*HM 2- Vài Lời Với Ông Nhà Thơ Phạm Khang (Nhận Xét) Hương Mai (Hà Nội- VN)

 

Tác Giả Hương Mai

 

Image result for ẢNH HOA BÔNG BỤP

 

 

VÀI LỜI VỚI ÔNG

NHÀ THƠ PHẠM KHANG

 

Tôi nhớ, chiều 23 tháng 08 năm 2016, lang thang lướt face tôi vô tình “nhặt” được đoạn đối thoại của ông “nhà thơ” Phạm Khang với bạn facebook Nguyễn Quý Mậu. Không hiểu vì lý do gì, khi đọc bài thơ NGẪM của nhà thơ Nguyễn Dương Cường, ông Khang Phạm lại buông những lời cay cú: - Bài thơ thì quá dở...cụ non và học đòi khẩu khí các cụ...chỉ cò cái ảnh thì không có nội dung như thế...chẳng cần đọc người ta cũng thấy nó có thơ rồi đấy..

Có lẽ thấy lạ nên Nguyễn Quý Mậu tò mò: Bác Khang Phạm ơi thế còn bài thơ LỠ của chú Đặng Xuân Xuyến thì sao ạ.

Xin chép ra đây bài thơ LỠ để bạn đọc tham khảo:

                  Lỡ

.

Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng

Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông

Thầm thĩ với người từng vun mộng

Trăng kia bến cũ có thay dòng?

Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống

Môi kề môi ấy có lạ không?

.

Và đã khi nào mỏi mòn trông

Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?

Có còn đứng đợi chờ trăng xuống

Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?

.

Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng

Ái tình cố níu cũng bằng không

Lòng người còn thẳm hơn sông rộng

Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.

              *

Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Khang Phạm: - Cũng không hơn gì. Mượn của người khác cả. Cũ lắm xưa lắm. Nghe thấy mép của cụ Nguyễn Bính cụ Hàn cười thầm. Lại nghe cái mê loạn của cái tình trăng gió ướt át của liêu trai...thành ra giả tạo và không thật khiến cho bậc kiêng chữ kiêng khem khó nuốt trôi được. Thơ đọc được phải có chữ thật của mình gan ruột mình tuyệt nhiên không uốn éo vay mượn của người khác. Kiếp nạn của thơ khó bắt mạch và giáo hóa lắm đấy....

Khi Nguyễn Quý Mậu hỏi về  lời bình của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ BẠN QUAN của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thì ông Khang Phạm trả lời: - Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.

Xin chép ra đây bài thơ BẠN QUAN để bạn đọc tham khảo:

        Bạn quan

.

Bạn cũ lâu ngày gặp lại

Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần

Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn

Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền

Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi

Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài

Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn

Mãi long đong chức phó dân quèn

Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu

Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

.

Rượu tới tầm

Mày ghé tai tao

Nói thật nhỏ

Căng tai mới rõ

Làm người khó

Làm quan càng khó

Chốn quan trường chó vịt giống nhau

Mày than đời chỉ rặt những thau

Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ

Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ

La liếm quen rồi nào biết bẩn dơ.

.

Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ

Khen các quan vì dân vì nước

Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược

Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”

Mày chửi thề đặc giọng quân khu

Đời đã chó

Quan trường càng chó

Rồi nhăn nhó

Than đời mày nhọ

Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...

.

Rượu mày mời

Tao uống khó trôi

Thịt mày gắp

Tao nhai khó nuốt

Trời nhiều gió

Hay lòng tao nổi gió

Rượu đầy vò

Tao ngất ngưởng vờ say.

            *.

Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Tiếp tục buông lời sỉ nhục ông Đặng Xuân Xuyến (tôi không tiện trích dẫn vì sợ những câu đó sẽ làm bẩn tai bạn đọc), ông Phạm Khang buông lời thóa mạ một loạt cây viết khác, rồi “xăng xái”: ... Tối thiểu ở cái thời gà lợn lên ngôi thì anh ta phải là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam Quý ơi... trong khi, chính ông Phạm Khang chỉ là Hội viên Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Thanh Hóa.

Tôi coppy lại đoạn đối thoại trên, gửi qua email cho ông Đặng Xuân Xuyến, ông điện cho tôi, cười lớn: - Mai ơi anh làm thơ cho vui thôi. Khen đúng, chê đúng, chê sai, đều quý, đều đáng trân trọng. Chỉ có khen sai mới là đáng sợ, Mai à!

Đọc những lời hằn học, sỉ nhục rất vô lối của ông Phạm Khang mà ông Đặng Xuân Xuyến vẫn tiếp nhận bằng thái độ bình thản, đủ thấy sự đàng hoàng, hơn hẳn về nhân cách giữa ông Đặng Xuân Xuyến với ông Phạm Khang, người luôn tự gạt mình, dọa người, “ngộ nhận” là nhà thơ tài năng, đức độ.

Tôi cũng gửi đoạn đối thoại giữa ông Phạm Khang và bạn Nguyễn Quý Mậu tới một học giả khả kính, được ông trả lời:

Về bài thơ “Lỡ” của Đặng Xuân Xuyến, khi cháu viết: “Cháu thấy bài thơ hay” thì chính là cháu đã bình bài thơ đó bằng một lời gọn gàng súc tích rồi. Bác thêm một ý: Hay và buồn, một nỗi buồn đẹp.

Trong mấy chục năm Trời cho sống, bác đã đọc khá nhiều bài thơ và nghe nhiều bản nhạc có cái Lỡ buồn đẹp như thế. Hai câu thơ của Đặng Xuân Xuyến:

Lòng người còn thẳm hơn sông rộng

Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.

Có thể đặt ngang hàng với những câu thơ, lời hát rất hay mà bác đã nhớ được:

Hồn tìm theo bóng khách lỡ đi 

Thôi thời - gian xóa bao ngày vui

 

Một vầng trăng vỡ đã thôi không theo nhau 

Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau

 

Tình ngỡ chết trong nhau

Nhưng tình vẫn rộn ràng

Người ngỡ đã quên lâu

Nhưng người vẫn bâng khuâng.

Chúc Hương Mai vui khỏe, yêu thơ và đọc được nhiều thơ hay trong bối cảnh thơ đang bị lạm phát ở ta hiện nay.”

Vào google tìm những bài viết về Phạm Khang, may mắn tôi tìm được bài: NHÀ THƠ PHẠM KHANG: CHẤT NÔNG DÂN TRONG COMPLÊ CÀ VẠT của Lê Tự, bạn rất thân của Phạm Khang, trong đó có đoạn tác giả viết có thể hiểu đó là tác giả viết về chân tướng Phạm Khang:

Hình như đã có một cái vong của một nhà thơ từ kiếp trước không thành danh nhập vào Phạm Khang khiến anh ăn không ngon, ngủ không yên vì thơ, một ngày mà không có ai để chia sẻ thơ thì máu đọng tím bầm trong cổ họng. Nhiều khi đọc thơ cho kẻ ngoại đạo nghe thì bị nó gọi là ông hâm. Thế mới khổ!

Chính cái vong thơ ấy đã thôi thúc Phạm Khang nghĩ ra “trăm mưu nghìn kế” cách tân thơ của chính mình, những câu thơ thoát xác, lìa hồn bây vút lên không trung rồi rơi tõm xuống, đọng lại thành một chất hữu cơ cho một nhành hoa đỏ thắm nở bung ra. Một quy trình của tạo hóa khiến dù Phạm Khang có biến thành Tôn Ngộ Không thì vẫn cứ không thoát khỏi cội nguồn, gốc gác, đó là hiệp sĩ “nhà quê” cầm long đao bằng cành trúc đi dép mo, lướt trên bờ ruộng giao chiến với con nghé con còn mùi sữa mẹ. Con nghé đứng nghếch mõm lên trời cao, ỉa một bãi cứt non đầu đời bốc khói. Không còn bất cứ sức mạnh nào hơn cứt được nữa, con nghé đã thắng, và trở thành bạn của nhà thơ vì nó cảm nhận được nhà thơ là đồng loại

Vâng. Đến đây thì tôi đã hiểu ông nhà thơ PHẠM KHANG tâm, tầm thế nào?!

*

Hà Nội, ngày 13/02/2017

VŨ THỊ HƯƠNG MAI

Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319 Long Biên - Hà Nội.      

Email: huongmai8081@yahoo.com.vn

 

 

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền