Nhìn đời thường bằng từ toàn "Huyền ", Thằng Khùng, Cổng trường vẫn mở (Truyện ngắn 1, 2, 3) Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

 

 

 

Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

 

 

 

 

Cổng Trường vẫn mở

 

Mấy đêm rồi, sao nó thấy nhớ trường quá. Mặc dầu, gần hai năm gắn bó, trường đối với

nó cũng rất đỗi bình thường: cũ kĩ, dột như nhà nó, có điều nhiều phòng hơn; và cái sân nữa,

cũng to hơn sân nhà nó nhiều và có nhiều cây xanh hơn. Nếu tất cả chỉ có thế thôi thì nó không

thao thức nhiều như thế! Ừ, trường đối với nó còn có nhiều kỉ niệm đẹp gắn bó với những người

bạn, và những thầy cô mà nó quý còn hơn cả cha mẹ nó nữa.

Mà không quý hơn sao được, khi một đêm đầy mưa gió, người sinh ra nó, đã âm thầm

cuốn gói ra đi lúc nó vừa 8 tuổi, thì trách gì nó giận mẹ và ghét gió mưa từ đó. Thay vì “ gà

trống nuôi con”- cha nó- một người đàn ông bị vợ bỏ vì nát rượu giờ lại có cớ buồn “nhân tình

thế thái” nên lại càng uống rượu nhiều hơn thì có bao giờ đủ tỉnh táo để lo cho con cái. Không

những thế, mỗi lần nhậu hắn lại huênh hoang: “Không yêu nữa để tiền ta đi nhậu; sống một

mình cho gái nó thèm chơi”. Không biết gái có thèm hắn hay không, chỉ thấy hắn làm được một

điều: chìm đắm trong mem rượu…

***

…Cổng trường vẫn mở như ngày nào.  Nó muốn dừng lại giây lát để nhìn kĩ hơn về ngôi

nhà đã cho nó nhiều niềm vui trong hơn một năm qua, mà sao nó không đủ can đảm để làm điều

ấy. Tiếng trống “ tùng…tùng …tùng ” , báo hiệu giờ ra chơi ngày nào mà nó cùng chúng bạn

vẫn thường mong đợi sao bây giờ lại là một nỗi ám ảnh với nó mỗi lúc đi ngang. Những khi ấy,

nó cúi mặt, đạp xe thật nhanh sợ gặp phải bạn bè, thầy cô như kẻ trộm sợ gặp phải chủ nhà

trong lúc tháo chạy vậy. Chao ôi! Nó vẫn là thành viên trong đại gia đình ấy mà sao giờ đây nó

lại rụt rè, xa cách thế kia? Cổng trường vẫn mở mà sao cha nó lại đóng kín cuộc đời nó như thế?

Nó thấy mình lạc lỏng như bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình.

Không. Nó không bị bỏ rơi. Nó còn có bạn bè và thầy chủ nhiệm vẫn quan tâm đến nó.

Đã biết bao lần thầy và bạn  nó đến thuyết phục cha nó để nó được đi học là biết bao lần cha nó

xúc phạm đến họ, đại loại như: “ con tôi, tôi cho học hay nghỉ, phải xin phép các người à?”, hay

“ Mỗi ngày năm chục ngàn cho gia đình, tôi cho nó học.”, hoặc “ Đừng phiền, tôi đang nhậu” …

Thầy nó cũng có gia đinh riêng tư, có 2 con nhỏ đang tuổi ăn học thì làm sao thầy lo được.

Nhưng thầy vẫn kì vọng, dầu có ngồi chật, thầy không bao giờ cho đứa nào được ngồi vào

khoảng trống ấy…

***

Hôm nay, như lệ thường. Nó vẫn bán vé số, mà không bán thì lấy gì mà ăn? Thế là nó vẫn

cứ đi. Càng gần về chiều, nó càng phải cố gắng đi nhiều hơn mặc dầu trời đầy mưa và gió. Vừa

đi nó vừa nhớ đến lời thầy nó: “ Giàu nghèo thấy nhau ở túi tiền; sướng khổ thấy nhau lúc chiều

mưa” mà không khỏi chạnh lòng. Nó đi bán là vì miếng ăn, còn người ta vì miếng ăn mà dại gì

ra mưa gió cho khổ thân! Thế nên nó phải đến chỗ người ta ăn để bán. Và nó cứ đi…

 Bao nhiêu hi vọng nó đã mang bán cho người. Cái mà nó còn lại là thực tế bị cha không

cho học. Chao ôi ! Còn gì đáng buồn hơn? Thầy cô, bạn bè sẽ nghĩ nó như thế nào đây? Nó tệ

hại thế nào mà chính cha đẻ nó lại cấm nó đi học? Nó thấy tủi thân quá.  Những người nghèo

thường hay tự ti, mặc cảm như vậy. Nhìn một quán ăn sang trọng định vào bán nhưng nó còn

suy nghĩ: “ Người ta mua vé số là mua hi vọng được đổi đời; còn mình bán vé số là mang đến hi

vọng cho họ thì có gì phải ngại”? Thế là nó cũng bước vào. Đập vào mắt nó là Hồng, cô bạn

xinh xắn học cùng lớp, đang ăn chiều cùng đại gia đình. Nó toan lui bước thì Hồng vừa cất tiếng

gọi vừa chạy đến:

·                                 - Nhi! Nhi! Vào ăn với gia đình mình!

Vừa nói nó vừa lôi cô bạn và giới thiệu:

- Ba! Mẹ! Đây là Nhi, bạn cùng lớp 7 với con. Vì hoàn cảnh gia đình nên cha bạn ấy bắt

bạn phải nghỉ học mấy hôm nay để  bán vé số, mặc dầu bạn học rất khá…

- Cháu chào hai bác, chào Hồng - Nhi đáp.

- Mời cháu ăn cơm cùng gia đình!

- Cảm ơn bác! Sắp đến giờ xổ nên con phải bán vội ạ!

Nói rồi nó chào tạm biệt, vụt đi ngay. Hồng còn nói với theo câu gì đó nhưng nó không

nghe rõ. Nó đi nhanh về phía cửa hông như đang chạy trốn và cầu mong đừng gặp ai đó thân

thuộc trong lớp nó nữa, nếu không nó sẽ khóc vì tủi thân mất. Sang quna nhậu kế bên, nó rảo

mắt vòng quanh, chỉ thấy toàn người lớn nên cũng an tâm. Nó tiến về phía bàn cuối phòng. Và

cất tiếng mời:

- Mời các cô, các chú mua dùm cháu vài tờ vé số ạ!

- Gì?... Gì mà chú …dữ …vậy em? Gọi bằng … anh đi cho trẻ! - Một người đàn ông,

giọng lè nhè trong nhóm đáp lại.

Người đàn ông đang quay lưng về phía nó cũng ngoáy cổ lại nhìn. Nó như chết lặng khi

thấy  người ấy không ai lạ, chính là ba nó. Nó ấp úng…

- B…a…Ba…a…a…

Người đàn ông đó còn ngạc nhiên hơn cả nó, không đáp được lời nào. Bởi hắn cũng

không tin, xa gần mười cây số như thế mà con hắn cũng đạp xe đến bán. Nhưng hắn không đáp

được không phải chỉ vì say mà còn vì sỉ diện với mấy cô bạn nhậu. Thế là con gái hắn ù chạy bỏ

mặc đằng sau những tiếng cười cợt, trêu ghẹo: “ Đẹp trai, con rơi đầy hé anh yêu!”…

Vừa ra khỏi cửa, nó thấy trời đất tối đen. Cha nó đã khép kín cánh cổng tương lai đời nó

giờ lại phải đóng chặt thêm cánh cửa tình cảm giữa nó và cha nó ư? Cha nó làm bạn với những

người như thế ư? Sao cha không dám nhận nó là con? Thì ra trong mắt cha nó, nó không bằng

những người dưng kia? Nó ném cả sắp vé số còn lại như ném cả niềm hi vọng theo cơn mưa

chiều. Những tấm vé số - những hi vọng mong manh cuốn trôi theo dòng nước. Mưa trắng xóa

phủ cả lối về. Nó gò lưng đạp ngược gió. Tiếng căm xe xé nước sè sè, lẫn với tiếng mưa đập vào

nón lá lộp bộp nghe càng buồn thêm. Cổng trường vẫn mở  nhưng giờ đây một bức tường vô

hình nào đó đã chặn đứng bước chân nó. Nó thấy xa xôi quá.

Nó thao thức và khóc như chưa từng được khóc. Nó nhớ trường, lớp. Nhớ bạn bè và nhớ

đến lời của thầy dạy mà chạnh lòng: giàu chưa ắt đã sang, nghèo chưa chắc đã khổ; các em có

thể đang nghèo nhưng cố gắng đừng để khổ. Muốn vậy các em phải học. Vì có kiến thức mọi

người sẽ nể trọng. Nhưng thầy ơi, đời nó rồi sẽ phải khổ mất thôi khi mà nó có còn được theo

học nữa đâu để được bằng chúng bạn? Và nó thiếp đi lúc nào chẳng biết. Trong chiêm bao, nó

thấy mình được đi học, được mạnh dạn bước vào cổng trường, được vui đùa cùng nhóm bạn và

hình như nó đang cười cả khi đang ngủ…

***

Một lần nữa, thầy chủ nhiệm nó lại đến sau mấy ngày nằm viện về. Nhưng lần này thầy

không thuyết phục bằng lí lẽ nữa! Mà có điên mới nói lí lẽ với một người chẳng biết lí lẽ! Có

chăng là lấy thứ gì đó tống vào mồm hắn để hắn im thì hơn. Và không biết thầy nó đã làm gì,

chỉ thấy hôm sau nó được đi học. Kể từ đó người ta thấy thầy nhịn ăn sáng và nhịn cả uống cà-phê

 

Nhà Thơ Võ Quốc Tuấn

 

 

 

 

Tạp văn

 

Nhìn Đời Thường bằng Từ Toàn "Huyền"

 

Chiều buồn, ngồi nhìn đời càng buồn: giàu tiền và quyền hành thì còn gì bằng,

nghèo thì đừng hòng, còn buồn lòng dài dài…

Thì rành rành rồi còn gì! Vì  từ nghìn đời nhìn rằng: nhà nghèo mà nằm gần liền kề

người nào thèm vào; nhà giàu mà nằm vùng đầy rừng, đèo, người còn tìm nhờ. Rồi còn

nhìn rằng “nghèo – hèn” mà buồn! Nghèo mà hiền từ, giàu tình người, mà tài thì làm gì

“hèn”! Vì tiền liền kề quyền hành mà dần dần dồn nghèo vào đường cùng mà thành hèn…

 Thì nè! Cùng trường về, tìm ngành nghề làm, vì nhờ quà nhiều tiền, nhờ quyền hành

mà vào làm liền, dù rằng tài hèn; còn người tài thừa và hiền từ mà nào bằng lòng, đành chờ

dài dài, vì nghèo.

 Rồi đường tình. Vì tiền, vì quyền mà đành lừa bồ, lừa chồng, đành lòng làm người

tình hờ nhiều người, dù rằng đời cười, người nguyền. Nào hề gì!

Rồi vì tiền mà dùng quyền hành làm liều, làm càn, làm xằng; làm  điều “tồi” rồi thì

dùng tiền, quyền hành làm mờ dần điều tồi mình làm…

Buồn thì buồn mà nào hờn lòng. Vì đời còn nhiều người vì người tàì, người hiền

dùng mà! Đừng buồn phiền làm gì! Người làm gì thì làm, mình là mình đường hoàng: từng

ngày, từng giờ bồi tài, gìn lòng. Rồi ngày nào dù rằng mình nhiều tiền, nhiều quyền hành

thì thề rằng, đừng làm điều tồi mà mình từng cười  nguyền, buồn lòng…

Dù đời còn nhiều điều buồn, mình cầu rằng: đời đừng vì tiền, quyền hành mà làm

phiền người, phiền đời.

                            

Quốc Tuấn

(Đ/c: Võ Quốc Tuấn

Huyền Hội- Càng Long- Trà Vinh)

 

hoa bang lang 2

 

Truyện ngắn

 

Thằng Khùng

 

 

 

 

 

Mấy hôm nay,  kể từ khi có mặt hắn, khu chợ ổ chuột này lại “nhộn nhịp”

 

hẳn lên. Chẳng ai biết hắn từ đâu đến, tên gì, bao nhiêu tuổi, gia cảnh thế nào. Chỉ

biết hắn còn trẻ, đầu tóc bù xù, trên lưng bao giờ cũng quẩy theo một cái bao to

đùng, trông thật nhếch nhác. Áo quần không quá rách rưới như bao kẻ ăn mày

khác. Đặc biệt, không hiểu sao cái miệng nó bao giờ cũng cười, trông cũng đỡ sợ!

Phải thừa nhận một điều: nó rất nhanh tay. Thấy người ta chen nhau mua rau

củ, nó cũng xen vào để rồi khi người ta loay hoay trả tiền thì bó rau, mớ củ ấy đã

nằm trong tay hắn. Đi ngang qua hàng trái cây thì thế nào trong tay hắn cũng có

vài trái. Lấy được bao nhiêu nó cho vào bao rồi lên đầu chợ ngồi bán. Của mười nó

bán năm. Người ta đưa một nó cũng cười, lấy không nó cũng cười. Được vài hôm,

người ta đồn nhau, thế là ai mất hàng đều đến nó, có cả. Kẻ quát tháo, kẻ hâm he,

kẻ sỉ vả thậm tệ, kẻ giành giật làm ầm ỉ cả khu chợ. Lúc ấy không hiểu sao nó càng

cười dữ hơn nữa. Thế là từ đó người ta gọi nó là “thằng khùng”. 

Hết hàng bán, nó lại “đi săn” tiếp. Thế là chợ tan, chỗ bày bán của nó bao

giờ cũng là một bãi chiến trường rác. Nhưng chiều nào cũng vậy. Không những nó

dọn tinh tươm chỗ của nó mà chỗ nào còn rác nó đều dọn sạch. Biết vậy, không ít

kẻ cũng thấy thích việc làm của nó...

Một hôm, không biết thằng say rượu mắt nhắm mắt mở thế nào lại tông xe

ngay vào chỗ nó đang bán. Thế là hết đời nó. Thằng khùng chết, không ít người

mừng ra mặt. Có kẻ ác ý hơn thì nói thẳng: “ Thế là từ nay khoẻ, khỏi bị nó quấy

rầy nữa!”. Họ nhẫn tâm chẳng đoái hoài, tiếc thương…

Được vài hôm, người ta lại nhắc đến tên hắn. Dường như không được nghe

tiếng chửi léo xéo, tiếng la ay áy của những người bán hàng rau quả; tiếng xì xào

của những người đi chợ bởi sự có mặt của nó ở một góc đường nào đó khiến người

ta buồn chăng? Rồi, cảnh bừa bộn của một khu chợ lại đâu vào đấy. Rồi họ lại đâm

ra nạnh tỵ, cáu gắt như trước. Nếu người mua hàng chỉ vô tình làm rơi vãi rác, vỏ

trái cây sang hàng bên cạnh sẽ bị họ quát tháo ngay hoặc bắt người bán hàng cho

người ấy phải nhặt lấy. Vì lẽ ấy mà có kẻ bực mình nói thẳng:

- Mẹ cha thằng nào đụng thằng khùng. Phải chi để nó sống có phải đỡ khổ

mình hơn không?

Có người bán hàng bên cạnh người này nghe vậy, không nói gì chỉ cười xót xa

 

Nhà Văn Võ Quốc Tuấn

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền