1-Để Trả Lời Một Câu Hỏi? (Thơ) Nhà Thơ Linh Phương (USA)

 

Nhà Thơ Linh Phương

 

Nhà thơ Linh Phương đã khẳng định mình là tác giả bài thơ ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI mà Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc với tên KỶ VẬT CHO EM. Và đây là bài thơ thơ viết từ ngày 20/02/1972:


ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến trận Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh – ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em – anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.

                 LINH PHƯƠNG

        
https://dotchuoinon.com/2016/01/18/tan-nhac-vn-tho-pho-nhac-ky-vat-cho-em-linh-phuong-pham-duy/


TÂN NHẠC VN – THƠ PHỔ NHẠC – “KỶ VẬT CHO EM” – LINH PHƯƠNG & PHẠM DUY

“Kỷ Vật Cho Em” là tên một bài hát được nhạc sĩ Phạm Duyphổ nhạc từ bài thơ “Để Trả Lời Một Câu Hỏi” của thi sĩ Linh Phương. Bài hát ra đời vào năm 1970, trong thời kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam đang leo thang và trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất tại Miền Nam thời đó.

Người phổ nhạc bài này là nhạc sĩ Phạm Duy, tuy nhiên về nguồn gốc bài thơ được phổ, suốt một thời gian dài từ khi ra đời nó đã là một nghi vấn.

Đầu tiên là vấn đề bản quyền. Theo ông Nguyễn Trọng Tạo, trong các bản in ban đầu, nhạc sĩ Phạm Duy ghi tên tác giả bài thơ là “Vô danh”, khiến cho dư luận thắc mắc, báo chí đặt câu hỏi, có báo còn đưa tin Linh Phương sẽ kiện Phạm Duy ra tòa. Sau một thời gian Phạm Duy mới gặp Linh Phương để trả tiền tác quyền. Từ đó những bản in của Phạm Duy mới ghi tên tác giả phần lời là Linh Phương.

Nhưng Linh Phương là ai thì người ta chỉ đoán là một anh lính nào đó, còn sống hoặc đã mất, không những thế còn có nhiều người tự nhận là Linh Phương. Còn có ý kiến cho rằng bài thơ gốc là bài “Kỷ Vật” của chuẩn úy Nguyễn Đức Nghị, bút danh Chuẩn Nghị xuất thân từ khóa 26 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, người này đã hy sinh vào năm 1969.


Thi sĩ Linh Phương.

Không chỉ là nghi vấn về tác giả, người ta còn đưa ra 2 văn bản được cho là “bài thơ gốc”, hai văn bản này khác nhau nhiều nhưng đều có phần mở đầu là:

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về

Tuy nhiên, về văn bản, bài “Kỷ Vật” của Chuẩn Nghị thì làm bằng thể thơ tự do còn “Để Trả Lời Một Câu Hỏi” của Linh Phương làm bằng thể thơ thất ngôn. Nội dung cả hai bài cùng nói về sự mất mát của chiến tranh và nhiều hình tượng như trong bài “Kỷ Vật Cho Em” đã được phổ nhạc, nên người ta đã sinh lưỡng lự trong việc xác định danh tính tác giả.

Đến năm 2006, mọi việc dần sáng sủa khi tạp chí mạng Văn nghệ Sông Cửu Long cho đăng loạt bài khẳng định rằng bài này là của Linh Phương, và trong thời gian này chính nhà văn Linh Phương cũng đã viết hồi ký của mình và về bài thơ, nhận làm tác giả của bài. Ông nói về những lộn xộn về nguồn gốc của bài trước kia:

“Sự kiện “theo đóm ăn tàn” này không phải là mới xảy ra, khi trước năm 1975 vẫn có những người tự xưng Linh Phương tác giả “Kỷ Vật Cho Em”. Tôi không hiểu nổi vì sao họ thích mình là tác giả một bài thơ, vì thích hay tham vọng như thế có cần phải đánh đổi cái liêm sĩ, tự trọng của một con người hay không?”

linhphuong_Thủ bút

Bài hát có phần lời dùng nhiều câu giống với nguyên văn bài“Để Trả Lời Một Câu Hỏi”, với phần mở đầu là câu hỏi của người con gái dành cho người yêu đi lính:

Em hỏi anh bao giờ trở lại ?

Câu hỏi đó được trả lời bằng nhiều ý tưởng khác nhau. Tuy nhiên trong văn bản gốc, những ý tưởng này đều là bi quan cả: Không về bằng chiến thắng Pleime, hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã… mà trở về khi đã cụt chân, khi đã chết nằm trong hòm gỗ, hay về với mảnh đạn đồng đen…

Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, ông đã sửa câu:

“Không về bằng chiến thắng Pleime”

thành

“Có thể bằng chiến thắng Pleime”

Khiến cho phần mở đầu của bài hát có phần đỡ bi quan hơn, vậy nhưng về sau nội dung vẫn mang đầy những hình ảnh tang thương nọ.

Bản phổ nhạc viết theo điệu Slow rock, cung D, nhịp 2/4 và 4/4, được thổi vào luồng giai điệu nức nở, ma quái làm tăng thêm sự tang tóc, thảm thiết. Nó đã vẽ nên một cuộc chiến khắc nghiệt mang tương lai hắc ám, đã cướp đi bao nhiêu niềm vui, hạnh phúc của những cặp tình nhân, đồng thời cảm thương cho thân phận con người trong cuộc chiến. Nhạc sĩ Phạm Duy đã nói về bài hát trong hồi ký:

“…Bài hát trở thành một hiện tượng thời đó. Ở phòng trà, khi ca sĩ hát bài đó lên bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả. Nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải. Nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở bốn vùng chiến thuật về Sài Gòn là đi phòng trà, và khi trong đám thính giả có một sĩ quan đi nghỉ phép hay một thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến, nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người Việt Nam, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Hạ Lào…”

linhphuong2

Tuy nhiên, cũng do những ý nghĩa đó mà bài hát đã bị chính quyền cấm đoán, vì nó làm “băng hoại hàng ngũ quân đội”. Đã làm “nản lòng chiến sĩ”, từ đó được xếp vào loại “nhạc phản chiến”. Sau đó Phạm Duy với ý muốn phổ biến nhạc phẩm đã chấp nhận sửa lời thành một bài hát lạc quan hơn, trong đó không còn những hình ảnh “chiếc hòm”, “viên đạn”, “khăn tang”, “cụt chân”,… mà đổi lại thành “vòng hoa”, “khăn tay”, “hoan ca”. Tuy nhiên phần lời này chỉ phổ biến cho đến ngày 30 tháng 4, 1975. Sau đó, trong các băng nhạc người ta chỉ hát phần lời gốc.

Bài hát được nhiều người thể hiện nhưng người được đánh giá thành công nhiều nhất là danh ca Thái Thanh. Cô Thái Thanh khi hát bài này đã được nhiều người đánh giá cao, như nhạc sĩ Trần Quốc Sỹ: “Nghe Thái Thanh trong bài “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” và bài “Kỷ Vật Cho Em”, thính giả có thể có cảm tưởng như mình đứng giữa những gì đang xảy ra của cuộc chiến buồn vơi…”.

Ký giả Việt Hải trong bài viết “Thái Thanh tiếng hát tuyệt vời”thì nói: “Lần đầu tiên tôi nghe giọng Thái Thanh ca bài hát này nó đã in sâu cái cảm xúc xoáy vào nội tâm tôi hay một sự chấp nhận mặc nhiên tiên khởi trong hồn tôi cho tới nay”.

Hồ Trường An trong “Chân Dung Những Tiếng Hát”, nói: “Ở bài ‘Kỷ Vật Cho Em’, khi mở đầu bằng câu ‘Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại’ thì ở tiếng ‘hỏi’, chị như nghẹn nấc làm người nghe bàng hoàng dao động cả tâm hồn; chưa có ca sĩ nào diễn tả tuyệt vời cảm xúc như chị ở tiếng đó”.

Tuy nhiên cô Thái Thanh không phải là ca sĩ đầu tiên hát bài này, mà là ban nhạc The Dreamers của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, như ông đã nói trong hồi ký của ông:

“… Bài này trước tiên ở phòng trà Ritz của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers, rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Lan và Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc…”

linhphuong1

Thi phẩm “Để Trả Lời Một Câu Hỏi” (Thi sĩ Linh Phương – 20/02/1970)

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến trận Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh – ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em – anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.

linhphuong_Kỷ Vật Cho Em1

linhphuong_Kỷ Vật Cho Em2

Thi khúc “Kỷ Vật Cho Em” (Nhạc sĩ Phạm Duy)

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã…em ơi…

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt không quen
Cố quên đi một lần trăng trối …em ơi…
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

Lời bài hát “Kỷ Vật Cho Em” được NS Phạm Duy đổi lời về sau:

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ- Đồng Xoài- Bình Giả
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về có khi là một chiếc vòng hoa
Anh trở về bằng khúc hoan ca
Trên trực thăng vang trời thanh vắng

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho từng phủ kín đời anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chiếc khăn tay ngăn dòng lệ ứa…em ơi…

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở lại đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về người đã bị thương
Em một chiều dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau rung động
Anh trở về chia sẻ đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi những ngày đen tối…em ơi…
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

Dưới đây mình có bài:

– Hồi ký Linh Phương – Kỳ 3

Cùng với 6 clips tổng hợp thi khúc “Kỷ Vật Cho Em” do các ca sĩ xưa và nay diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn.

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

linhphuong_Nhạc sĩ Phạm Duy và Thi sĩ Linh Phương

Hồi ký Linh Phương – Kỳ 3

(Thi sĩ Linh Phương)

Bản nhạc “Kỷ Vật Cho Em” nổi tiếng, nên có những người “thích đùa” tự nhận là Linh Phương – tác giả bài thơ “Kỷ Vật Cho Em”. Và cũng chính vì nguyên nhân đó mà tôi trở nên một con người nhiều huyền thoại như báo Đuốc Nhà Nam đã viết khi phỏng vấn. Trong những người “thích đùa” có một nhân vật tên Bửu Đức, mặc quân phục Nhảy Dù, mang cấp bậc Thiếu Tá cụt một chân . Ông thường đến phòng trà Ritz nhận mình là Linh Phương, tác giả bài thơ “Kỷ Vật Cho Em”, và ông hát bản nhạc này. Ông hát rất hay khiến không ai không rơi lệ, bởi vì họ cũng có chồng, có người yêu, người thân đang chiến đấu ngoài mặt trận. Những người bạn tôi tức giận muốn cho ông ta một bài học. Tôi phải năn nỉ họ đừng nên làm điều đó. Vì tôi nghĩ, chuyện ông Bửu Đức nhận Linh Phương đối với tôi không có gì quan trọng, và ông ta lại là chiến hữu, đã dâng hiến cho Tổ quốc Việt Nam một phần thân thể của mình. Xương máu đó, sự hy sinh cao cả đó so với một chút danh vọng hảo huyền này có thấm vào đâu.

Cách đây hơn một năm, có một cô bé trên một website nước ngoài, đã gửi tôi một lá thư như sau:

“Kính chào chú Linh Phương,
Thật bất ngờ và cảm động khi cháu được may mắn gặp và đọc được bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” của chú. Cháu mừng quá nên đã mạng phép chú copy xuống đặng trình cho ba cháu cùng chia sẻ vì cháu trộm nghĩ, tác phẩm thơ này của chú qua dòng nhạc của bác Phạm Duy hiện diện khi cháu còn chưa ra đời, niềm tận hưởng và đồng cảm chắc chắn không thể chan chứa cảm xúc bằng như đối với ba cháu, một trong những người lính một thời thăng trầm binh lửa. Quả thật, ba cháu cũng rất xúc động và mừng rỡ khi được tận mắt đọc từng câu trong bài thơ của chú (bật mí chú nghe nha, ba cháu rất yêu thích bài hát “Kỷ Vật Cho Em” mà phải là Thái Thanh ca mới được :)) Riêng cháu, đây cũng là một cơ duyên để có dịp đối chiếu và so sánh tình thơ ý nhạc từ “Kỷ Vật cho Em” in both Vietnamese and English. Vì (không biết chú có biết không), bài thơ “Kỷ Vật Cho Em” của chú đã được một nhà văn Mỹ (Neil L. Jamieson) đề cập đến trong cuốn sách của ông ta (Understanding Vietnam) qua lời nhạc phổ Phạm Duy. Cháu xin post lại đây hòng chia sẻ cùng chú và các bạn đọc nha chú?

“…..The words were originally written by Linh Phuong, a young ARVN combat officer, and then set to music by Pham Duỵ A popular recording of this song featured a muted trumpet in the background and was sung to a slow, majestic beat. It was called” A Souvenir for You”:

You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply, that I will soon return.
……………………………………………………………..
I will return, perhaps as a wreath of flowers
I will return to songs of welcome upon a helicopter painted whitẹ
You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply, that I will soon return.
I will return on a radiant afternoon, avoiding the sun,
Wrapped tightly in a poncho which covers all my lifẹ
…………………………………………………………………
I will return, I will return upon a pair of wooden crutches
I will return, I will return as one with a leg blown off
And one fine spring afternoon you shall go down the street
To sip a cold drink beside your crippled lover.

You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply that I will soon return.
I will return and exchange a moving look with you
I will return to shatter your life
We shall look at each other as strangers.
Try to forget the days of darkness, my dear.
You ask me, you ask me when will I return?
Let me reply, let me reply that I will soon return.

This was still a hit song in South Vietnam in 1971………………”

Cuối cùng, kính chúc chú được vui, mạnh khỏe, và yêu đời nha chú.

Cháu: Phỉ Thúy”

Lá thư khiến tôi vô cùng xúc động, vì thời gian trôi qua mấy mươi năm rồi, vẫn có người nhớ đến tác giả bài thơ phổ nhạc gây nhiều tranh cãi của thập niên 70.

Quay về năm 1971, có rất nhiều tin đồn về tác giả bài thơ “Kỷ Vật Cho Em”, như ký giả Thiện Mộc Lan báo Đuốc Nhà Nam trong bài phỏng vấn tôi đã viết : “…Nghe nhiều anh em thuật lại những mẫu chuyện ngồ ngộ về Linh Phương như: Người ta đồn nào là Linh Phương Trung úy một chân, nào là Linh Phương tử trận ở chiến trường Hạ Lào, nào là Linh Phương Thiếu tá cụt tay TQLC, nào là Linh Phương hạ sĩ… Riêng kẽ viết bài này có dịp nghe độc giả Đuốc Nhà Nam kể qua tiểu sử của Linh Phương, chàng ta là Thiếu úy TQLC có tên thật là Vũ Đình T. nhà riêng ở đường Lê Quang Định – Gò Vấp (Gia Định). Ngày xưa Linh Phương thường làm thơ gởi đăng trên một trang “ búp bê” để tặng cho người yêu học ở trường Gia Long. Trên những bài thơ dành cho cô nữ sinh trường áo tím đều có ghi ‘Cho khung trời Gia Long’…”

Nói đến trang “búp bê” tôi nhớ lại thời mới lớn của mình khoảng năm 1966, lúc ấy tôi là trưởng nhóm Văn Nghệ Hoa Đông Phương. Tôi là người viết rất nhanh, và là người hoạt động năng nổ nhất trong nhóm văn nghệ. Tôi vừa làm thơ người lớn, vừa làm thơ cho tuổi mới lớn .Trên nhật báo Tiền Tuyến có trang “Tuổi Xanh” do chị Tần Vy phụ trách; trang thơ người lớn thì nhà văn Viên Linh tuyển chọn. Tôi đăng thơ cả hai nơi, không hiểu sao thời gian đó tôi viết nhiều đến thế. Trang “Tuổi Xanh” thường ưu tiên đăng nguyên chùm thơ, 5-7 hoặc trên 10 bài một lúc cho những cây viết hàng đầu của tờ báo này. Ở trường nữ trung học Gia Long thì có Uyên Mai – Hoàng Oanh (nhóm Áo Trắng); nữ trung học Trưng Vương có An Khanh – Uyên Ly (nhóm Hoa Phương); nữ trung học Lê Văn Duyệt có Hoàng Trần Đổ Quyên (Sài Gòn lúc bấy giờ có 3 trường nữ trung học nổi tiếng là Gia Long, Trưng Vương và Lê Văn Duyệt); còn Văn Nghệ Hoa Đông Phương thì có tôi . Tờ Dân Chủ của nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thì có trang “ Họa Mi” hay “búp bê” gì đó, mấy mươi năm rồi, tôi không biết trí nhớ của mình còn chính xác chăng ?

Chi tiết tôi thường làm thơ đề tặng môt cô nữ sinh trường áo tím ghi “cho khung trời Gia Long” thì đúng. Mối tình mới lớn theo thời gian chẳng lớn hơn chút xíu nào cả, bởi vì yêu một người mà người đó không yêu mình. Thất tình là cái chắc. Mà thất tình dĩ nhiên là khổ, cái khổ của thất tình giống như căn bệnh đờ đờ đẩn đẩn vậy. “Ai chưa qua chưa phải là người mượn lời nhạc ‘Thói Đời’ ” của nhạc sĩ Trúc Phương để ví von chuyện thất tình thời nhát gái còn bày đặt yêu đương của tôi…

oOo

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền