Trẻ Đồng Hoang (Truyện ngắn 2) Nhà Văn Võ Công Liêm

 

 

 

 Nhà Văn

 

 

 

TRẺ ĐỒNG HOANG

 

 

   Mở Đầu: Đây là tập truyện ngắn của Franz Kafka*. Rút từ tập ‘Hóa Thân và Những Truyện Khác / Metamorphosis and Other Stories’. Tập truyện chia ra 9 chương khác nhau: Chương ‘Trầm Tư / Meditation’ gồm có 18 truyện khác; trong đó có: -Trẻ Đồng Hoang (Children on the Country Road). Loạt truyện này Kafka viết 1912; được tác giả giữ lại thay vì phá hủy. Văn phong giản dị, xử dụng ngữ ngôn bình dân mang tính đặc thù của dân nghèo.Truyện ngắn vừa nhưng dễ cảm thông và gần gũi với quần chúng; qua những mẫu đối thoại rời rạc nhưng thích thú, lồng trong khung cảnh nửa thực nửa hư làm cho chuyện có tính chất mơ hồ, huyền ảo. Truyện ghi lại những kỷ niệm tuổi thiếu thời.

                                                                                                         *

 Tôi có thể nghe được tiếng xe ngựa ngang qua vườn nhà tôi, một đôi khi chợt nhận ra tiếng lướt nhẹ ngoài kia xuyên qua khe hàng rào dưới bóng tàn cây. Làm thế nào nói lên được tiếng bánh xe gỗ và tiếng kẽo kẹt lăn trên đường đất vào một mùa hè nóng nực! Những nông dân đã trở về từ cánh đồng lúa, vang lên tiếng cười rộn rã tợ như kể chuyện bê bối, nhảm nhí trong đời hay trêu chọc lẫn nhau.

Tôi ngồi trên chiếc ghế xích đu nhỏ, vừa nghỉ xả hơi vừa nhìn mông lung quanh những bụi cây trong vườn

nhà cha mẹ tôi. Phiá xa ngoài hàng rào; nơi đó không bao giờ ngưng nghỉ công việc, giây lát sau những đứa trẻ đồng quê

chạy ngang qua trên con đường đất quằn quèo, chiếc xe kéo chở đầy những người đàn ông và đàn bà ngồi

vắt vẻo bên những bó dây buộc chặt và xung quanh là những luống hoa bờ bụi màu sậm nâu; chiều xuống

tôi thấy một người đàn ông lớn tuổi rảo bộ với chiếc gậy trong tay và đám con gái trẻ tay trong tay giẫm

lên cỏ rầm rập, có ý đến chào hỏi ông ta một đôi điều. Bầy chim tung cánh bay như trận mưa rào lóng lánh thủy tinh, tôi dõi mắt trông theo và thấy làm sao khi chúng dồn lực để thở, mãi cho tới khi có vẻ không đủ sức để bung lên; nhưng lúc đó tôi qụi xuống và nắm chặt sợi thừng rồi tiếp tục đu đưa lộ ra một ít yếu lòng. Giây lát sau tôi lại đu mạnh hơn trong khi khí trời

trở nên lạnh và cũng nơi đó lũ chim bay hoảng hốt những vì sao trên trời đã hiện ra. Tôi thắp sáng ngọn nến trong bữa ăn tối của tôi. Thường khi tôi ngồi đặc hai tay lên bàn gỗ và bây giờ tôi thực sự mệt lả người ngay cả việc cắt bánh mì và bơ. Tấm màn lưới phập phồng trong gió ấm, bất chợt có một vài người ở ngoài cầm cứng trong tay cái gì như muốn bày tỏ, hắn muốn thấy tôi hơn là nói với tôi. Mỗi khi đèn cầy vụt tắt, đám bọ nhậy còn bu quanh mãi khi đọt khói đèn loãng dần và tối sầm lại. Nếu có

người hỏi tôi có cái gì nơi cửa sổ, tôi nhìn chăm chú vào mặt hắn như thử tôi là vì sao sáng chói ở đầu núi hay trong bầu khí quyển mong manh bay qua mà tôi phải biết đến. Chắc hắn để tâm tới việc gì đó. Nhưng một trong số bọn chúng nhảy ngang qua cửa sổ và báo cho biết rằng có điều gì khác đang đợi ở trước sân nhà; tức thời tôi phóng mắt nhìn với tiếng thở dài yên tâm hơn. ‘Vào đi nào. Mi đợi chờ chi nữa? Hay có gì xẩy ra đó? Có chi lạ không rứa, hay lâm nạn? Có chi mô; chúng tôi không thể nhảy vô nhà đó được? Không chừng mất tuốt cả phải không?’. Không có mất mát chi mô. Chúng tôi chạy tuôn ra phiá trước nhà. ‘Cám ơn Trời Phật; rút cục là anh đó!’ –‘Anh khi mô cũng đến sau’ –‘Rứa thì răng lại chọn tôi? –‘Có răng mới chọn anh; ở lại đây nếu anh không muốn ở’ –‘Thôi! đừng nhơn ngãi với tôi’ –‘Cái chi? Thôi đừng nhơn ngãi? Nói chi lạ rứa? –‘Đừng mô tê. Đừng ấm ớ hội tề’. Anh ở đây với tôi. Rứa thôi! Chúng tôi nhảy ào vào nhà lúc trời còn chạng vạng. Ở đây không điểm giờ ngày hay điểm giờ đêm. Bây giờ chúng tôi khởi động, hợp ý nhau như cắn răng lại. Giờ đây giữa chúng tôi vững tin nhau trong khi chúng tôi nô đùa, thở toé lửa như loài thú miền nhiệt đới. Khác gì mặc chiếc áo giáp chiến tranh thời cổ, tung nhảy, búng người lên cao, chúng tôi rượt đuổi nhau như thú hoang trong rừng hay những đồi cao, chạy vô làng, qua xóm, níu chân chạy trên những con đường cong queo nhỏ hẹp. Đánh rơi những thứ mang theo dọc theo mương rãnh; khó mà nhận ra bọn chúng tôi hòa lẫn vào trong bóng mờ của bờ đê và mỗi khi thấy bọn chúng tôi đứng sừng sửng bên bờ ruộng như kẻ lạ mặt cúi đầu. Trông rất quái! ‘Về đi thôi !’ –‘Anh đẩy tôi đi tới!’ –‘Rứa là anh đẩy tôi về, không phải rứa đâu, chúng ta đâu có ngu chi’ –‘Rứa có nghĩa là anh sợ. Thôi; lại đây, lại đây’ –‘Sợ phải không? Đẩy chúng tôi xuống, anh muốn không? Ừ!muốn’. Chúng tôi xô đẩy, giành giật lẫn nhau, đấm vào ngực để rồi cùng nhau rơi tỏm xuống rạch nước, ướt và dính đầy cỏ mục; với nhau đó là cái sự ao ước tự do hoang đàng của chúng tôi. Mọi thứ  gần như êm ái dịu dàng; chúng tôi cảm thấy ấm áp không những thế mà còn rờn rợn trong đám cỏ úa, cỏ non như mặc vào người chúng tôi. Nếu anh quay đầu về một phiá và đặc tay vào tai thời anh sẽ cảm thấy mình ngủ mê.Và; nếu anh muốn thử vùng vẫy với đôi chân một lần nữa và ngước nhìn lên trời thời chỉ có điều như muốn rơi xuống vực sâu mà thôi. Và từ đó anh sẽ làm được như điều đã xẩy ra. Điều gì đó sẽ làm cho anh cảm thấy như căng kéo, đôi chân anh duỗi thẳng để ngủ ở cuối rãnh mà chung

quanh trơ trụi chẳng có chi cả, anh nằm khác chi người bệnh nằm nghiêng mà khóc môt mình. Anh vừa  chớp mắt không biết đứa nào trong bọn đưa cùi chỏ thúc mạnh vào anh, rồi nhảy búng qua anh với hai đế giày to lớn và đen bóng vượt qua bên kia rià lòng đường. Lúc đó anh hoàn toàn thấy rõ ánh trăng treo lơ lửng giữa trời; trong ánh đèn của chiếc xe đưa thư chạy

qua. Mọi vật xung quanh thoảng một cơn gió nhẹ; ngay cả trong rãnh hào hay trong bià rừng gần đó cũng có thể nghe được tiếng rì rào, xào xạc của cây cỏ. Và; chính trong cảnh quan đó cần có một sự cô đơn riêng mình… ‘Anh lấy ở mô ra cái đó?’ –‘Đầu kia kià!’ –‘Người ta thu lượm hết’ –‘Anh giấu cái chi đó, đừng chơi cái trò cà gật!’ –‘Anh có biết xe đưa thư vừa ngang qua đây không? –‘Ố! Không. Đi rồi răng?’ –‘Dĩ nhiên; nó đã chạy qua rồi trong khi anh đang ngủ’ –‘Tôi; đang ngủ? Có cái gì vớ vẩn!’ –‘Thôi im đi , mọi người sẽ nói cho anh biết’ –‘Không! thiệt mà’ –‘Ôi! vào đi!’. Giờ chúng tôi sát cánh bên nhau những khi chạy, chúng tôi cầm tay nhau đi trên những con đường làng, chúng tôi cúi đầu mà đi và thì thầm bên nhau, không ngửng đầu cười nói vì bi chừ đường đổ dốc. Đâu đây người ta đang hú những tiếng la khóc man rợ mỗi khi tấn công của người Da Đỏ, hoảng lên chúng tôi cắm đầu chạy trối chết mà chưa một lần xẩy đến, gió đuổi theo sau lưng, nhất cái đít chúng tôi lên như tuồng búng chúng tôi giữa trời. Không cách gì ngăn chận được, chúng tôi trở nên mạnh dạn hơn đó là những gì xẩy ra bất thình lình, chúng tôi nắm tay nhau thiệt chặt và đứng lặng bên nhau. Qua khỏi cầu có dòng suối dưới chân núi chúng tôi nghỉ chân, có đứa chạy đến trước có đứa đi đến sau.

Dưới chân chúng tôi nước tung búng vào những tản đá lớn như cản lại, nếu không thì có thể về trể chiều nay. Không có lý do gì thời tại sao một trong bọn chúng tôi không nhảy lên thành cầu mà đi để về nhanh. Trong khoảng cách phiá sau của lùm cây; đường rầy xe lửa hiện ra, mấy toa xe đã lên đèn sáng và tất nhiên các cửa sổ đã sập xuống. Một trong bọn đã cất tiếng hát bài hát dân ca, nhưng rồi sau đó chúng tôi cùng hát. Chúng tôi hát còn nhanh hơn cả tàu chạy, chúng tôi đong đưa đôi tay bởi tiếng hát đó không đủ để gây tiếng vang, chúng tôi dồn dập tiếng ca để tăng thêm khoái cảm. Trong khi hòa nhập tiếng hát lời ca thì âm thanh đó khác gì nổi sướng của người câu cá khi thấy cá cắn câu. Vậy thì chúng tôi hát, khu rừng thì ở sau lưng chúng tôi, tai nghe như kiểu cách của những người du hành. Trong làng; người lớn tuổi đã dậy sớm, những bà mẹ chúng tôi đã xếp màn, chiếu của đêm ngủ qua. Bây giờ đã tới lúc. Tôi ôm hôn những đứa quanh tôi, chỉ đưa tay vẫy chào đến ba đứa đầu xa và sắp xếp để về nhà, chẳng một ai gọi tôi hay nhắn gởi điều gì. Tôi vượt qua bên kia đường và không lâu bóng dáng tôi mờ dần, tôi ngoảnh nhìn lui và chạy một mạch trên con đường mòn của cánh đồng để vào lại khu rừng một lần nữa. Tôi tiếp tục hướng về phiá nam thị xã, nơi đã có lần nói về làng tôi: 

‘Họ là thứ dân lạ đời! Nghĩ coi; có ngủ ngáy chi mô!’

‘Răng lại không ngủ?’

‘Vì rứa mà họ không biết mệt’

‘Răng lại không mệt?’

‘Vì rứa mà họ ngông ngông’

‘Chớ ngu ngơ mà mệt đó nghe?’

‘Làm răng ngông mà biết mệt được chơ!’.

(‘They’re strange folk there! Just think; they never sleep!’

‘And why’s that?’

‘Because they don’t get tired’

‘And why’s that?’

‘Because they’re fools’

‘Don’t fools get tired?’

‘How could fools get tired!’) ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. đầu tháng 12/2015)

* Franz Kafka (1883-1924).NgườiTiệp Khắc gốc Do Thái. Tiến sĩ luật. Viết tiếng Đức. Tính tình trầm lặng. Chết bệnh lao ở Áo quốc.

SÁCH ĐỌC:‘Metamorphosis and Other Stories’ by Kranz Kafka.Chuyển từ Đức ngữ sang Anh ngữ bởi Malcolm Pasley. Penguin Books

2000. www.penguin.com

TRANH VẼ: ‘Tự Họa với K. / Self-Portrait with K.’ Khổ: 8” X 12”. Trên giấy vẽ. Acrylics + pencil + charcoal-pencil + nail-polish.

Tranh vẽ: võcôngliêm # 10122015

 

 

·                                  

 

 

·                      

 

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền