*TĐ 22- Quê Hương (Bút Ký) Nhà Văn Thạch Đà (Cà Mau- VN)

 

Nhà Thơ Thạch Đà

 

 

QUÊ HƯƠNG 

 

1 Tôi chuẩn bị thi tốt nghiệp. bố tôi một người nông dân, viết thư thăm hỏi. động viên , năm cuối cố gắng học tập cho tốt, cuối thư ông nhắc nhớ về nghe con! Không đâu bằng quê mình, phố thị cũng chỉ là nơi màu mỡ riêu cua mà thôi. Quê tôi là một vùng bình nguyên của miền Nam Trung bộ. có rừng núi, đồng bằng ,biển sông, trù phú, vựa lúa của khu vực từ xưa. Ngoài nông nghiệp ra thì các lĩnh vực khác chưa phát triển lắm !”quê hương là chùm khế ngọt”, tôi chặc lưỡi. dù sao sống gần cha mẹ, bà con, bạn bè quê hương chẳng hay hơn sao.

2 Những tất bật , vất vã của kì thi cuối cùng rồi cũng qua. Những năm tháng sinh viên khó nhọc rồi cũng được đền bù. Cầm tấm bằng tốt nghiệp tôi hớn hở trở về thành phố quê hương. Với bao nhiêu nôn nao và xúc cảm, sáng sáng tôi với bạn bè ngồi đồng ở quán cà phê. Phì phèo thuốc lá , nghe nhạc no say với bao ước mơ dự định, trên tấm áo ló ra một tấm giấy cứng bìa đỏ. Nữa như muốn phô phang, nữa như rụt rè khép nép, giai đoạn hào hứng ấy cũng qua đi, như quả bóng sau lúc căng bắt đầu xì hơi. Uống cà phê hoài cũng chán. Bạn bè chưa có đứa nào có việc làm. Tiếp tục lại là những người “vắt sữa bò”, uể oải quá.

3 Tôi pho to nhiều giấy tờ cần thiết cho xin việc. cơ quan này ném một cái. Cơ quan khác gửi một cái. Ném hú họa!gửi bâng quơ! ở cái thị xã người nhiều việc ít. Không tiền, không thân thế vấn đề việc làm như hái sao trên trời. xem ti vi , đọc báo thấy chỗ nào cần tuyển người là xông vào như trúng số, càng về sau càng ngao ngán.

-cô ơi chỗ này tuyển người phải không cô!

- Khi nào có cô sẽ gọi

- Chờ “sẽ gọi” “đang xem xét “ là những mĩ từ ở các công sở. đôi lúc sao họ không nói thẳng ra , không nhận vì không đủ tiêu chuẩn của cuộc sống như thế, có hay hơn không? Nằm, chờ đợi, hồi họp ,hy vọng, thất vọng, , nắng mưa và gió bụi ,miền Trung ơi xinh đẹp mà sao khô khốc quá !

4. Anh Trí – một bạn thơ vong niên của tôi nói : đi xin việc mày đóng vai khổ khổ một chút. Ăn mặc cũ kỹ, đạp xe đạp trành để người ta thấy tội. tôi hiểu ý anh- anh muốn tôi dùng sách khổ nhục kế để làm động lòng các vị sếp. nhưng điều đó có còn không? Khi mà nền kinh tế đâu còn là bao cấp nữa, mà đã mon men sang kinh tế thị trường. tôi có bà dì thứ bảy, con cái học ra trường đều có việc làm. Học cao đẳng mà có việc làm , mỗi chỗ phải vài chục cục chuyện ấy là bình thường. học đại học này học đại học nọ như mấy thằng bạn tôi, nằm dài cổ ở nhà. Vì vốn liếng gia đình gồng nuôi học xong, bỗng trở nên khó khăn.

5. Chị Hương con của dì tôi nói: dìa nói ba má mày lo tiền đi, tao sẽ gửi chỗ này cho. Mừng như bắt được vàng, ở nhà riết rồi đâm ngán. Hai mẹ con tôi lặng lẽ không nói cho ba tôi biết. gom góp chỗ này , hí húi chỗ nọ, vay mượn chỗ kia, cuối cùngcũng đủ số tiền như dự định (vì tôi cũng quá quen, với việc đi xin việc, thử việc vu vơ quá rồi , chỉ là hình thức còn mâm bát đã có của con bác Sáu cháu bác Năm) vậy mà, ba tôi cũng biết. ông nói: chắc gì nó nhận rồi, sẽ cho làm luôn không? Hay chỉ làm tạm bợ vài tháng , rồi cốt khỉ hoàn cốt khỉ hả con ! hãy đi bằng kiến thức bằng đôi chân của mình. 6. Sau nhiều đêm suy nghĩ, trằn trọc, boăn khoăn. Tôi quyết định đi xa. Mang theo những giấy tờ cần thiết, tôi leo lên xe. Tôi cố ngăn những giọt nước mắt vào lòng. Ngang qua tháp Nhạn –cầu Đà Rằng, tôi vẫy tay chào. Chào quê hương xinh đẹp!ở lại nhé( mà tôi biết cảm xúc và nước mắt nhiều hơn nước sông Ba mùa này). Mẹ tôi khóc. Có một đứa con trai mà nó cũng đi xa. Tôi không cho ba mẹ tôi đưa tiễn, vì tôi là đứa yếu lòng, cảm tính, bốc đồng. tôi sợ, tôi sẽ không đi được , cuộc sống là phải vậy thôi! Tôi hát một câu nho nhỏ: quê hương là chùm khế ngọt ai cao mới hái được nhiều . xe đã rời qua cầu. quê hương bây giờ ở nơi đâu?ở phía trước hay ở phía sau xe?

THẠCH ĐÀ

Kommentar schreiben

Kommentare: 0

 

Một Kiếp Người

 

Anh đã cho em nửa cuộc đời

Cho con phân nửa của phần tôi

Phần tôi phân nửa, phần phân nửa

Cho thơ làm tựa viết thành lời

 

Thế là, tôi đã cho, cho hết

Xin người, thơ phú chớ phụ tôi

Ngày mai khi trở về cát bụi

Bia tôi xin tạc  "Một Kiếp Người" .

 

Thủy Điền