nhục này

                   đang đến hẹn lại lên !

        --------

Quê Bắc Ninh 1-6-2017

     NGUYỄN KHÔI

 

TA XA HÀ NỘI

              NỖI BUỒN TÊ TÁI CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

 

Ngày nghỉ lễ

thôi, ta xa Hà Nội

về Nhà Quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồn

xa để "thoát" lấn chen, xô đẩy

tìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịụ dàng hơn...

Ôi Hà Nội,

đi xa cho bớt "sợ" 

đường cây xanh bị "đốn" nắng vỡ đầu

xe ùn tắc, kinh bọn len cướp giật

"Người Tràng An thanh lịch" ở đâu đâu?

Ôi Hà Nội,

phố phường xây chắp vá ,

cầu Long Biên để "rỉ" đến bao giờ?

đường gốm sứ bụi bám hoen mưa nắng

gái quần đùi đến bẹn phóng xe đua...

Ôi Hà Nội,

còn mấy Nàng thỏ thẻ?

mở miệng  ra là "đ. mẹ" chửi thề

dân tứ xứ vào Kiếm Tiền, chụp giựt...

còn góc nào thanh thản

uống Cafe'?

Ôi Hà Nội,

có điều gì không ổn?

như trên mây

trên gió "cấp điều hành"?

mong sớm có một Tràng An thanh lịch

để ta về

soi bóng xuống Hồ Gươm. 

            -----

Viết tại Gia Lộc- Hải Dương 28-4-2015

        NGUYỄN KHÔI

       (Nhà văn Hà Nội)

 
TRUNG HOA MỘNG
                                                          (Tặng Hồ Sĩ Thoảng)
                    
Lời dẫn : Ngày 15/5/2017 tại Diễn đàn Vành đai và Con đường diễn ra ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng : sáng kiến "Vành đai và Con đường" hay còn gọi là "Con đường tơ lụa mới" cần loại bỏ Chủ nghĩa bảo hộ và tránh sự phân tán"..."Chúng ta sẽ không thành lập một nhóm nhỏ nhằm hạ thấp sự ổn định, thay vì đó sẽ vươn đến sự tạo ra một gia đình hòa hợp".
 NK đôi vần cảm tác :
Ôi, Tập Cận Bình
                 hạt nhân - lãnh đạo (1)
Rồng Trung Hoa mọc cánh bay lên
Một vành đai
                 trải mềm như tơ lụa
Mọi con đường đều tới Bắc Kinh.
                    *
Trung Hoa mộng
Toàn cầu - Thế giới phẳng ?
Chợt nhớ : Đại Đường xưa
           Đường Minh Hoàng mộng mơ
du Nguyệt điện
- "Thị" Nam Man cống quả Lệ Chi
-Qua Đông Di vượt Phù Tang biển lớn
Giấc mộng Trung Hoa
huyền ảo / thần kỳ !
                     *
Trung Hoa Mộng
thực không còn là mộng
"Sư Tử phương đông" 
                         bừng tỉnh
Vẫy vùng ...
Một vành đai
               như tơ lụa trải mềm
(một đại gia đình hòa hợp)
Mọi con đường đều tới Bắc Kinh .
---
(1) Đồng chí Tập Cận Bình được suy tôn là "Hạch tâm lãnh đạo"- hạt nhân lãnh đạo, ngày trước có Mao Chủ Tịch, Đặng Tiểu Bình...được suy tôn như thế, quyền như Trời biển...
         Hà Nội 17/5/2017
 nhân đón kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ
        

NGUYỄN KHÔI

 

   

 

 

Nhà Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Ähnliches Foto

 

THƠ VỀ LÀNG ĐÌNH BẢNG

 

       "Thơ tôi viết tặng Làng tôi

Cả Làng và chỉ một người tôi thương"

                         -----

Đến cây số 15, bên phải, đường số 1

là Làng ta Đình Bảng đã nghìn năm

Hương Cổ Pháp, nền đất quê Diên Uẩn

Sông Tiêu Tương trước mặt chảy lặng thầm...

Xưa vua Lý đỗ thuyền bên Rừng Báng

Cả dân làng ra đón trống chiêng khua

Trai gái làng tưng bừng quần áo đỏ

Khiêng kiệu vàng đi rước nhà Vua...

Đức Vua thích cùng dân làng tản bộ

từ xóm Đình ra tới Thịnh Lang

ra chùa Dận thắp hương dâng Quốc Mẫu

vào Sơn Lăng tảo mộ viếng Thượng Hoàng...

Nắng tháng 3 chói chang hoa Gạo đỏ

bãi đền Đô hội vật trổ thi tài

Đức Vua khoái khen trai làng thượng võ

thưởng cho "đô" giải nhất 1 trâu cày...

Đêm tháng 3 ánh trăng vàng sáng tỏ

hội Hoa Đăng ở ao Rối, ao Đình

Dân Niềm Xá về hát thi Quan Họ

Trai gái sang từ Phù Chẩn, Phù Ninh...

Cứ như thế khi hết ngày hát hội

về Thăng Long vua Lý khai trào

Dân làng lại vào tầm tang nhuộm ngả

Thợ sơn mài tấp nập lối cầu ao...

Cứ như thế...30 đời con cháu

Lý hoàng thân từ Hàn Quốc lại về (1)

Dù tản mác khắp chân trời góc bể

Góc tâm hồn vẫn gửi gắm nơi quê...

Vượt dâu bể...đền Đô hương khói tỏa

Vui hôm nay cả non nước xum vầy

Rất tự hào là TRAI ĐÌNH BẢNG

cá Vậy, Trầm (2) vụt lớn hóa Rồng bay...

--

(1) Dòng dõi Lý Long Tường/ Lý Thừa Vãn ở Nam Triều Tiên...sau 30 đời về Đình Bảng nhận họ...

(2) tên 2 cái đầm lớn ở cánh đồng trước làng -tên làng xưa là Diên Uẩn, rồi Cổ Pháp..tên Nôm là kẻ Báng, .sau Trần Thủ Độ bắt con cháu nhà Lý tại quê đổi ra họ Nguyễn, tên làng đổi là Đình Bảng, có 2 cách giải thích : -dừng khoa bảng/ cấm đi thi trong thời nhà Trần, nên dân Đình Bảng ít đi học, nặng về buôn bán, sơn mài, nhuộm the đen...cách thứ 2 : Đình Bảng = làng Báng lớn.

 

    Quê 1995

NGUYỄN KHÔI

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Bildergebnis für ẢNH HẠ LŨNG

 

 

*1- HẠ LŨNG - MỘT LÀNG HOA

SẮP MẤT . Tặng : Tiểu Hè
              -----

Lời thưa : Quê vợ NK ở làng Hạ Lũng (Phường Đằng Hải, Quận Hải An, Tp Hải Phòng) hơn 100 năm qua như Làng hoa Ngọc Hà  (Hà Nội), tồn tại và định danh trên đất Cảng bởi sắc hoa tươi, cành cứng cáp và giữ được độ bền chắc như những người con gái Hạ Lũng xinh đẹp đảm đang...

Ngày mới về "chạm ngõ"

Xuống Bà ngoại xem hoa

- cây Hoàng Lan lộng gió

mùi Thiên Lý thơm đưa...

Rồi ta đi Tây Bắc

yêu hoa Ban - Sơn La
mỗi hè về nghỉ phép

lại xuống thăm vườn nhà...

Đồng Hạ Lũng ngợp hoa

Mẹ tưới chăm tần tảo
- Em gái, sớm tinh mơ

đã gánh hoa lên phố...

Này Thược Dược rạng rỡ

Này "Đồng Tiền" long lanh

Này hoa "giơn" (lay ơn) tươi mới

đám cưới thêm đượm tình...

Thấm thoắt năm chục năm

Làng tưng bừng lên phố

Đồng thành khu Cao tầng

Vườn xây đầy Biệt thự...

Những mảnh vườn thu nhỏ

Em gái đã lên Bà

mở quán "hoa Đà Lạt"

thương mảnh vườn ngày xưa ?

   Quê Hạ Lũng 15/3/2017- NK

 


          
Bildergebnis für ẢNH HẠ LŨNG      *

 

 

*2-MẢNH VƯỜN QUÊ NGOẠI

      (viết cho Tiểu Hè)

 

Lời thưa : Tiểu Hè (1947), Bố đi Bộ đội Việt Minh 19/8/1945- chiến sĩ Điện Biên Phủ...mẹ ở hậu địch đi lấy chồng khác, bỏ lại cho ông bà ngoại nuôi, 1959 Bố  về đón lên Sơn La ở theo Đơn vị Bộ đội , được cho đi học = "Người con gái viên Đại Úy"...rồi yêu chàng Kỹ sư Nông Nghiệp NK , nghỉ hè năm ấy (1964) đưa nhau về quê thăm ông bà ngoại :

Mảnh vườn xưa ôm ấp tuổi thơ em

Vẫn thắm đượm hương hoa, sắc lá

Bé thơ : ông bà ngoại nuôi em

Hôm nay thăm lòng anh bồn chồn lạ...

Đâu là lối ngày xưa em đùa nghịch ?

Ẩn trong hoa chơi "dấu" với bạn làng

Đâu là chỗ tủi thân em ngồi khóc

Có ai hay nước mắt cảnh lìa tan ?

Ông có hay đến dỗ em ngoan nín

Thương Bố, thương em...ông nước mắt lưng tròng

Có phải ao kia đã từng soi bóng em ẩn hiện

trên cành cây em tựa, em rung...

Đâu là đường Bố về đón em lên Tây Bắc ?

cho em lớn lên đi học, hiểu làm người

cho em gặp anh yêu nhau tha thiết

cho ngày về thăm quê ngoại vui tươi...

Cho em đưa anh dạo chơi vườn cũ

Nhìn lá hoa mới lại ngỡ ngàng

Hoa lá tốt tươi như tình ta rạng rỡ

Xưa lìa tan, nay chỉ có họp xum.

Mảnh vườn xưa thân thiết tuổi thơ em

Nay anh dạo cùng em thân thiết

Ngậm ngùi chuyện xưa Bố lỡ làng đáng tiếc

Nhưng lại mừng chuyện ta nay tươi sáng đẹp bền...

Ông bà ngoại đã già tóc bạc

Nhưng tình yêu thương vẫn đằm thắm sâu nồng

Cho đôi ta như cây xanh tươi tốt

Đời đời lắm quả trĩu sai bông.

 

    tại Hạ Lũng sáng 26/6/1964

         NGUYỄN KHÔI





 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Ähnliches Foto

 

 

THƯƠNG NHỮNG KIẾP HOA

         (Tặng :Hà Thị Trực)
                     ---

"Đau đớn thay ,  phận Đàn Bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

                         - Kiều

Chẳng biết Trời có thương ?

nhưng Người thì ghét
những Dilma , Yingluck, Park Geun-hya (1)

những kiếp tài hoa

vừa bị phế truất

Thương ơi thương, chẳng ai đỡ "em" mà !
                       *

Là thế giới con người tàn bạo

Bao âm mưu "đảo chính cung đình"

Các "em" yếu bởi không nhiều thủ đoạn

Thua "Bà đầm thép", kém Merkel...(2)
                        *

Thôi, về vườn là yên thân hơn cả

về đi trồng Nấm, chăm sóc chồng con

"Ghế quyền lực" nhường những thằng xảo trá

Những "kẻ sát nhân" dám bán cả linh hồn...
...

Hảo a !
            -------

(1) Các nữ Tổng thống Brazil, Thủ tướng Thái Lan, Tổng thống Hàn Quốc...

(2) Thủ tướng Anh , Đức

 

       Hà Nội 10/3/2017

 

       NGUYỄN KHÔI

 

Nhà Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Bildergebnis für ảnh huyện gia lộc hải dương

 

TA XA HÀ NỘI

              NỖI BUỒN TÊ TÁI CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

 

Ngày nghỉ lễ
thôi, ta xa Hà Nội

về Nhà Quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồn
xa để "thoát" lấn chen, xô đẩy

tìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịụ dàng hơn...


Ô
i Hà Nội,
đi xa cho bớt "sợ" 
đường cây xanh bị "đốn" nắng vỡ đầu
xe ùn tắc, kinh bọn len cướp giật
"Người Tràng An thanh lịch" ở đâu đâu?


Ôi Hà Nội,
phố phường xây chắp vá ,
cầu Long Biên để "rỉ" đến bao giờ?
đường gốm sứ bụi bám hoen mưa nắng

gái quần đùi đến bẹn phóng xe đua...


Ôi Hà Nội,
còn mấy Nàng thỏ thẻ?

mở miệng  ra là "đ. mẹ" chửi thề
dân tứ xứ vào Kiếm Tiền, chụp giựt...

còn góc nào thanh thản

uống Cafe'?


Ôi Hà Nội,
có điều gì không ổn?
như trên mây
trên gió "cấp điều hành"?
mong sớm có một Tràng An thanh lịch
để ta về
soi bóng xuống Hồ Gươm. 

            -----
Viết tại Gia Lộc- Hải Dương 28-4-2015
        NGUYỄN KHÔI
       (Nhà văn Hà Nội)

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

Ähnliches Foto

 

CHÙM TỨ TUYỆT

            NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

 

   (Tặng : BNN & Lý tiểu muội)
                  -----

"Đình xa tọa ái phong lâm vãn

Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa" (1)   

                 - thơ Đỗ Mục
                    *

*1-Mùng 8 tháng 3 trời lạnh gió

Chăn ấm tình xuân tóc vợ mềm

Ngoài kia xe máy ùn xe lửa

Ai người bươn trải chẳng ngừng đêm .
                     *

*2- Bè bạn tặng hoa...con tặng mẹ

Hoa tươi , chàng rể miệng cười tươi

-Cũng mừng nhà có  2 "dê cụ " (2)

Đỡ tủi những ai chỉ "Vịt giời".  (3)
                      *

*3-Dẹp loạn vỉa hè, đường thông thoáng

Dân sống vỉa hè lại "treo niêu" ?

Cao tầng ngồi rỗi trông trời sáng

Thả bước trên hè bụng đói meo.
                      *

*4-Ờ nhỉ, đua nhau "Đô thị mới"

Phân khúc cao tầng giá cấp cao

- Mấy anh "Tham Nhũng" đời phơi phới

"Dân tái định cư" dạ cồn cào.
                      *

*5- Mùng 8 tháng 3 năm nay sướng

Còn rét mong hoa "vớt" vải Thiều (4)

-Dân tình Lục Ngạn lòng phấp phỏng

Khách Tàu buôn bán được bao nhiêu ? (5)
---

(1) Dừng xe, chiều ngắm rừng Phong thẳm

    Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai .

(2) cái thời con gái lấy Tây, rể Tây học nói tiếng Ta 

"Tôi là con dê cụ = Tôi là con rể cụ".

(3) ở cơ quan : ai đẻ toàn con gái  bị kết nạp vào "Hội nuôi Vịt giời".

(4)năm nay đầu vụ "ít rét" nên số vải Thiều muộn không nở hoa, hy vọng đợt rét này hợp thời tiết Vải Thiều sẽ cho hoa.

(5) Buôn bán với Thương lái Trung Quốc rất khó chơi : lúc mua đẩy giá lên cao/ nông dân ta chạy theo "tăng sản lượng " thì họ lại ngừng mua "rớt giá"thảm hại   như với Gà, lợn ,tôm,  chuối, dưa Hấu, vải Thiều...

      Hà Nội 8/3/ 2017- 11/2/ Đinh Dậu

         NGUYỄN KHÔI

                    

 

 

 

 

 

 

Nhà Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Related image

 

 

NHỮNG CÁI CHẾT TỨC TƯỞI CỦA NHÀ VĂN (2)

 

Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 12:07 sáng ngày 08/09/2013 0 Bình luận

Chuyện bây giờ mới kể

THÁI DOÃN HIỂU

 

 

Thiều Chửu

 

Thiều Chửu (19021954)  là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ. học giả  Việt Nam, tác giả Hán Việt tự điển và nhiều bộ sách về Phật Giáo nổi tiếng khác. Ông từng được mời tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 với tư cách là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội.

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa,Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Cụ nội của ông là ông nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý.

Ông kể về tuổi thơ của mình: “Nhà nghèo quá, chị em tôi 7-8 tuổi đã phải chăn bò cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng thì mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được ba ngày mẹ đã phải đi làm đồng”. 16 tuổi, Hữu Kha một mình xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo kiếm sống. Vì tin người nên mất hết vốn, ông phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe, thậm chí đi ăn xin. Hai năm trời cực nhục ấy khiến ông ngày càng tin yêu triết lý cứu khổ cứu người của đạo Phật.

Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh cứu người không lấy tiền. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ HánNho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng AnhPhápNhật. Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”. Ngoài ra, “hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp”. Ông không trở thành tu sĩ mà chỉ là một cư sĩ, tu tại gia.

Khi bà chị ruột túng bấn, ông thôi việc hiệu thuốc để giúp chị mưu sinh bằng nghề cho thuê đòn tang. 28 tuổi, ông giúp cậu em họ kiếm sống bằng cách cùng mua một máy in dập chân, thuê nhà số 36 phố Sinh Từ mở hiệu sách Hoà Ký (lấy tên từ phương châm Lục Hoà của Phật).

Đi sâu nghiên cứu Phật giáo, năm 1932-1933 ông cho ra đời bản dịch Khóa hư lục, “bộ kinh cứu khổ cho đời” mà theo ông tác giả là vua Trần Nhân Tông, vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (theo Đào Duy Anh thì tác giả là vua Trần Thái Tông).

Thiều Chửu góp công lớn trong sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934), nhưng khi Hội mời vào Ban Trị sự thì ông lại do dự vì thấy Ban này có mấy vị quan cai trị. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng Hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa thời đó.

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ vào năm 1938 để nâng cao dân trí. Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyển) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm Tổng Thư ký Hội. Ngay năm sau Hội lao vào cứu giúp nạn nhân trận lụt Đinh Sửu. Ông kể: “Chính vì chung một chí nguyện chịu khổ sở nhọc nhằn để giúp đỡ đồng bào, cả đời không ăn ngon mặc đẹp, không ai có gia đình riêng, nên chúng tôi được nhiều người tin lắm. Rất nghèo mà tiền bao nhiêu cũng có”. Năm 1937, lụt tràn hai tỉnh Bắc NinhBắc Giang. Ngoài việc góp sức cho cơ quan cứu tế, ông cùng bà Cả Mọc còn vận động đi lấy tiền lấy áo; rồi cùng ông Hoàng Đạo ThúyTrần Duy Hưng hàng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Những yếu nhân của Hội đã đi cứu tế ba tháng liên tục cho đến lúc lúa chín.

Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1945, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.

Năm 1946 ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh đi theo kháng chiến chống Pháp, tham gia lao động sản xuất, giáo dục, viết và dịch sách. Ông “ba cùng” với học sinh vượt qua vô vàn gian khổ duy trì đến cùng trường vừa học vừa làm.

Khi đội Cải cách ruộng đất về địa phương, thấy trường làm ăn nên nổi, quy ông là địa chủ, vu cáo ông dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam mà cảm thấy mình bất lực, đêm 15 rạng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ 1954, tức cuối ngày giỗ cha, ông ra thác Huống trên sông Cầu tại xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm lễ Tam Bảo và Thiên địa rồi gieo mình xuống sông. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ Tịch, thư dặn dò các học trò mình phấn đấu theo Kháng chiến chống Pháp đến cùng, và viết lời kết bản Tự Bạch (cũng gửi Hồ Chủ Tịch) như sau: “Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế. Sau hòa bình lập lại, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170-C3.

Trước tác:

 

 

 

Thiều Chửu để lại 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật nhưKinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể:Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký…

Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận (NXB Lá Bối, 1985) đã đánh giá “các bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc rất êm tai, nghĩa lý khá rõ ràng”, nhất là văn trong Khóa Hư ”là văn biền ngẫu rất khó dịch”.

Ông cũng viết các sách về Phật học như Sự tích Phật tổ diễn ca, Nhòm qua cửa Phật, Cải tà quy chính, Khóa tụng hàng ngày, Con đường Phật học thế kỷ 20.

Năm 1943, ông soạn cuốn “Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính”, chủ yếu dùng triết lý Phật học để giải thích. Ông coi tập thơ Nôm khuyết danh đó là kinh Phật chứ không chỉ là một tác phẩm văn chương.

Tác phẩm cuối cùng của ông là “Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX” xuất bản năm 1952 thể hiện quan điểm của một Phật Tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc.

Nhà văn Nguyên Ngọc viết về Thiều Chửu: “Ngày nay nhìn lại, thật đáng kinh ngạc về tư tưởng sâu sắc và mạnh mẽ của ông về nhân dân. Đó là một tư tưởng xã hội có tầm cao rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm… Tính thời sự vẫn còn nguyên”.

Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc, và kính tặng đôi câu đối “Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể; Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời”.

Học giả Vũ Tuân Sán nhìn nhận Thiều Chửu “là một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng”.

 *

 

Dương Quảng Hàm

 

Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam.Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Dương Quảng Hàm sinh trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.

Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Từ năm 1920 đến 1946, ông làm giáo sư trường Bưởi (tức trường trung học bảo hộ, tiền thân của trường Chu Văn An ngày nay). Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.

 

 

Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941),Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).

Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.

Ngoài ra, ông còn biên soạn nhiều sách khác nữa.

Dương Quảng Hàm chết khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội trong những ngày đầu tiên toàn quốc kháng chiến, hưởng dương 48 tuổi. Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng. 

Hậu thế đã đánh giá về sự nghiệp trước tác của Dương Quảng Hàm là:

Người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng nghìn học trò trong một phần tư thế kỷ.(có những học trò mến phục tài đức của ông mà chọn nghề sư phạm).

Nhà nghiên cứu văn học đã đặt nền móng cho môn lịch sử văn học, văn học so sánh ở Việt Nam, người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại.”

Về nhân cách, ông là “một nho sĩ yêu nước, một nhà mô phạm từ cách ăn mặc, nói năng đến mối quan hệ thầy trò, nhất nhất đều theo quan niệm chữ Lễ của Khổng học” …

                             

 

 

Hiện nay tại thị xã Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đều có đường phố mang tên Dương Quảng Hàm.

*

 

 

Lan Khai

 

 Lan Khai (1906 – 1945), tên thật: Nguyễn Đình Khải, là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Trong lịch sử văn họchiện đại Việt Nam trước năm 1945, ông được xem là một cây bút sung mãn, một nhà văn “đường rừng” sáng giá. Dù ở thể loại nào ngòi bút của ông vẫn thuyết phục được cảm tình và lí tính của độc giả. Đặc sắc nhất vẫn là ở lĩnh vực sáng tác hiện thực về đời sống miền núi.

Lan Khai sinh tại xã Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Cha ông là Nguyễn Đình Chức, nguyên quán ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Khoảng năm 1885, ông Chức cùng hai anh hưởng ứng dụ Cần Vương, tham gia khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Năm 1895, cuộc khởi nghĩa bị dẹp tan, ba anh em ông Chức phải rời bỏ quê hương, lên thượng nguồn Việt Bắc lập nghiệp. Và ông Chức đã dừng lại ở châu Chiêm Hóa hành nghề dạy học, chữa bệnh. Mẹ Lan Khai là Lê Thị Thục, xuất thân trong một gia tộc lâu đời ở địa phương.

Thuở nhỏ, Lan Khai sống gần gũi với các dân tộc TàyNùngDaoCao Lan, Hà Nhì

Năm 8 tuổi (1914), ông theo cha mẹ chuyển về sống ở làng Xuân Hòa (nay thuộc phố Xuân Hòa, tỉnh lỵ Tuyên Quang), nơi cư trú của nhiều gia đình thợ thuyền và phu mỏ (vì làng Xuân Hòa tiếp giáp với mỏ than Tuyên Quang và mỏ kẽm Tràng Đà).

Năm 12 tuổi (1918), ông bắt đầu tập làm thơ, viết văn và sớm bộc lộ năng khiếu hội họa.

Năm 18 tuổi (1924), ông về Hà Nội theo học trường Bưởi. Sau khi học xong bậc Thành chung, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 21 tuổi (1927), ông trở về quê lập gia đình với Hà Thị Minh Kim (1909 -1999), con một gia đình khá giả ở tỉnh Tuyên Quang, có nhan sắc, học thức và tâm tính nhân hậu…

Lấy vợ xong, cuối năm đó, Lan Khai trở lại trường tiếp tục học tập, nhưng học chưa hết hai năm, ông trở lại Tuyên Quang, dạy học, dịch sách và viết văn. Ông cũng đã dành nhiều thì giờ đi du ngoạn đó đây, để vẽ tranh phong cảnh, sưu tầm những sáng tác dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số và tìm hiểu cuộc sống của những người phu mỏ.

Sau, vì tham gia vào tổ chức bí mật kháng Pháp do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, Lan Khai bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Cha mẹ ông đã phải bán hết gia sản mới cứu ông thoát chết.

Năm 1934, khi Lan Khai đã thành danh trên văn đàn, ông quyết định đưa cả gia đình về sống ở Hà Nội (ở nhà thuê, thường đổi chỗ). Để nuôi được 8 người, ông phải viết cật lực

Năm 1938, ông bắt đầu viết cho Tiểu thuyết thứ Bảy và sau đó ông cùng với Lê Văn Trương, trở thành hai cây bút cột trụ của nhà xuất bản Tân Dân.

Năm 1939, ông làm Tổng thư ký tạp chí Tao đàn của nhà xuất bản Tân Dân, đồng thời, còn cộng tác với các báo: Loa, Ngọ báo, Đông Tây, Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san…

Ngoài ra, ông còn làm diễn viên nghiệp dư trong các vở tuồng và kịch lịch sử tại Nhà hát lớn Hà Nội, làm diễn giả thường xuyên của Hội Trí tri, cộng tác với Hội truyền bá quốc ngữ của Nguyễn Văn Tố

Cuối năm 1943, sau khi Lan Khai ra tù vì tội viết cuốn Lầm than, gia đình ông lâm vào tình cảnh túng quẫn, cộng thêm bệnh hen suyễn hành hạ ông, nên ông đã phải đưa vợ con về lại quê nhà. Tại đây, ông mở hiệu sách Lan đình bán các loại sách báo, tiếp tục viết văn, dạy học và vẽ truyền thần.

Trong một ngày gần cuối năm 1945, Lan Khai bị một nhóm người khác phe phái thủ tiêu tại Tuyên Quang.

Nhà văn của những người lầm than  Lan Khai chết thật mờ ám. Đang ăn trưa cùng gia đình, ông được giấy của ủy ban xã kêu lên có việc. Ông bỏ bữa ra đi, đi mãi, đi luôn đến 60 năm sau thân nhân mới mò được hài cốt ở một vực sâu con suối giữa rừng Tuyên. Lan Khai bị “bọn côn đồ” (chữ dùng của vị thiếu tướng công an X) xô xuống vực chỉ vì ông là đảng viên Quốc Dân đảng !

Tác phẩm của Lan Khai:

Trong 17 năm cầm bút (1928 - 1945), vẻn vẹn có 6 năm quyết liệt nhất, chỉ tính từ 1939 đến 1942, Lan Khai đã để lại gần 50 cuốn sách các loại, có thể chia làm ba loại: tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết tâm lý xã hội và tiểu thuyết lịch sử.

Tiểu thuyết đường rừng: Tiếng gọi của rừng thẳm (Tân Dân xuất bản, 1939); Truyện đường rừng (Tân Dân xuất bản, 1940); Dấu ngựa trên sương (Hương Sơn xuất bản, 1940); Chiếc nỏ cánh dâu (Duy Tân xuất bản, 1941); Suối đàn (Cộng Lực xuất bản, 1942)

Tiểu thuyết lịch sử: Ai lên Phố Cát (Tân Dân xuất bản, 1937); Chiếc ngai vàng (Tân Dân xuất bản, 1937); Cái hột mận (Tân Dân xuất bản, 1938);Gái thời loạn (Tân Dân xuất bản, 1938); Liếp-Li (Tân Dân xuất bản, 1938); Bóng cờ trắng trong sương mù (Tân Dân xuất bản, 1940); Cưỡi đầu voi dữ (Tân Dân xuất bản, 1940); Cánh buồm thoát tục (Tân Dân xuất bản, 1941); Đỉnh non thần (Tân Dân xuất bản, 1941); Người thù của mặt trời (Thành Cát Tư Hãn) (Hương Sơn xuất bản, 1941); Gửi cái xuân tàn (1941); Theo lớp mây đưa (Tân Dân xuất bản, 1942);Tình ngoài muôn dặm (Tân Dân xuất bản, 1942); Trăng nước Hồ Tây (Hương Sơn xuất bản, 1942); Trong cơn binh lửa (Kiến Thiết xuất bản, 1942); Thành bại với anh hùng (Quốc Gia xuất bản, 1942); Rỡn sóng Bạch Đằng (viết cùng Nguyễn Tố. Duy Tân xuất bản, 1942); Sầu lên ngọn ải (Duy Tân xuất bản, 1942); Ái-tình và sự-nghiệp (Đời Mới xuất bản, 1942); Chàng kỵ-sĩ (Đời Mới xuất bản, 1943); Treo bức chiến bào (Hương Sơn xuất bản, 1949);

Tiểu thuyết tâm lý xã hội : Nước hồ Gươm (Nhật Nam xuất bản, 1928); Lẩn sự đời (Lê Quang Thiệp xuất bản, 1934); Nơi ước hẹn (1934); Kiếp con tằm (1935); Cô Dung (Tân Dân xuất bản, 1936); Lầm than (Tân Dân xuất bản, 1938); Người hay bóng (Tân Dân xuất bản, 1939); Trang (Tân Dân xuất bản, 1939); Cơn ác mộng (Tân Dân xuất bản, 1939); Hồng thầu (Tân Dân xuất bản, 1940); Tiếng khóc trong sương (Tân Dân xuất bản, 1940); Nàng (Hương Sơn xuất bản, 1940);  (Đời Mới xuất bản, 1941); Mực mài nước mắt  Tội và thương (Hương Sơn xuất bản, 1941); Tình và máu (Hương Sơn xuất bản, 1942); Tội nhân hay nạn nhân? (Kiến Thiết xuất bản, 1942); Hối hận (Tân Dân xuất bản, 1943); Mưa xuân (Hoạt Động xuất bản, 1944);

Nghiên cứu lý luận và phê bình văn học: Phê bình các nhân vật hiện thời: Lê Văn Trương (1940); Phê bình các nhân vật hiện thời: Vũ Trọng Phụng (1941); Hồ Xuân Hương (1941)…Và các bài viết trên tạp chí Tao đàn, đáng kể như: Tính cách Việt Nam trong văn chương (Tao đàn số 4), Thiên chức của văn sĩ Việt Nam (Tao đàn số 5), Cái nguy mất gốc (Tao đàn số 6), Một lòng tin cần phải có (Tao đàn số 7), Bàn qua về nghệ thuật (Tao đàn số 7), Phát họa hình dung tâm tính Tản Đà (Tao đàn số 9-10), Con người Vũ Trọng Phụng (Tao đàn số đặc biệt)…

Sách dịch :Bức thư của người không quen, dịch của Stéfan Zweig (Đời Mới xuất bản, 1941); Cái đẹp với nghệ-thuật, phỏng thuật Félicien Challaye (Đời Mới xuất bản, 1943); Tuổi thơ (1944, dịch của Lev Tolstoy)

Thơ : Theo Nguyễn Vỹ, Lan Khai có làm khá nhiều thơ, ký tên là Lâm Tuyền Khách, làm thơ chỉ để bạn làng thơ ngâm chơi, không bao giờ thấy in trên sách báo

Đánh giá :

Thi sĩ Nguyễn Vỹ, người cùng thời, kể:

“Nhà văn “đường rừng” là biệt hiệu của anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai, vì anh chuyên viết các truyện về Mạn Ngược, nghĩa là về các vùng Thượng du Bắc Việt, nơi anh đã sinh ra…Anh bỏ nghề giáo viên, cũng chỉ vì anh mải nghe tiếng gọi của “rừng thẳm”, tiếng gọi mà anh ghi chép say sưa thành những bóng vang huyền bí trong các tác phẩm văn chương và trong các nét họa của anh…Ở anh, dù là văn sĩ hay họa sĩ, cũng đều là cái “tài tử”, theo nghĩa của anh em nhà văn chúng tôi cho nó QA hồi tiền chiến, là không “không cầu lợi”. Nói khác hơn, Lan Khai là một trong số văn nhân chịu hy sinh cho lý tưởng nhiều hơn, thích sống đời thanh cao nho nhã hơn…Anh, quả là một tâm hồn thuần túy mơ mộng, rất đa cảm, đa tình. Anh có hai vợ, lại được rất đông nữ độc giả mến phục, nhưng anh không thích ở với gia đình và có lẽ anh cũng không có cuộc tình duyên nào lâu dài và tha thiết…Cũng có lẽ tại anh thích sống cuộc đời lý tưởng quá…

Nói về khía cạnh khác của Lan Khai, Nguyễn Vỹ viết:

…Một hôm được tin bà vợ cả ở Tuyên Quang đau nặng gần chết. Anh đến nhà xuất bản hỏi mượn trước một món tiền để về tỉnh nhà lo thuốc men cho vợ. Nhưng chủ một nhà in lớn ở Hà Nội, trả lời rằng không có sẵn tiền…Nài nĩ mãi không xong, anh đành rút trong túi ra một xấp bản thảo kèm theo những lời hứa hẹn sẽ sớm hoàn thành mới mượn được hai chục đồng…Về nhà, anh vứt xuống giường mấy tờ giấy bạc, nước mắt chảy tràn trề trên đôi má: “Toa thấy không, Vỹ? Mẹ cha cái kiếp chúng mình!”. Hôm rôi bị người Pháp bắt và bị còng tay đưa lên xe lửa Hà Nội, trong đám bạn bè quen thuộc tôi thấy có mặt anh Lan Khai. Hôm ấy anh ốm quá, mặt xanh xao gầy còm, không có đánh phấn như mọi khi. Tôi mỉm cười ngó anh. Anh đáp lại bằng một cái nhìn đăm chiêu tịch mịch. Sau này, trong thời kỳ đồng bào miền Bắc di cư, tôi có tìm kiếm các bạn cũ đất Hà Thành. Một đôi bạn cho tôi biết Lan Khai đã bị thủ tiêu ở Tuyên Quang. Tôi nghẹn ngào, không nói được. Tôi biết anh là người của Việt Nam Quốc dân Đảng, bạn đồng chí rất thân của Nhượng Tống. Đó là nguyên do người ta thù ghét anh…

Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét:

“Lan Khai là một lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới, nhưng trước khi ông tới đích, người ta không thể quên lối cũ của ông, lối tiểu thuyết truyền kỳ nó đã làm cho ông được một hồi nổi tiếng.

GS. Phạm Thế Ngũ:

Trong những nhà văn của nhóm Tân Dân, có lẽ Lan Khai là cây bút biết tự săn sóc và có nhiều đức tính văn chương hơn cả. Ở những trang viết kỹ càng, ta thấy một bút pháp thật già giặn, điêu luyện. Ông có một trí quan sát tinh tế, có một số vốn ngôn ngữ chuẩn xác, khúc chiết, nhiều khi giàu những hình ảnh rất tân kỳ…Ở tiểu thuyết đường rừng, ông thường huyễn hoặc người đọc bằng những bức tranh thiên nhiên đầy những ấn tượng hình sắc và âm thanh. Về tiểu thuyết lịch sử, Trương Tửu khen ông sở trường khi tả những cảnh oanh liệt và những cảnh say sưa tình ái…Về tiểu thuyết xã hội, ông khá thành công trong truyện “Cô Dung” và “Lầm than“. Truyện “Lầm than“, ông chủ ý mô tả những nỗi khổ của hạng thợ mỏ, được nhà văn Hải Triều xem nó như là một bước mới của tiểu thuyết Việt vào con đường hiện thực xã hội (réalisme social). Ông viết tác phẩm này, cốt để hưởng ứng phong trào đấu tranh thợ thuyền nổi lên ở Pháp và ở Đông Dương khi đó (1937), rồi không thấy ông trở lại khuynh hướng này nữa .

Ngoài những sách có tính chất kiếm tiền chợ, Lan Khai để lại một tác phẩm có thể sánh ngang với Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Ấy là cuốn Lầm than – quyển tiểu thuyết lấy nguyên mẩu những người thợ mỏ than khốn cùng ở Tuyên mà nhà phê bình văn học macxit Hải Triều đã dùng làm điểm tựa trong cuộc tranh luận với phái “Nghệ thuật vị nhân sinh”

(Còn một kỳ nữa)

 

Thẻ: THÁI DOÃN HIỂU

 

Nguyễn Khôi gởi ngày 26-02-2017 từ Việt Nam

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Image result for ảnh tản đà

 

Thơ vui :

 

       CHỢ VĂN CHƯƠNG

 

 "Gánh văn đi bán chợ Trời"

                  - Tản Đà

Lời thưa : thơ vui viết nhân dịp Đại hội Nhà văn Việt Nam (8/2010)đến nay đã ngót 7 năm, thấy vẫn còn nguyên tính Thời sự...NK xin đăng lại để chia sẻ cùng các bạn Thơ :

"Cơ chế thị trường" văn chương ra chợ

Siêu thị - vỉa hè mọc như nấm "bán/ mua"

Dân thương lái : lũ con "phe", đầu nậu
Cánh Văn nhân - Thi sĩ há miệng chờ..
                       *

"Văn thơ cổ" mua bổ sung Thư viện

Ai nhớ cội nguồn tìm đọc ngâm nga,

"Thời bao cấp" tìm đọc "Ngõ lỗ thủng"

Cánh ăn lương hồi tưởng xót xa...
                       *  

"Văn cách mạng" vào Bảo Tàng bày đẹp

In sách giáo khoa dạy trẻ thơ ngây,

"Hồi ký cụ Mạnh", "Trư cuồng"...giấu vào Internet

"Nỗi buồn chiến tranh" tuyển dịch bán cho Tây...
                       *

Ai hồi tố đọc "Nhân văn- Giai phẩm"

Thích Sex ư ? săn thơ Vi Thùy Linh

Mê "lề trái" : "Đèn Cù" tìm đọc trộm

Giỏi "đạo văn" mấy bác "Viện" biến hình...
                       *

Văn "Mậu dịch" đang chờ trên "định hướng"

Ngọng líu lô, câu cú chẳng cần hàng

Toàn dân Việt xem chừng sai "mẹo tiếng"

để các Nhà Cải Cách mãi bàn ngang...?

                        *
Văn chương chợ đang gặp thời bùng phát

Thơ "hồn rơm" sản xuất vượt hàng Tàu ,

Truyện "ngôn tình" lũ ranh con say  đọc

Thơ cho không...in là để tặng nhau...
                         *

Văn chương chợ - Nhà văn vui "HỘI" chợ

để "bốc thơm" tặng giải để chửi nhau

Ghế "Hội Trưởng" bao đứa "mơ" tưởng bở

"Cơ cấu" rồi, cứ "lão ấy" mà bầu...
                          *

Văn chương chợ theo cung / cầu bức thiết
Giỏi cạnh tranh ra "thương hiệu" để Đời

Sẽ ăn khách như Mạc Ngôn , Markez

Nhà văn ta sắm Biệt thự, xe hơi...
                          *

Buổi khởi đầu cứ viết - sống cầm hơi...
                     
-----------

                 Hà Nội 1-8-2010

                 NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

Thơ NGUYỄN KHÔI
          ---

Thơ về Hà Nội

Tặng :Phan Địch Lân & các bạn Sinh Viên Nông Lâm...

         *

Image result for ảnh thành phố hà nội

 

*1- VỀ HÀ NỘI
         ----

Viết một trăm câu thơ

Chưa viết được một câu thơ về Hà Nội

Thơ in ra như cát bụi sông Hồng

Đâu viên gạch thành Thăng Long chôn đáy dòng lịch sử

Chút hồn xưa tỏa nắng sớm Ba Đình...

Người Hà Nội -

Ơi, em Người Hà Nội

ở bên em chừng thấy sáng ngời lên

nét thanh lịch kiêu sa đang vươn tới

Tính hào hoa ta có tự nơi em.

Ôi phố cổ - như tìm vào ma trận

Nào Hàng Da, chợ Gạo, Hàng Đào...

Ba mươi sáu phố phường ta thơ thẩn

để nhớ thời Kẻ Chợ trốn tìm nhau.

Hoa Sưa đấy 

thơm riêng lòng Hà Nội

chỉ mùa thu và chỉ một con đường

hồn Thi sĩ Nguyễn Du

bay len lỏi

đến mỗi lòng Hà Nội

một niềm riêng...

Niềm tâm sự đi tha phương bốn bể

vẫn thèm về một gợn sóng Hồ Gươm

một ánh rêu trên Tháp Rùa mờ tỏ

một tiếng rao đêm, một khúc đoạn trường.

Bạn thương mến từ xa về Hà Nội

Nơi hồn thiêng sông núi tụ bến bờ

Nhẩm câu thơ "Thăng Long thành hoài cổ"

Màu thời gian còn phảng phất ưu tư.

              Hà Nội 10/10/1995

 


            
Image result for ảnh thành phố paris       *

 

*2- GỬI EM - PARIS MÙA THU TÍM

 

  "Đêm sang rồi, giờ khắc đổi thay

     Tháng ngày đi, tôi ở lại đây"

          - thơ G. Apollinaire
                    ----

Sớm Hà Nội...sương thu huyền ảo

Ngồi cafe' vỉa hè

lặng ngắm sóng Hồ Gươm

để nhớ Paris

Khúc Autumn Leave

thánh thót vọng tâm hồn

cùng em dạo

Paris mùa thu tím...

Paris đấy , của những ai mơ tưởng

"của đôi ta" từ thủa xa vời

Anh như thể bỏ quên...đời vất vưởng

cuộc tình nào

Còn mãi ?

Hà Nội ơi !

Thôi, mai em về Cửu Long giang cuộn sóng

Nhớ sông Seine...thời khắc chẳng ngừng trôi

Khung cửa hẹp

Ôi thu, hừng sắc tím

tím cả hồn Thơ thả mộng lên trời...

 

            Hà Nội 15-11-2005

 

 

 Image result for ảnh thành phố hà nội


                  *

*3- NHỚ HÀ NỘI

    " Đi giữa Thủ Đô mà nhớ Thủ Đô"
                      ----

Xa để nhớ không đâu bằng Hà Nội

Đường bàn cờ, những mái phố cổ xưa

Những khuôn mặt tươi hồng rạng rỡ

Mắt bồ câu, tiếng nói nhẹ như mơ...

Xa để nhớ những thường ngày chẳng nhớ

Những cái hôn...tay ấm trong tay

Bát phở nóng sớm mùa đông bốc khói

Ly cafe' sóng sánh nước Hồ Tây...

Xa để nhớ ai người quên đấy nhỉ

Thời khó khăn mua bán xếp hàng dài

Xếp cả những đêm dài đi gánh nước

Mà thấy lòng thư thái lệ trào rơi...

Xa để nhớ một thời bom đạn giặc

"Thăng Long phi chiến địa" vút cánh Rồng

Khách sạn Hilton đi vào Lịch sử

Trận Điện Biên lừng lẫy ở trên không.

Xa để nhớ những điều em thường nói

-Em chỉ yêu chàng Công tử hào hoa

Chiếc đàn Guitar, câu Thơ bổi hổi

Vết thương lòng từ ấy hai ta...

Xa để nhớ đượm đà tình xứ sở

Mặt trời sông Hồng chói lọi thân thương

Thật hạnh phúc ngày trở về Hà Nội

Thấy lòng mình tĩnh lặng giữa Hồ Gươm.

 

            Hà Nội 10/10/2002

      NGUYỄN KHÔI (Khôi Đình Bảng)
( Sinh viên Nông Lâm - khóa 4 1959-1963)

 

 

             

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Khôi

 

 

Image result for ảnh động hoa đẹp 

 

THƠ THẢ LÊN TRỜI

            (Tặng : BNN)     
                   ----

  Thơ hay ?..."Hội" thả lên Trời

Cho mây, cho gió...ai người nào hay ?

  Trời cao quay tít say say :

-         Bọn nào thả rác làm "dây" bẩn Trời ?

-        
                  ------
Văn Miếu, Hà Nội 15 giêng- Đinh Dậu- 2017

 

             NGUYỄN KHÔI

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

Image result for aảnh valentine

 

VALENTINE VỚI BẠN TÌNH CŨ
                   ----------

"Mười yêu không bằng Bạn tình cũ

Mười nhớ không bằng nhớ Bản xưa"

       - Tục ngữ Thái
                    *

Đã quá thời đầu hai thứ tóc

Phút Trời cho " hai cụ " gặp nhau

Rất đúng hẹn như hồi đi học

Vẫn bâng khuâng cái thuở ban đầu.
                    *

Xưa dắt nhau lên cầu tình tự

Ánh trăng xanh đẫm mái tóc thề ;

Nay Taxi ra ngoài Thành phố

vào Chùa chơi tựa gốc Bồ đề...
                    *

Bao tâm sự trào qua hơi thở

Những tháng năm trôi nổi thoáng qua

-Tay cầm tay ấm thêm chất lửa

Ngắm nhìn nhau bất chợt lệ nhòa...
                    *

Ôi cái thời băng qua trận mạc

Mối tình xưa chôn ở đáy lòng

Trời xui khiến cho ngày gặp lại

như Đất trời bừng dậy hồi xuân...
              
-----

     Hà Nội 14-2-2016

 

       NGUYỄN KHÔI

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

        Related image   

 

THƠ VỀ Ô SIN

       (Tưởng nhớ anh Lê Bầu)
                    ----

Lời thưa : Hồi 4/4/1983 đến 31/3/1984 dân Hà Nội ta mê mải xem Bộ Film truyền hình nhiều tập của Nhật Bản "Oshin"- Người giúp việc.( xưa ở ta gọi là "con ở"/ VÚ EM/ đứa đầy tớ). "Oshin" là 1 cuốn Tiểu thuyết Nhật Bản do Nhà văn Lê Bầu ( 1930-7/2/2009) dịch là "Ô sin"...như vậy Lê Bầu chính là cha đẻ của "từ" Ô sin trong tiếng Việt hôm nay , đây chính là hiện tượng mượn từ (ngữ) nước ngoài để làm phong phú vốn từ vựng trong sinh ngữ tiếng Việt ta...Nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất của Nhà văn Lê Bầu thân thương, qua quan sát xung quanh nhà ở Hà Nội, NK buồn  thả bút làm  bài "Thơ về Ô sin" để tưởng nhớ anh , xin được chia sẻ cùng các Bạn Thơ :

Thua "mợ chủ" cái danh "Bà Chủ"

là Ô sin thống lĩnh một tòa

- trọng trách là chăm nom " 2 cụ"

lo nấu ăn, đi chợ, lau nhà...
                   *

Thua "mợ chủ" phấn son / đài các

Hơn (là) "gái quê" xuân sắc mặn mà (1)

Khiến "cậu chủ" mắt la / mày lét

thèm trộm ôm một cái bõ mà...
                   *

Ừ, ở quê còn chồng/ con nhỏ

còn mẹ già/ cha yếu chờ trông 

-Thôi, thì  đành chịu "xa", chịu "nhớ"

làm "Chuột sa chĩnh gạo" kiếm ăn...
                    *

-Ừ "đi chợ" khéo mà bớt xén

Này dầu thơm / sữa tắm...cứ mần

Nịnh "2 cụ " , có phần tiền thưởng

"Cậu chủ" mê "boa" sộp mỗi lần...
                    *

Ừ "Ô sin" nghe tên... hơi ớn

làm Tướng kia : chữ NHẪN còn đeo ?

Tất cả là "kiếm ăn" và "sướng"

Nghề Ô sin - lối thoát đói / nghèo.
---

(1) xem "Gái quê" của Hàn MạcTử

và thơ Tố Hữu "Nàng gửi con về thôn xóm cũ..."

       

  Hà Nội 7-2-2017
  NGUYỄN KHÔI

 

 

 Related image

 

Thơ về "LŨ CHÈ CHAI/ ĐỒNG NÁT"
                   -------

      "kẻ ăm mày chờ xin bố thí

     Trước uy nghi Tu viện Chúa Trời"

          - thơ M. Lermontov (1814-1841)
                    *

"Lũ đồng nát..." chờ xin "đồ thải"

Trước cao tầng, biệt thự/ nhà hàng

Mong kiếm chút "tiền" về trang trải

cho chồng con/ bố mẹ ở Làng.
                    *

Chúng mong được Tivi (bầu) cũ,

Bộ Xa Lông đệm rách/ ghế sờn

Cái quạt bàn chạy  kêu cọc cạch

Váy/ áo lông lạc mốt còn bền...
                     *

Chúng túm năm, tụm ba ngoài cửa

Cũng Iphone/ Ipad (cũ) chơi game

Chuyện "vỉa hè" xem chừng rôm rả

chờ Ô sin nhà nó  tay trong...
                     *

Mình cũng đã có thời như thế

Sau 75 vào "nhận họ/ hàng" (1)

- Khung xe đạp/ Búp bê Nhật Mỹ...

về Hà Thành con cháu sướng rơn...
--

(1) Sau 30/4/1975 nam- bắc thông thương :
dân Nam nhận Họ/ dân Bắc nhận Hàng..
Hà Nội , sau rằm tháng giêng Đinh Dậu -2017

 

      

   NGUYỄN KHÔI

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

 

 

ĐI XE BUS NHANH (BRT) Ở HÀ NỘI
                 ------

Mùng 2 tết ra đi xe Bus

BRT ...hí hửng mọi người

-Rất đúng giờ, xuống/ lên trật tự
 cứ như đi du lịch nước ngoài...
                    *

Bus hiện đại, an toàn, sang trọng

Lái xe không văng tục, chửi thề

Hành khách cũng đàng hoàng lịch sự

Người Đô thành đâu phải Nhà Quê ? !

                     *

Xe Bus nhanh mới (thử) làm một đoạn

cứ như mơ đến bến Ngựa Vàng (Kim Mã)

lại phải xuống sang xe Bus cũ

lại như đi "Tàu Hỏa trăm năm"...
                     *

Ôi, ĐỔI MỚI gian nan vất vả

Tiền đi vay/ biển cả Tiểu Nông

"Lễ tịch điền" diễn bằng "cày máy"

Ngắm BRT...mình thấy bâng khuâng...
            
----

       Hà Nội 2-10/giêng/ Đinh Dậu

 

           NGUYỄN KHÔI

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

 

 ĐÊM XUÂN - ĐỘC ẨM BUỒN

       (Tặng : Nguyễn Bàng)
                    ----

"Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí

  Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau"

             - thơ Lưu Quang Vũ
                      *

Lên ở chung cư thưa bè bạn

Đêm xuân nay ngồi uống rượu một mình

Giữa Thế giới mịt mùng hỗn loạn

Đang hiện hành " chủ nghĩa Pu tin" ?
                        *

Ôi , nhân loại đã qua "thời dân chủ"

các Yêng hùng thành các "đấng Quân Vương"

những Donald Trump, Tập Cận Bình ...hung dữ

Trong hơi say ta gặp Tần Thủy Hoàng ?
                        *

"Thế giới phẳng" xem chừng tan vỡ

Chúng đang xây những "Vạn lý trường thành"

Quân Hung Nô không sợ bằng I S

"Tên lửa hành trình" đan lưới khắp trời xanh...
                         *

Ừ chuốc chén đem nay mình "độc ẩm"

Để quên đi những "tham nhũng" / thối môi trường

Chẳng còn khoái để mà ngất ngưởng

Chén rượu buồn "độc ẩm" với trăng suông.
                      -----

        Hà Nội xuân Đinh Dậu -2017

 

               NGUYỄN KHÔI

 

Thơ Nguyễn Khôi 

 

 

CÒN AI THÍCH VỀ HÀ NỘI NỮA ĐÂY ?

      (Tặng : BNN & Lý tiểu muội)
                   -------

  "Chẳng thơm cũng thể hoa Nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

                   - Ca dao

Đường ùn tắc, nhà cửa xây lộn xộn

Cả Đô thành sặc mùi khói xăng xe

Gốc "kẻ Chợ" trông ra đâu cũng chợ

Quán cóc, cafe'...lấn chiếm hết vỉa hè.
                       *

Hà Nội bộn bề "tự do" cư trú

Nhà Tây, biệt thự của cánh nhà giầu

Dân cửu vạn, chè chai ở gầm cầu, bãi bờ Phúc Xá

Kara ôkê, tẩm quất (sex) ẩn ngõ sâu.
                       *

Tỷ phú Dollar là chàng Doanh nhân xứ Nghệ

"Thủ Đô là khu kinh tế mới quê choa"

Tiếng Hà thành đang pha nhiều phương ngữ

Nói tục, chửi thề nhất Việt Nam ta ? !
                        *

"Kẻ sĩ Thăng Long" ? bói không ra Kẻ Sĩ

Văn nhân sĩ khí thấy Cáo "rét" như Gà

- Giỏi chém gió - bia hơi nhậu nhẹt

Mặc dân tình kiếp nạn Formosa...
                        *

Về Đất Thánh (sướng) nay không cần "hộ khẩu"

Con ông, cháu cha lại cuốn gói sang Tây 

Thái Bình, xứ Thanh ...chen đầy phường phố

Còn ai thích về Hà Nội nữa đây ?
                  ---

         Hà Nội 10/10/2016

  Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ Đô

            NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

    BẾN TIÊU TƯƠNG
     ( Tặng : BNN & Tiểu muội)
                     ---
  Về làng ra bến Tiêu Tương (1)
Ngó trăng, ngó gió...chàng Trương đâu rồi ?
  Đò thì một lá chơi vơi
Sáo thì vi vút lưng trời lửng lơ...
                     *
  Tìm Mỵ Nương giữa bến bờ 
Ai đang giặt yếm ngồi hơ lửa lòng ?
  Tiêu Tương trăng gió mịt mùng
Để cho Thi sĩ đau từng dòng Thơ...
                     *
  " Sông Tương một dải nông sờ..."
---------
(1) sông Tiêu Tương xưa ở vùng quê Quan Họ (Bắc Ninh)
gắn với chuyện tình Trương Chi/ Mỵ nương nổi tiếng, khởi nguyên từ đầm làng Phù Lưu (Oa hồ) nối với sông Ngũ Huyện Khê , chảy lòng vòng qua Đình Bảng- Tiêu Sơn- Lim  ra Ngòi Tào Khê/ sông Cầu...
        Quê 1 tết Đinh Dậu- 2017

            NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

Image result for ẢNH NGÀY 30 TẾT

 

 HÀ NỘI- 30 TẾT ĐINH DẬU
                    ---

"30 tết, tết lại 30

Bánh chưng không gạo : vợ trông chồng,

Tranh pháo không tiền : con cấu bố"...

        - Ca dao cổ ( trước 1945)
                     *

30 tết đường Thủ Đô vắng ngắt

Người về quê ăn tết cả rồi

"Người Hà Nội" trong nhà dọn dẹp

Vợ nấu ăn, chồng cây cảnh, con game chơi...
                      *

Chẳng ai ngồi cafe' , quán cóc

Chờ giao thừa đi hái lộc xuân

Chùa Phú Khánh chật dân công sở (1)

đến cầu tài : tiến chức, thăng Quan...
                       *

Dân ngoại quốc : áo phông, quần Soóc

dạo hồ Gươm, Văn Miếu tưng bừng

"Hảo  hảo lớ" khách lũ đàn Trung Quốc

Chê Việt Nam thiếu pháo đì đùng...
                        *

Đêm nay chính là "đêm trừ tịch"

Vợ yêu chồng làm cái tất niên ,

Ai đó thức xem pháo hoa qua màn hình Led

Người Thủ Đô tết khá kiệm cần...

                         *
Có một lão Nhà thơ gàn dở

vào @ chúc tết xả Thơ

- Năm con Gà tha hồ mà "bới"

Đêm 30 sương khói mịt mờ...
---

(1) chùa Phú Khánh ở Ngã tư Sở nổi tiếng "cầu được, ước thấy" ?

      Hà Nội 30 tết Đinh Dậu -2017

          NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

Thơ nguyễn Khôi

 

 

Image result for ẢNH MÙA XUÂN

 

GỬI BẠN THƠ NGUYỄN THỊ VINH 

     ( Tặng : 2 bạn Nhữ+ Nguộc)
                  ----

"Xuân này xin chúc lão : niềm vui

Cõi tạm dường như sắp thoát rồi

Tám mươi năm cũng cho là đủ

Bầu rượu, túi thơ một kiếp người "

                - thơ Nguyễn Thị Vinh (1943)
                      *

Ừ, sang tuổi tám mươi chẳng hiếm

Vẫn ga lăng, tráng kiện...chưa sao

Vẫn "phi" xe máy ào ào

Đêm ngồi đọc Web, nhẹ vào trang Thơ.

Ừ, cũng đã gần bờ cõi Phật

Lên chung cư quả thật chơi vơi

Vào "phây" (Fb) kết bạn muôn người

Trong ngoài chữ S chia vui, sẻ buồn...

Ừ, cõi tạm...khỏe còn có ích

Không rượu bia phá phách...chơi Thơ

Sớm mai (theo vợ) đi chợ xách "đồ"

Tối mát xa đỡ đau cho "cô Nàng"...

Ừ, vẫn sống nhăn răng, chưa chết

Cơm rau dưa / ít thịt...mà ngon

Ngồi "thiền" buông cái ngoài luồng

Yêu thương, thanh thản tâm hồn như Thơ...

Ừ, đã xếp hàng chờ để "thoát"

Sao "đi nhanh" cho mát kiếp người

"Hội Thơ" dưới ấy không mời

Cũng xin "hội nhập" chung vui Tao Đàn...

Xin hẹn bạn...ta làm chim Én

đón Mùa Xuân đem đến nơi nơi

Vui, mình sang tuổi tám mươi

Vẫn "yêu", vẫn "khỏe"...vẫn cười vào "phây" (Fb).(1)
-----

(1) Facebook: mạng xã hội toàn cầu hóa

    P12 A05- nhà 17T6, phố Hoàng Đạo Thúy

         Quận Thanh Xuân- Hà Nội

email < khoidinhbang@gmail.com>

     Ngày 30 tết Đinh Dậu - 2017

             NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

 

HÀ NỘI, NGÀY 28 TẾT ĐINH DẬU
                   ----

"Hôm nay đã Tết, mai là Tết

 Chẳng phải làm gì, xả láng chơi ?"
                     *

Tết đến chỉ còn "dân Hà Nội"

Lũ lĩ "Nhà Quê" cuốn xéo rồi

Đường phố thênh thang tha hồ lượn

Chợ phường / siêu thị thật đông vui...
                      *

Đào rừng / Quất quê ven đường đứng (1)

Từ Ngã tư Sở tới Tây Hồ

Rau rẻ như bèo ,  thịt lợn ế

Nhà nông méo mặt giữa trời trưa.

                      *

Văn Miếu các cụ Đồ thả bút

"Phú" / "Đức"... trăm hai một chữ Nho ,

Trưa 23 độ , nắng oi bức

"Áo rét" (xả) đầy hè vắng khách mua...
                      *

Mấy bạn Văn chương vô tích sự

Rượu ngon / thịt chó - bữa tẩy trần

"Nhà văn An Nam khổ như chó"

Khoái khoe danh hão "Hội Nhà Văn"...
                      *

Mai là 29 Công sở nghỉ

Cánh giàu "trốn tết" tếch sang Tây...

Mẹ đĩ nhớ quê đun nước tắm 

"Hoa Mùi" thơm phức má hây hây ...(2)
---

(1) Đường hoa tết ở Hà Nội năm nay dài trên 10 cây số

từ Ngã tư Sở lên mãi mạn đường Hoàng Hoa Thám/ hồ Tây...chủ yếu là cây Đào rừng chặt từ Sơn La,Lào Cai đem về bán, cùng với cây Quất từ Hưng Yên, Nam Định đem lên...lối chơi cũ kỹ/ nhàm chán ,nên khá ế ẩm...

(2) phong tục tất niên tắm nước nấu hoa cây Mùi...cho sạch và thơm.

      Hà Nội 25/01/2017

       NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

 

Thơ: Nguyễn Khôi

 

 

 

 

CHÙM TỨ TUYỆT - 1 GIÊNG 2017

 

 "Thi gia thanh cảnh tại tân xuân" (1)

       -thơ Dương Cự Nguyên (755- ?)
                    -----

*1- Ngồi xuống thềm nhà nghe chim hót

Sân trước cành Mai điểm trắng rồi

Mới hay xuân đến không báo trước

Hút hồn gió bắc hạt sương rơi...
                      *

*2- Khí hậu đổi thay Xuân đến sớm

Không cảnh đông tàn...nắng đơm hoa

Bắp cải : xe thồ ra chợ bán

Gà vịt được mùa rộn đồng xa...
                      *

*3- Đón tết Nhà nông dồn "vỗ" lợn

Ủn ỉn đầy chuồng "mẩm" thắng to

Sơn ve tường mới, sắm xe lớn

Gái đi Đại học Xinh ga po...
                      *

*4-Chẳng phải là mơ : ở nhà mình

Thương cô em gái mãi Berlin

"Xuất khẩu" hết đời nơi đất khách

Noel "khủng bố" tưởng mà kinh !
                      *

*5- 2017 - mừng năm mới

Cả nhà xum họp :cỗ bày ra

"Bà nó" tưng bừng bên bếp lửa

Như thể hồi xuân má đỏ nhừ.
--

(1) Cảnh đẹp của Nhà thơ là ở mùa xuân mới

  Quê Đình Bảng, Bắc Ninh 1-1-2017

         NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

 Image result for DÀNH TẶNG SÁCH

 

 

"TỰ DIẾN BIẾN" ĐI - VĂN NGHỆ TA ƠI !

        (Tặng : Nhà thơ Trần Nhương)
                            -----

Lờidẫn : theo "trannhuong.com" thì Nhà thơ Hữu Thỉnh & BCH Hội nhà văn ta đã quyết định "từ sau tết Đinh Dậu- 2017 Hội sẽ không mua báo Văn Nghệ để phát không cho 1000 Hội viên nữa..." Báo muốn tồn tại thì phải "tự sống"  bằng kinh doanh văn thơ của mình...NK rất vui, có đôi vần chia sẻ :

Đã bao năm Nhà văn ta sống đời "bao cấp"

Tiền thuế của dân nuôi "mập" các Nhà

Viết "minh họa" chẳng ma nào đọc

Báo ế, nợ nần, "hội nhập"... chào thua !
                           *

Thôi, nay đã hết thời "văn trại lính"

là Nhà văn , không thể sống HÈN

"mỗi cán bút làm đòn xoay chế độ

Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền" (1)
                           *

"Chống tham nhũng", chống môi trường ô nhiễm.

Hãy viết những vần thơ nóng bỏng tình đời

Đau cái đau của Formosa, bauxit...

Hãy ngẩng đầu lên, đứng thẳng làm người...
                           *

Dân đã nghèo: thôi đừng ăn bám mãi

Hãy sống bằng ngòi bút Thiên lương

"Tự diễn biến" vì tương lai Đất nước

"Tự chuyển hóa" đi...Thế giới đã sang trang...
---

(1) thơ Sóng Hồng

             Hà Nội 8-giêng-2017

 

                NGUYỄN KHÔI

 

Thơ Nguyễn Khôi
3 họa sĩ vẽ tranh sống động như ảnh chụp
 NHỚ HỌA SĨ PHẠM TĂNG
            (Tặng : con trai)
                     ------
  Lời dẫn :ngày 29/7/2007 NK cùng con trai đến thăm Họa sĩ Phạm Tăng ở Paris, thấm thoát đã sắp 10 năm, vừa nghe tin Cụ đã từ trần ngày 9/1/2017 tại Bệnh viện Charles - Foix, Lvry-Sur- Seine (vùng Paris- nước Pháp) thọ 92 tuổi. 
  Họa sĩ Phạm Tăng (1925-2017) là hậu duệ Quan tướng nhà Nguyễn chống Pháp nổi tiếng Hiệp biện Đại học sĩ Phạm Thận Duật (1825-1885), quê Yên Mô , Ninh Bình :có ai còn nhớ Yên Mô / sông Càn, núi Bảng bây giờ còn không?
  Năm 1945 Phạm Tăng , tham gia kháng chiến một thời gian, rồi vì một mối tình sét đánh, đã "dinh tê" một mạch sang tới Paris, thân lập thân từ 2 bàn tay trắng , rồi trở thành 1 Họa sĩ nổi danh trên thế giới : năm 1967 được Giải nhất của Unesco trao ngay tại Roma (ý). Ông có bức tranh "Vũ Trụ" rất độc đáo , vẽ để "lưu hồn" :
    Trông lên thân thể bao la
Nhìn vào sâu thẳm trong ta mịt mùng
    Xác thân : vạch lối đôi vùng
Khoát tay một nét : cuộn tròn càn khôn
    Đất trời , mở rộng tay ôm
Phút giây xuất ngã , bền hơn cuộc đời.
Họa sĩ Phạm Tăng, còn là một Nhà thơ rất "hồn Việt" , cụ tự bạch :
    Lang thang khắp mặt Địa cầu
Thịt xương : áo đã ngả màu hoàng hôn
    Lợi danh chẳng quản mất còn
Hành trang : đến cả linh hồn cũng dư.
                    *
  Trước sau cũng một lối về
Giữ sao cho trọn lời thề với Thơ.
                     *
  Nhân ngày tang lễ Họa sĩ Phạm Tăng, NK ở xa, xin đăng lại bài thơ viết ở Paris hôm đến thăm Họa sĩ , coi như một nén nhang kính viếng Họa sĩ  :
Chàng Họa sĩ một thời đi Kháng chiến
Vướng duyên Nàng...chàng "biến" tới Paris
Vung cây "cọ" những kiếp người ẩn hiện
Thả tình đời lưu dấu hồn quê...
                      *
Như Quang Dũng nỗi đau kia ai biết ?
Đời tươi như xuân nữ thịt da nâu
Như "Vũ Trụ" đối hai đầu vô cực
Mà tâm hồn phơi phới ngọn cờ lau...
                      *
Chao, sức sống Việt Nam kỳ diệu
Ở Roma "tranh Phạm" lên ngôi
Xin mô Phật - là "Tăng" trong giới "Phạm"
Để thi trung hữu họa rạng thiên tài.
             Paris 29/7/2007
            Hà Nội 11/1/2017
Nguyễn Khôi (Nhà văn Hà Nội) - kính viếng...

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

 

MÙA ĐÔNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG
                     ------
"...Không có cả một nỗi buồn để khóc

     Cũng chả có chiến lũy nào để chết

     Chúng ta làm gì cho hết buổi chiều nay ?"

         -thơ Lưu Quang Vũ - Bằng"không"
                         *

Một mùa đông lạ kỳ

Tiểu Hàn 27 độ

Dạo phố mặc sơ mi

Thiếu rét ngán ăn phở.

Chưa tết Đào đã nở

"Quất" chết khô ngoài đê

"Ái ân" chồng ngại vợ

thả tình ngoài quán Bia...
              *

Âu Mỹ lạnh bất thường

Mát (Mockba) âm 40 độ

Thái Lan thì mưa lũ

Hoàng Hà nước đóng băng

Bắc Kinh mờ bụi đỏ

Hà Nội sặc mùi xăng...
              *

Mỹ chờ Donald Trump

Nga /Tàu đầy thủ đoạn ...

Châu Âu đang khủng hoảng

"vì tiền" tự giết mình

Nhân loại bước loạng choạng

Vịn "điện thoại thông minh".
               *

Mùa đông không bình thường

Mùa xuân chừng đang "biến"

Chẳng còn gì để yêu

Thả thơ lên phiêu diêu...
               *
Hà Nội, tiết Tiểu Hàn 5/1/2017

         NGUYỄN KHÔI

 



 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 


 HÀ NỘI ƠI - MÙA ĐÔNG...
     (Tặng : Nghiêm Huyền Vũ)
                        ---
Rất khoái còn " mùa đông Hà Nội"
Rét căm căm "cong cả hến" ai người (1) ?
Bát phở nóng, ly cafe' bốc khói
Bát phố chơi như thể tuổi hai mươi.
---
(1) "Rét cong cả hến ( cô nàng kêu) : mượn văn Vũ Ngọc Tiến .
    Hà Nội , 15-Oc , 15/01/2017

            NGUYỄN KHÔI

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

Moi ngay se co hon 3.000 Viet kieu ve que an Tet hinh anh 1

 

 

CÒN MƯỜI HÔM NỮA LÀ TẾT

        (Tặng : BNN )
              ------

Còn mười hôm nữa là ăn Tết

Mưa phùn lất phất rất thanh tân

Đón bạn "vượt biên " về ăn Tết

"Việt Kiều yêu nước" nức lòng xuân.
                -----
Ga Nội Bài 17-01-2017... 20/chạp ta

 

            NGUYỄN KHÔI

 

 

Thơ Nguyễn Khôi 

 

 

 

 CHÚC TẾT ĐINH DẬU

       (nhái thơ Tú Xương)

 

Vào Web (Fb) mà xem chúng chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi : răng còn đâu ?

Mình đi bán "máy xay sinh tố"

Thế giới bao nhiêu lão phải cầu .
                         *

Vào Web (Fb) mà xem chúng chúc giầu

Dollar chụp giựt để vào đâu ?

Ngân Hàng bao đứa vào "nhà đá"

Tiền rửa "xây chùa" sám hối mau .
                         *

Vào Web (fb) mà xem chúng chúc sang
Villar - resort lũ " Quan tham"

Mình mở lò sinh "Tiến sĩ giấy"

"Dịch vụ" thăng Quan "đúng quy trình"...
                         *

Vào Web (Fb) mà xem chúng chúc con

Chen về Thành phố chật như nêm

Cao tầng : đường tắc...ôi ô nhiễm

Ung thư / đột quy...cứ là "hên"...
                          *

Bắt chước  "Phây" (Fb- Web) ta chúc mấy lời :

Nhân loại điên điên "tự hủy" rồi

Mỹ- Tàu- Nga diễn trò Tam Quốc

"lai tỉnh" không thì chết cả thôi ! ?
                 -----

     Hà Nội , tết Đinh Dậu- 2017

             NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

 

Image result for ảnh tết 2017

 

 

 

 

TẾT NÀY (2017) CON CHÁU CHẲNG VỀ QUÊ

  

 (Tặng : em gái & con trai ở Châu Âu)
                  -------

Vui như Tết mà cũng buồn như Tết

Tết gia đình xum họp mới là vui

Buồn gì bằng mỗi đứa ở một nơi

Mồ  cha mẹ không ai về "tảo mộ " !
                     *

Dân (Bắc) bỏ làng chạy xô đi "xuất khẩu"

hết Đông Âu ,  lại Nhật với Hàn

Con gái lớn "xuất" sang Đài làm "vợ"

Xóm quê trơ mấy lão già làng...
                      *

Dân (Trung) vượt biên sang Lào, Thái

Bên ấy còn ối đất làm nương

Đất/ biển quê nhiễm Formosa, Bauxit

Muốn sống thì tạm lánh khỏi quê hương...
                      *

Dân (Nam) quen chuồn sang Mỹ Quốc

được "Tự do" ở "Thế giới Tự Do"

Bầu bạn "lưu vong" vui "Sài Gòn nhỏ"

Vọng nhớ Nam kỳ Lục Tỉnh ...nuối tiếc ngày xưa...
                      *

Ôi Đất Nước,

Những cơn lốc di dân - bỏ làng - biệt xứ

Thương ơi thương...

Tết...

Mình lủi thủi về làng

Đứng giữa vườn nhà trống hơ, trống hải

Giữa Quê hương mà tưởng niệm Cố hương .
                    ------

Quê Đình Bảng, Bắc Ninh , tết Đinh Dậu

               NGUYỄN KHÔI

 

 

 

 

Nguyễn Khôi

 

 

25 THÁNG CHẠP VỀ NHÀ ĐÌNH BẢNG
                    ------

       Trĩ tử khiên y vấn

       Quy gia hà thái trì ?

       Cộng thùy tranh tuế nguyệt

       Doanh đắc mấn như ti.

                   - thơ Đỗ Mục (1)
                     *

Sớm mai dậy về nhà Đình Bảng

Xe bon bon đi giữa mù sương

Cầu Phù Đổng bắc ngang sông Đuống

Chẳng có ai ngó sông Đuống nghiêng nghiêng...
                      *

Phảng phất đêm...nghe vọng tiếng gà Hồ

Giờ gà Đông Tảo kiếm ăn to

Năm nay Tết "lỗ" ai Đào , Quất 

thượng thặng hoa Ly cúng Nhà Thờ.
                      *

Đón khách Việt Kiều về ăn Tết

Dollar sáng láng mặt xóm làng

Thời nay tiền bạc là trên hết

Người chen người lên cuộc sống giàu sang ?
---

(1) Trẻ nhỏ níu áo hỏi :

     Sao về muộn quá thôi ?

     Cùng ai tranh năm tháng

     Tóc bạc quá tơ rồi .
               ---

Quê Đình Bảng, Bắc Ninh 24/01/2017

          NGUYỄN KHÔI

     

 

 

 

 

 

Thơ Nguyễn Khôi

 

Image result for ảnh ngày tết 2017

 

  23 THÁNG CHẠP - VIẾNG MỘ CẬU
(Kính dâng : hương hồn cậu Nguyễn Khắc Nhân)
                           ------
           "Ấu thơ tết đến thăm bà
       Lớn lên cầm súng đi ra chiến trường
             Bàn thờ thêm một bát hương
       Mẹ già được tấm Huân Chương treo tường"
                   - thơ lượm ở Quán cóc / vỉa hè
                              *
23 tháng chạp
lủi thủi một mình
ra Nghĩa trang Liệt sĩ
viếng cậu...
Ôi cậu , chàng trai Đình Bảng 26 tuổi
bỏ lại : mẹ già còm cõi
 vợ dại / con thơ
Thằng em (sinh 1953)
Bây giờ : 
Ưu tiên : đi "xuất khẩu"
đang vật vờ bên CHLB Đức
( ở Công ty Vệ sinh).
Ôi, Đất nước mình : 
Nghĩa trang tiếp nối nghĩa trang 
-Người hy sinh chống giặc xâm lăng
-Người chết vì "nồi da xáo thịt" !
Hôm nay 23 tháng chạp
 ai người 
ra thắp nén nhang đây ? !
            ----
  Quê 23 chạp ta - 2016

 

      NGUYỄN KHÔI
               

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền