38- Trớ Trêu (Thủy Điền)

 

 

THỦY ĐIỀN

 

vợ chồng, gia đình

Ảnh Báo Vietnam.net

Trớ trêu

 

Nghe tiếng mở cửa, Vạn từ lầu ba chạy xuống thấy mẹ và người đàn ông lạ bước vào nhà. Vạn hỏi ?

  • Sao hôm nay mẹ về sớm thế, mọi khi năm, sáu giờ chiều mẹ mới về kia mà. Chào Bác.
  • Chào cháu.
  • Còn ông khách nầy là ai đấy mẹ ?
  • Ờ….ờ…..ờ người làm chung Cơ quan, ghé thăm mẹ đó mà.
  • Mời anh Chinh ngồi nghỉ, uống chi ?
  • Cô cho tôi ly nước Suối cũng được.

 

Bà Sự kéo Vạn vào nhà bếp và hỏi ?

  • Còn con, sao hôm nay bộ bỏ học sao mà cũng về sớm thế, con về hồi nào ?
  • Dạ, con về lúc mười giờ cơ.
  • Còn lý do ?
  • Hôm nay Thầy con bệnh, ông Hiệu trưởng chỉ dạy thế được hai tiết, rồi cho tất cả về hết, ngày mai đi học lại.

 

Mời anh Chinh uống nước, anh Chinh nầy, hôm nay không tiện, mong anh thông cảm, khi khác ta sẽ gặp nhau nhé.

Không sao ! Em cứ an tâm lo việc nhà, ta sẽ gặp nhau vào dịp khác, rồi cáo biệt ra về. Nghe tiếng cổng đóng lại, Vạn chạy xuống lần nữa.

  • Khách về rồi hả mẹ ?
  • Mầy đi lên lầu đi, để mẹ ngồi yên một chút được không ?
  • Dạ.

 

Bà Sự ngồi trầm ngâm, buồn bã, khó xử, không biết thằng Vạn sẽ nghĩ thế nào khi có người đàn ông lạ cùng đi với mình về căn nhà nầy, trong lúc Cơ quan còn đang làm việc. Nó năm nay mười lăm tuổi chớ ít ỏi gì. Bà xoa xoa trán, rồi ngã lên ghế Sa-lon ngủ hồi nào mà không hay.

 

Vạn ngồi trong phòng, đóng cửa chặt lại, tắt máy Vi tính vừa đang chơi, chàng nhận ra người đàn ông cách đây một tuần, có cùng mẹ mình đến đón mình tại cổng trường. Nhưng ông ấy vừa đến, rồi vội vã đi ngay.

 

Tiếng gõ cửa.

  • Vạn ơi Vạn, ăn cơm, mẹ nấu xong rồi, xuống ăn mau.
  • Dạ, con xuống ngay. Vừa ăn cơm, vừa nói qua, hỏi lại. Bỗng dưng Vạn hỏi ? Ông Bác hồi trưa có thường hay đến nhà mình chơi không mẹ .
  • Chỉ mới lần đầu.
  • Tuần trước con thấy ông ta đi cùng mẹ đến trường đón con.
  • Sao con nói thế ?
  • Giống hệt ông ta, chắc có lẽ con nhầm một ai, xin lỗi mẹ.

 

Khi nghe Vạn kể hồi tuần trước, bà Sự choáng váng, nghẹn và ăn cơm hết ngon, bà nói.

  • Vạn, con ăn tiếp đi, mẹ thôi.
  • Sao mẹ ăn ít thế ?
  • Hôm nay trở trời hay thế nào, mẹ cảm thấy yếu trong người, ăn mất ngon. Mẹ đi nghỉ một lát.
  • Mẹ cần thuốc không ? Để con đi lấy cho mẹ uống.
  • Khỏi, một chút mẹ sẽ tỉnh ngay, không sao đâu con, ăn xong mang xuống bếp, lát nữa mẹ rửa, con lên phòng học bài tiếp đi.
  • Dạ.

 

Chuông điện thoại reo vang.

  • Hallo, anh đây, em và con có khỏe không ?
  • Dạ, anh hả, ở nhà khỏe cả, anh có khỏe không, bao giờ anh về ? Vạn ơi Vạn, ba con gọi điện về nè Vạn.
  • Nó làm gì thế ?
  • Dạ, chắc nó đang ngủ.
  • Thôi, kệ để nó ngủ đi, em cứ nói có ba gọi về thăm là được rồi. Vì nay mai anh cũng về rồi, thời gian học tập xong trước dự định.
  • Mừng quá, vậy bao giờ anh về ?
  • Đúng một tuần nữa, em và con ra Phi trường đón anh.
  • Dạ, anh báo cho em lần nữa nhé.
  • Ừ.

 

Khi cú Điện thoại gọi về từ Paris, bà Sự lẽ ra phải mừng rỡ, vì ngày về của chồng đã đến gần, ngược lại bà dường như bị choáng váng và muốn thời gian dừng lại, nhưng sao nó càng qua nhanh quá, bà bắt đầu ngã bệnh, thân thể tiều tụy, chẳng làm ăn được vì cả, trông người cứ lo sợ hết chuyện nầy, đến chuyện khác. Cả đến thằng Vạn là người hủ hỉ hằng ngày với bà, mà bà cũng chẳng màng tâm đến.

 

Trên chuyến xe từ Phi trường về nhà, ông nhìn bà trong sự xót thương, cứ nghĩ bà buồn, chờ đợi mà ra thế. Ông nói ?

  • Anh về rồi, mọi chuyện sẽ ổn thôi, buổi cơm gia đình sẽ ngon hơn, giấc ngủ sẽ dài hơn.
  • Cám ơn anh, rồi ngồi yên như bất động. Chẳng nói thêm lời nào, đến nổi chiếc xe dừng trước cửa nhà, mà bà cũng chẳng hay.

 

Trong những ngày còn nghỉ phép, mẹ đi làm, chỉ còn mình ông và thằng Vạn ở nhà, hai cha con tâm sự với những ngày xa xứ. Vô tình thằng Vạn kể hết chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện người đàn ông lạ đến nhà, làm cho ông băn khoăn cộng lời ra, tiếng vào của mấy mảnh tình chồm xóm. Sự nghi kỵ cứ dồn dập vào người. Nhiều lúc ông định hỏi bà cho ra lẽ, nhưng thôi. Vì hỏi ra là điều không ai muốn khi mình đã xa nhà gần hai năm trời nơi đất khách.

 

Một hôm ông gặp người bạn thân cùng cơ quan, vì thương bạn mà kể hết sự thật và cũng vô tình làm cho gia đình ông tan nát sau nầy.

Về nhà, sau buổi cơm chiều, vì thương vợ, thương gia đình ông đành bật miệng, tưởng bà trả lời thế nào còn tha thứ, cứu giản. Ai ngờ ! Bà thú thật tất cả, rằng bà đã yêu người đàn ông khác và đang chờ ông về để nói ra sự thật. Khi nghe xong, ông không còn gì phải hỏi và chỉ biết ôm đầu bật khóc. Khóc cho số phận, khóc một sự việc không lường trước được.

 

Ngày ra tòa ly dị và cũng là ngày bà cuốn gói theo người khác, chỉ còn lại ông và Thằng Vạn lẻ loi trong căn nhà rộng lớn, đầy đủ tiện nghi thật là buồn tẻ và ảm đạm.

 

 

Xã hội ngày nay quá trớ trêu

Được « Bằng » mất « Vợ « Vỡ ra điều

Cả hai, ai muốn, thời cũng khó

Cách mặt, xa lòng « lỡ dở yêu « .

Tác giả. Thủy Điền

Cập nhật ngày 06, tháng 7, năm 2016

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền