Tác Giả Thủy Điền

 

 

Lời Tựa !

 

 

     Tuổi thanh xuân. Nói chung cả nam lẫn nữ ai đều cũng có cả, cũng trải qua

 

một khoảng hạnh phúc, vui tươi và một khoảng bất hạnh, ngoằn ngoèo.

 

      Qua tập Truyện dài “ Dây Me đất “ dưới đây, tôi xin kể lại một câu chuyện

 

có thật đã xảy ra vào thập niên tám mươi của Thế kỷ trước. Nói về một cô học

 

sinh mà cuộc đời ví như Dây Me đất. Dây Me đất là một cái tên gọi cho mọi

 

người dễ hiểu. Thực chất nó là một loại dây leo hoang chỉ có ở vùng Đông nam

 

bộ và nhiều nhất tại huyện Tân uyên tỉnh Sông bé. Phát triển rất nhanh bất

 

chấp thời tiết nắng mưa, có vị chua như Me. Nấu canh chua rất ngon còn trộn

 

làm gỏi thì khỏi chê . Loại dây nầy đã giúp biết bao người trong những lúc cơ

 

cực. Cô học sinh nầy cũng thế. Dù bản tính bộc trực, ngang ngạnh, mồ côi cha

 

từ khi lên mười, nhưng rất bản lĩnh và tự tin, chịu gian khó, khổ cực và có

 

tình người, biết yêu và thương hại kẻ khác trong những lúc khốn cùng. Nhất là

 

người mẹ, người cô giáo cũ và người tình. Biết rằng những việc cô làm sẽ mang

 

đến những phiền toái cho người khác, nhưng cô vẫn chấp nhận hy sinh và cuối

 

cùng cô đã mang lại niềm tin yêu cho mọi người. Chính vì thế, tôi viết lên

 

những sự việc mà cô kể để ta thấy rằng dù như thế nào ta cũng nên vì người

 

khác một chút. Tất hẳn ta sẽ đón nhận được sự phản hồi tốt đẹp.

 

CHLB Đức tháng 08 năm 2014

Tác giả Thủy Điền

 

 

Tiểu Thuyết 

 

Dây Me Đất 

 

 

Phần 1

Dấu ấn cuộc đời

 

   Cuối tháng 9 năm 1980. Sau khi ra trường, rồi được bổ nhiệm về phục vụ tại

 

Đoàn Khảo sát-Thiết kế, Ty Thủy lợi tỉnh Sông bé và cũng là lúc tôi chuẩn bị

 

lên đường đi xứ khác, một nơi mà ngay từ đầu tôi cũng chẳng biết nơi đâu.

 

Nơi ấy bây giờ chính là đất Đức, phương trời Âu vời vợi nghìn trùng. Nơi đây

 

tôi đã xa cha mẹ, anh em, bè bạn và xa cả một trời đầy kỷ niệm.

 

    Năm 1977 vừa tròn mười tám tuổi, một kỷ niệm tuyệt vời, khó quên đả đến

 

trong tôi cùng một thời điểm mà không thể ngờ được. Tôi như một kẻ Ăn mày

 

vừa trúng lô Độc đắc. Bởi vì tôi chỉ là một hạng người bình thường không hơn,

 

không kém.

 

   Cuối mùa Hè năm ấy, tôi đã may mắn thi đỗ cùng một lúc vào hai trường

 

trung học chuyên nghiệp. Đó là trường trung học chuyên nghiệp Thủy lợi 3

 

Tiền giang và trường Sư phạm Long an. Nhận được giấy báo đậu cách nhau

 

vài ba ngày. Hồi ấy mừng lắm, băn khoăn đủ thứ, lưỡng lự đứng giữa đôi

 

đường không biết phải làm sao. Tôi còn nhớ một buổi chiều khoảng năm, sáu

 

giờ ngoài. Thời điểm mẹ tôi vừa đi bổ hàng từ Tỉnh về, vội vả leo lên chiếc xa

 

đạp, phóng nhanh ra chợ báo cho bà hay tin. Tội nghiệp, khi nghe tôi kể, mẹ

 

tôi đứng thẩn thờ như điến mất, rồi đôi mắt bà từ từ đẩm ướt, tôi cũng đứng

 

lặng người và rơi nước mắt. Hai mẹ con dường như đồng cảm, đồng một nỗi

 

mừng mà xúc động. Bà nhìn tôi trong ánh mắt nghẹn ngào không nói một lời

 

nào cả, một lúc sau bà móc trong túi áo bà ba hai chục đồng đưa cho tôi và bảo

 

rằng con rủ các bạn đi uống Sinh tố cho vui. Vì những lúc ở quê nhà chiều

 

nào đi bổ hàng về, bà thỉnh thoảng hay thấy tôi cùng những người bạn gái

 

thân thiết hay ngồi uống Sinh tố, ăn Chè đầu ngõ. Tôi cám ơn và từ giã chạy đi

 

tìm những người bạn và cùng nhau rong chơi đây đó cho đến tối mới về. Khi

 

về đến nhà thì mọi người đều đi ngủ, chỉ còn lại một mình tôi trong bóng đêm

 

lặng lẽ.

 

   Thức trọn thâu đêm, nằm trăn trở, không cách nào ngủ được. Tôi luôn suy

 

nghĩ sự mừng rỡ của mẹ tôi đến rơi nước mắt lúc ban chiều, tôi cảm động và

 

thầm thương bà vô hạn.

 

   Lòng mẹ nào mà không xúc động trước cảnh tình như thế, mẹ nào mà không

 

thương con. Rồi suy nghĩ sâu xa hơn, bà còn phải lo toan cho tôi suốt ba năm

 

dài nơi mái trường Thủy lợi. Các em thì còn nhỏ dại, không biết mẹ tôi phải

 

vất vả đến dường nào.

 

   Sáng nay khác hẳn những buổi sáng khác, nắng chói chang, mới tám giờ mà

 

Mặt trời đã lần xuyên qua song cửa. Lẽ ra tôi phải thức dậy sớm mà đàng nầy

 

thức quá trễ, gần đến mười giờ non, tôi mới vừa tỉnh giấc.Vì đêm qua tôi về

 

hơi muộn. Tuy vậy, tôi cũng không quên bổn phận của mình cần phải làm gì

 

cho những ngày sắp tới. Như hỏi ý kiến chỉ bảo của Mẹ tôi, các Cậu tôi v.v…Vì

 

Họ là những người cao tuổi, kinh nghiệm chắc hẳn phải hiểu biết hơn tôi bội

 

phần. Bao nhiêu người tôi thăm dò ý kiến đều bảo tôi nên theo con đường Sư

 

phạm mà không ai khuyên bảo vì tới con đường Thủy lợi và cũng chẳng phân

 

tích rõ cho tôi hiểu nó xấu hay tốt, lợi hại ra sao. Tất cả cứ lặng thinh và xem

 

như tôi không thi đỗ vào trường Thủy lợi kỳ nầy. Có thể thời điểm ấy họ có ác

 

cảm khi nghe hai chữ Thủy lợi phải chăng? Cứ nghe đến nó là người ta sợ sệt

 

cái gì đó, cực nhọc, tay lấm chân bùn. Ngỡ là con mình con gái mà phải học

 

đào Sông, đào Kênh khổ ải lắm. Cứ khăng khăng buộc tôi phải theo ngành Sư

 

phạm. Thoạt đầu tôi gật đầu chấp nhận những ý kiến của gia đình và nghe

 

theo những lời chỉ bảo ấy. Vì nghĩ rằng có lý, bởi tất cả ai ai cũng cho là như

 

thế. Dù gật đầu nghe theo lời chỉ bảo của gia đình, nhưng tôi bụng dạ chẳng an

 

tâm lúc nào cả. Một sự việc rất đơn giản nhưng khó nghĩ quá, tôi chợt nghĩ

 

đến người Cô giáo năm cũ và cũng là người bạn thân thiết của tôi hồi còn học

 

đệ nhị cấp trường trung học Nông Lâm Súc Định tường. Bà ta tên là Nguyễn

 

ngọc Lan lớn hơn tôi chừng mười tuổi gì đó tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông

 

Lâm Mục Bảo lộc Lâm đồng về dạy môn Canh nông tại trường Nông Lâm Súc

 

Định Tường lúc tôi đang học lớp mười ngành Canh nông, để hỏi thêm ý kiến

 

xem có trùng họp với gia đình tôi không.Tôi lái chiếc xe đạp cũ kỹ của ông tôi

 

từ nhà lên tận Thủ thừa- Long an mất gần hai tiếng đồng hồ.Trời trưa nắng

 

mồ hôi nhễ nhại, thấm cả đôi vai, dọc đường nghỉ tạm mấy lần bên quán nước

 

vệ đường mới đến nơi. Vừa đến nơi thì thấy căn nhà lá nhỏ, lụp xụp được

 

khóa kín tự lúc nào. Tay cầm chiếc xe đạp, tay gạt vội những giọt mồ hôi còn

 

đọng trên vầng trán, mặt mài choáng váng trong thảm não vô cùng. Thế thì

 

đành phải quây về còn làm gì nữa bây giờ. Suy nghĩ vài phút tôi tạt ngang

 

sang quán nhỏ gần bên uống ly trà lạnh để lấy lại phong độ mà đạp ngược về

 

nhà, bằng không là xỉu mất. Anh Chủ quán thấy tôi ngồi có vẻ buồn bã và hỏi?

 

-Nầy Cô tìm ai gần đây?

 

-Dạ thưa anh, tôi tìm Cô giáo Lan, rất tiếc là Cô ta không có ở nhà, cửa nẻo

 

khóa cả rồi. Anh có biết Cô ta giờ làm gì và đi đâu không ? Anh Chủ quán

 

nhanh nhẹn trả lời.

 

-Đi đâu thì tôi không biết, nhưng bây giờ Cô Lan đang làm Ty Nông nghiệp

 

tỉnh Long an. Cô ta đi công tác đó đây thường lắm, thỉnh thoảng một hoặc hai

 

tuần mới về lại một lần.

 

-À thế ra là như vậy. Cảm ơn anh tôi hiểu. Anh Chủ quán cũng tử tế hỏi tiếp ?

 

-Nếu có cần gì nhắn lại, tôi nhắn hộ cho hay Cô viết vài chữ quăng vào cửa sổ,

 

khi Cô giáo Lan về Cô ấy sẽ rõ là ai chứ gì.

 

-Có lý, ý tưởng hay.Thôi anh cảm phiền cho tôi mượn cây bút và xin một

 

mảnh giấy nhỏ, tôi sẽ biên vài chữ rồi nhét vào cửa sổ. Hy vọng Cô Lan tôi

 

nhận được.

 

   Tôi đứng dậy trả tiền ly nước và chào tạm biệt anh Chủ quán ra về. Chiếc xe

 

cũ kỹ lăn bánh trên con đường sỏi đá nhấp nhô, từ Thủ thừa ra ngã ba lộ tẽ

 

lúc trồi lên, lúc hạ thấp xuống làm tôi ê ẩm cả mình. Về thì về thật ra không

 

còn chút nghị lực và khí thế như hồi lúc sáng sớm nữa. Mặt trời mỗi lúc càng

 

lên cao, thời tiết dần dần oi bức, trong khó thở và hóc hách vô cùng. Nhưng tôi

 

cũng cố gắng mãi đến ba giờ chiều mới về đến tận nhà. Vừa dựng chiếc xe đạp,

 

bước vào nhà, ngã liền trên chiếc Divan một cái ịt cho đả cái lưng, bụng dạ lúc

 

nầy vừa mệt, vừa đói, thót cả hông, mồ hôi tuông chảy như xối tắm.

 

   Hơn một năm nay, kể từ ngày Đất nước hoàn toàn thống nhất, trường Nông

 

Lâm Súc được giải thể để thành lập trường Bổ túc Công Nông của tỉnh, nên

 

Cô và tôi phải tạm chia tay như bao thầy bạn khác. Mỗi người một nơi, ai về

 

nhà nấy hoặc tìm một công việc khác cho mình. Nên từ đó Cô và tôi không còn

 

gặp nhau thường xuyên như trước và cũng chẳng liên lạc với nhau.

 

     Về nhà suy nghĩ mãi, Cô ta đi công tác kiểu nầy biết bao giờ mới về và gặp.

 

Mà đợi thì đợi đến bao lâu, còn trở lên Thủ thừa lần nữa thì vô dụng. Cũng

 

may, là hai hôm sau trong lúc tôi đang chờ mấy người bạn hiện đang làm việc

 

tại Huyện Châu thành và Thị trấn Tân hiệp cắt hộ mấy giấy tờ cần thiết để kịp

 

bổ túc Hồ sơ đi học cho hoàn chỉnh, thì Cô ta lại lò mò tới, thật là buồn ngủ

 

gặp chiếu manh, một dịp may hiếm có.

 

   Gặp lại nhau sau những ngày xa vắng. Hai tôi mừng vui vô siết. Tay bắt, mặt

 

mừng thăm hỏi đủ điều. Cô bảo tôi thôi khỏi dài dòng, vào thay bộ đồ cho lịch

 

sự rồi cả hai đèo nhau trên chiếc Hon-da đi Mỹ tho xuống tận trường Thủy lợi.

 

   Nơi đây là chốn cũ, tình xưa mà Cô và tôi đã dạy, đã học, hơn hai năm trời,

 

biết bao nhiêu là kỷ niệm. Riêng tôi cũng không ngờ mình trở lại mái trường

 

nầy lần thứ hai, rõ là duyên tiền định. Tới trường hai tôi đứng trước cổng nhìn

 

một hồi lâu rồi kéo nhau vào quán nước Mía chị ba Tranh ngày xưa gọi hai ly

 

nước Mía như thuở trước. Cô mang theo một phong bánh in mời tôi ăn. Vừa

 

ăn, vừa uống nước Mía, vừa nhìn xung quanh cảnh cũ hai tôi thật thú vị vô

 

cùng. Tôi bắt đầu tâm sự hết những gì đã có và kể hết cho Cô tôi nghe đầu

 

đuôi câu chuyện. Cô lắng nghe và suy nghĩ một hồi lâu rồi bảo.

 

-Hoa nầy, rằng Cô là một Nhà giáo, tất nhiên Cô cũng muốn em sẽ trở thành

 

Nhà giáo để sau nầy giảng dạy lại cho thế hệ mai sau. Xong câu nói Cô lại

 

ngưng và nhìn đi nơi khác.

 

-Tôi vừa nghe Cô nói xong câu ấy, vội vui mừng. Như thế là hợp lý với gia đình

 

quá đi chứ. Vậy là khỏi phải băn khoăn suy nghĩ vì nữa cả. Mừng thầm trong

 

bụng và trả lời một cách vui vẻ. Thưa Cô. Em cũng nghĩ thế.

 

- Cô im lặng một lúc lâu, rồi nói tiếp. Nhưng ! Cô khuyên em đừng nên theo

 

nghề Nhà giáo.

 

Sao vậy Cô ? Chính Cô vừa mới nói ra là Cô muốn em là Nhà giáo kia mà.

 

  - Không Cô suy nghĩ kỷ rồi, lời Cô nói ra là có cơ sở hẳn hoi. Còn việc quyết

 

định tương lai là việc của em. Cô không can dự, Cô chỉ có ý kiến ngoài ra

 

không có quyền quyết định. Em hiểu chứ ? Nếu mai nầy việc học tập có truông

 

chảy và đúng với sở thích của em thì tốt, còn không thì biết ăn nói thế nào đây.

 

-Như vậy ý Cô muốn nói là bỏ trường Sư phạm phải không?

 

-Không ! Không hẳn như vậy đâu em, đây chỉ mới là bàn bạc.

 

-Vậy Cô nói ra cơ sở nào mà em phải theo học ngành Thủy lợi?

 

-Theo Cô nghĩ Miền nam mình vừa được giải phóng, Đất nước đã thống nhất,

 

hiện tại cái gì cũng mới. Cô nói sơ chắc em hiểu chứ ?

 

-Dạ.

 

-Chính ngành nghề nầy cũng mới, em có công nhận với Cô không ?

 

-Thưa Cô công nhận.

 

-Vậy tại sao em không thử, kỹ thuật mới, Danh từ mới, cái gì nghe cũng lạ cả.

 

Chính Cô cũng không hiểu rõ nơi mơi ngành nghề nầy nhà nước sẽ ứng dụng

 

vào lĩnh vực nào. Thử đi em……ngành Giáo dục có lúc cũng cao quí, có lúc

 

cũng bạc bẽo lắm em à.

 

-Những lời Cô nói nghe cũng chí lý, suông tai, hợp tình, cái gì mới tại sao ta

 

không thử, có thử mới biết được cái hay, cái đẹp, cái văn minh hiện đại, cái

 

xấu của nó còn đứng ngoài cuộc thì làm sao biết được. Thôi thì Cô để em suy

 

nghĩ lại.

 

-Em suy nghĩ kỷ lại đi Hoa, rồi hãy quyết định, hai con đường theo Cô con

 

đường nào cũng tốt cả, ở đây Cô nhắc lại em nên thử một lần xem sao.

 

-Cảm ơn Cô đã chỉ bảo.

 

     Hai tôi lời qua, tiếng lại một mẩu chuyện như vậy mà đã mất gần một giờ

 

đồng hồ. Trời ngoài sân bắt đầu hạ nắng, hai hàng Me cao dầy bóng dọc theo

 

quốc lộ Mỹ tho-Gò công dần dần loang bóng. Hai tôi đứng dậy thăm hỏi anh

 

chị ba Tranh vài câu, trả tiền nước Mía rồi lên xe đi tiếp. Bước ra khỏi cửa còn

 

đứng ngắm ngôi trường cũ ngày xưa một lần cuối, mới bắt đầu cho xe nổ máy.

 

    Đoạn đường vào thành phố Mỹ tho gần bốn cây số. Hai tôi vẫn lặng im

 

phăng phắc, không ai muốn nói một lời nào. Cô thì như hồi tưởng lại những kỷ

 

niệm ngày xưa, còn tôi cứ mang máng trong lòng câu nói lúc ngồi quán chị ba

 

Tranh.“Em hãy thử „ Cái gì cũng nên thử, có thử thì mới thấy cái hay , cái đẹp

 

của nó. Trong tôi hiện tại thấy cũng chí lý nhưng hơi mạo hiểm. Rồi tự hỏi ?

 

Nên hay không nên. Bỗng chiếc xe thắng lại cái két, xe dừng ngay vườn Hoa

 

lạc hồng. Cô hỏi ?

 

-Hoa em còn nhớ đây không ?

 

-Nhớ chứ Cô. Mỹ tho chứ đâu mà không nhớ, Cô muốn làm gì ở đây?

 

-Thôi ta vào quán Chè năm xưa, mình ăn một người một chén chè Thưng

 

rồi về cũng chẳng muộn. Em có bận việc gì không ?

 

-Thưa không. Vào thì vào không biết họ còn bán nữa không ? Hay nghỉ từ lâu

 

rồi. Bây giờ mọc lên nhiều quán Chè lắm Cô ạ.

 

-Không sao, còn thì ăn, không còn đi quán khác, thiếu gì !

 

    Dừng xe trước ngõ, hai tôi đi từ từ vào thì thấy vẫn còn y, bà chủ quán bây

 

giờ thấy trẻ trung hơn bà chủ cũ của ba năm về trước, lịch sự và chỉnh tề hơn,

 

quán xá cũng khang trang, lịch thiệp, sạch sẽ hơn. Ngày trước vào đây thật

 

lòng mà nói, Chè thì ngon thật, nhưng bàn ghế cũ quá cũng làm mất ngon.

 

Chén Chè Thưng được bà Chủ tận tay mang ra đón chào người khách mới,

 

mùi cốt Dừa, lá Dứa thật thơm phức, hai tôi vừa ăn, vừa nói chuyện thật là

 

ngon miệng. Cô bật hỏi?

 

-Em còn nhớ một chỗ hấp dẫn khác ngày trước mình hay đến ở đâu không

 

 nào ?

 

-Làm sao quên được, trước rạp hát Vĩnh lợi chớ đâu.

 

-Con nhỏ nầy nhớ day thật.

 

-Kỷ niệm mà cô, nhưng họ chỉ bán bắt đầu vào sáu giờ chiều cho đến giữa

 

khuya mà thôi.

 

-Sau nầy em có thường đến đây không ?

 

-Dạ có, thỉnh thoảng đôi, ba lần.

 

-Thôi thời gian có hạn, rất tiếc. Khi nào có dịp về lại Mỹ tho mình đi ăn tối

 

một bữa để nhớ kỷ niệm của thuở nào.

 

   Những lời nói nầy tự nhiên gợi lại trong tôi hình ảnh cũ, ngày trước khi còn

 

đi học và dạy hai tôi mướn một căn nhà trọ ở gần chợ Cũ, dường như cách hai

 

ba đêm, là đi ăn hàng một lần. Nói ra thì thấy kỳ, Cô lớn thì không sao, còn

 

con gái, con gủm như tôi thì ống chề.

 

   Hai chén Chè vừa cạn, hai tôi ra xe chạy một vòng nhỏ ngang qua thành phố

 

Mỹ tho, rồi lướt nhanh đường Hùng vương rẽ trái lần theo đường Nguyễn

 

Trải một mạch trực chỉ về nhà. Dọc đường tôi chồm đầu ra phía trước thỏ thẻ

 

mấy câu.

 

-Cô à chắc em nạp Hồ sơ vào trường Thủy lợi, em nghe lời Cô. Sự việc nầy

 

không cần phải phân vân vì nữa, thời gian sắp hết rồi.

 

-Em nói vậy thì Cô mừng. Giữa khoảng đồng rộng mênh mông, gió thổi muôn

 

chiều, đập vào tai tiếng nghe được, tiếng không. Hai người ngồi cạnh bên nhau

 

mà như cách xa hàng bao cây số.

 

   Mấy chốc là Cô đã đưa tôi về đến nhà, tôi mời Cô vào dùng ly nước rồi về

 

cho khỏe vì đường còn quá xa.

 

Cô bảo:

 

-Gần trọn một ngày nay mình bên nhau, cũng tạm đủ rồi. Thôi em để Cô về,

 

khi khác Cô sẽ xuống trường thăm em. Cô chúc em luôn gặp nhiều may mắn

 

trong tương lai và thành công trong môi trường mới.

 

-Cảm ơn Cô, thôi Cô về khỏe, em cũng chúc Cô nhiều may mắn, mình

 

sẽ gặp nhau vào dịp khác.

 

   Đêm ấy tôi chờ mẹ tôi đi bổ hàng về, cơm nước xong xuôi, nhìn bà vui vẻ, tôi

 

bắt đầu thưa chuyện. Rằng hôm nay tôi đã gặp và đi cùng Cô Lan trọn ngày

 

và sẽ quyết định đi học ngành Thủy lợi. Ngoài ra không theo ngành Sư phạm

 

như mẹ muốn. Con xin lỗi mẹ. Bước đầu bà không chịu, có vẻ hờn giận tôi

 

nhiều. Thật tình mẹ tôi là một bà mẹ quê, cũng chẳng phân biệt được ngành

 

nghề như thế nào, hể nghe con mình nay mai làm Cô giáo thì thích, tự hào với

 

bà con, làng xóm đơn giản vậy thôi. Cuối cùng những lời phân tích của tôi đã

 

chinh phục được bà.

 

Bà nói:

 

   Thôi tất cả tùy con, con lớn rồi, mẹ lúc nào cũng muốn con được thành danh,

 

sung sướng như mọi người, chứ đời mẹ đâu được học nhiều, lớn lên mua gánh,

 

bán bưng vất vả trăm chiều, con thấy đó.

 

-Con hiểu.

 

     Sáng hôm sau tôi dậy sớm, đi tìm hai người bạn cũ là Hạnh và Ngọc để lo

 

giùm một số giấy tờ cần thiết. Hạnh thì lo về phần cắt Lương thực và Thương

 

nghiệp. Hạnh làm cơ quan Tòa án nhân dân Huyện Châu thành nên quen biết

 

rất nhiều vị Trưởng phòng, chính vì thế mọi giấy tờ tôi nhờ đến được giải

 

quyết một cách nhanh chóng. Còn Ngọc là chánh thư ký văn phòng Chủ tịch

 

UBND Thị trấn Tân hiệp nên việc cắt Hộ khẩu cũng không gặp khó khăn. Sở

 

dĩ tôi nhờ hai cô bạn nầy là vì trước đó tôi nghĩ sai về anh Đức phó Chủ tịch

 

UBND Thị trấn Tân hiệp đã có một lần thành kiến không tốt với tôi khi anh ra

 

lệnh buộc tôi phải thi hành nghĩa vụ Lao động một tuần mà tôi không chấp

 

hành mệnh lệnh với lý do lúc đó tôi đang là một Công nhân tại Nông trường

 

Bộ tư lệnh Quân khu 9 đồn trú tại Đồng tâm tỉnh Tiền giang.

 

   Giờ ngồi kể lại câu chuyện nầy tôi phải thành thật cảm ơn và nhớ công ơn

 

hai cô bạn trên đã hết lòng giúp đỡ tôi trong tình hình khó khăn ấy. Hai bạn

 

đã giúp một cách nhiệt tình và nhanh chóng, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ

 

là chúng tôi gặp nhau tại một quán Sinh tố gần Ủy ban Thị trấn. Hai bạn trao

 

giấy tờ cho tôi, chúc nhiều may mắn, thành công trong học tập rồi vào Công sở

 

làm việc tiếp tục.

 

   Cùng ngày tôi liền đón xe đò đi xuống trường để nạp Hồ sơ nhập học cho

 

hoàn tất.

 

   Cảnh người bây giờ sao đông thế, toàn là những gương mặt xa lạ. Họ đến từ

 

mọi miền của Đất nước phải chăng ? Lớn tuổi có, trung trung có, trẻ trung có,

 

tôi lúc ấy được xếp vào hàng trẻ trung.

 

    Ngày đầu vừa đến rất bỡ ngỡ, so với vài năm trước đây khi tôi còn mặc

 

chiếc áo màu nâu Nông Lâm Súc.Thật ra ngôi trường nầy chẳng có gì xa lạ với

 

tôi. Nhưng cách thức tổ chức, chỗ học, chỗ ăn, chốn ở hoàn toàn mới mẻ. Họ tổ

 

chức bề mặt tương đối khá chu đáo ví dụ: Có Toán, Đội hướng dẫn những

 

người từ xa đến, nơi nầy làm cái gì, nơi khác làm cái chi.v..v…trong rất trật tự

 

và nề nếp.

 

   Vào phòng Tổ chức nạp Hồ sơ, tôi gặp ngay ông Trưởng phòng Tổ chức, ông

 

ta tên. Lê Đình Hường giọng nói trọ trẹ người trung, khó nghe và mấy chị

 

người miền Bắc rặt. Thời gian sau tìm hiểu tôi mới biết ông Trưởng phòng Tổ

 

chức là người Quãng nam, Kỹ sư Địa chất cùng ngành nghề với tôi sau nầy.

 

Ông nhận Hồ sơ và bảo tôi phải có mặt tại Trường chậm nhất là ngày mai, để

 

dễ dàng sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở.

 

-Tôi trả lời Dạ và hỏi ? Hồ sơ của tôi đầy đủ chưa?

 

-Ông lật lật, gật đầu và bảo đầy đủ rồi, nếu có cần gì thêm tôi sẽ báo chị sau.

 

    Chào tạm biệt rồi ra về, vừa đi, vừa nhìn quanh thấy cũng vui và dường như

 

có cái gì là lạ. Tôi bỗng dưng chợt nghĩ đến câu nói của Cô Lan ngày hôm

 

trước.”Thử đi Hoa “ Và giật mình khi nghe ông Trưởng phòng Tổ chức bảo

 

tôi phải có mặt vào ngày mai. Cũng may, cho tôi là nhà tôi cách trường chỉ hai

 

chục cây số, phải tôi ở tận Miền trung hay cuối cùng Đất nước thì sự thể sẽ

 

không biết thế nào. Khi trong tay tôi hiện tại chỉ có tập Hồ sơ đi nạp mà thôi,

 

ngoài ra không mang theo bất cứ thứ gì hết.

 

   Chiều về đến nhà thì trời bắt đầu xàm xạm tối, lòng nửa vui, nửa buồn.Vui

 

là mọi công việc tương đối ổn thỏa hầu như hoàn tất, buồn là không biết mẹ

 

mình bà nói thế mà có thật vậy không ? Tin ở bà là chuyện đương nhiên,

 

nhưng sợ vì quá thương con mà nói thế. Cuối cùng nghĩ đi, nghĩ lại chuyện

 

cũng đã rồi thay đổi cũng chẳng được, cứ thế mà làm, còn phân vân mải chẳng

 

giải quyết được điều gì.

 

   Ngồi lom khom, quây quần xếp gọn ba bộ quần áo vào cái xách tay nhỏ và

 

mấy quyển sách cũ để sáng mai chuẩn bị lên đường cho kịp lúc. Tiếng tằng

 

hắng quen thường của mẹ tôi dội vang ngoài cửa, tôi vội chạy ra khuân giúp

 

vào nhà, chưa kịp vào nhà, mẹ tôi vừa đi, vừa hỏi ?

 

-Hôm Nay công việc con đến đâu rồi ?

 

-Tôi mừng rỡ, khi không nghe bà rầy la, đổi ý và nói.

 

-Dạ xong xuôi tất cả rồi mẹ ạ. Con đang chuẩn bị sơ sơ một ít hành trang cần

 

thiết để mai lên đường, xuống đó nếu có thiếu chút ít gì tuần sau con sẽ về bổ

 

xung thêm. Bây giờ đâu biết cái gì cần, cái gì không.

 

-Thôi cũng được, mai mấy giờ con đi ?

 

-Khoảng bảy giờ sáng.

 

-Con chuẩn bị tiếp đi.

 

-Dạ.

 

   Hai mẹ con ngồi ăn buổi cơm chiều vui vẻ, người nói qua, kẻ nói lại tình cảm

 

tràn đầy, ăn cơm xong, mẹ tôi lấy cho ba chục đồng làm lộ phí và tiêu xài

 

trong những ngày đầu.

 

Phần 2

Những ngày đầu

 

   Chiếc xe Lam vừa đậu, trả tiền, rồi vác cái túi Xách tay đi lơn tơn vào cổng

 

trường. Cảnh tượng giống hệt cách đây hai năm trước khi tôi từ quê nhà cũng

 

vai mang, tay xách đùm đề đi học Nông Lâm Súc, không sai một li. Tôi cười

 

thầm trong bụng sao đời cứ trùng ngập như thế nầy. Hai bên đường vào văn

 

phòng là những mái nhà tranh vừa mới cất, đông đúc, lao nhao tiếng người,

 

giọng Nam cũng có, giọng Trung cũng có, giọng Bắc cũng có. Thật đúng là một

 

đại gia đình Việt Nam.

 

   Bước vào văn phòng của phòng Tổ chức tôi gặp ngay một Cô người Bắc,

 

độ ba mươi lăm tuổi, tôi trình giấy báo nhập học, Cô ta cầm Hồ sơ tôi xem

 

qua, xem lại một hồi lâu rồi bảo.

 

-Em làm thủ tục nhập học chưa?

 

-Dạ thưa Cô xong rồi.

 

-Bao lâu?

 

-Dạ hôm qua.

 

Rồi xoay lưng sang tủ Hồ sơ tìm kiếm Hồ sơ của tôi. Hồ sơ của tôi đã có sẵn

 

trên tay Cô. Cô xem sơ sơ lại một lần nữa và bảo tốt rồi.

 

-Cô bảo. Em xuống dãy nhà lá từ cổng vào, hỏi lớp nào là lớp 2D thì trình với

 

chị lớp trưởng, chị ấy có nhiệm vụ bố trí chổ ở cho em.

 

   Tôi cảm ơn và đi ngay xuống dãy nhà lá tìm lớp 2D. Bước vào nhà tôi hỏi

 

ngay chị lớp trưởng ? Đang ngồi lùm xùm ba bốn người, chị vọt miệng đây,

 

đây, tôi đây bạn cần chi?:

 

Vâng! Tôi là Thanh, lớp trưởng 2D.

 

-Thưa Chị, phòng Tổ chức bảo tôi nhập hộ khẩu vào lớp 2D

 

-Thế thì đây đấy bạn, đúng rồi, Chị Thanh phân cho tôi cái Giường trống đối

 

diện cái Giường của chị, tôi cảm ơn và để đồ đạc cá nhân lên Giường. Rồi xoay

 

qua thăm hỏi, làm quen vài người. Thoạt đầu nghe hai tiếng 2D. Tôi tự hỏi 2D

 

là cái gì? Biết rằng danh từ nầy cũng lẩn quẩn trong ngành nghề mình bắt

 

đầu theo học nhưng nghe hơi là lạ.

 

   Đến chiều ngày hôm ấy, chị em lời ra, tiếng vào thì rõ ra đó là danh từ viết

 

tắc Khóa 2 ngành Địa chất. Rồi từ đó cái tên Địa chất nghe loáng thoáng trong

 

tai rất hay, oai oai và khoa học.

 

  Qua đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày kế tiếp, ngoài cổng trường tôi

 

vẫn còn thấy rải rác người tay xách, vai mang cồng kềnh từ xa đến nhập học

 

như tôi. Có lẽ Họ ở tận tít xa. Thì ra ngày hôm kia tôi bị ông trưởng phòng Tổ

 

chức hù dọa. Chắc là ông sợ bà con tới lề mề, việc tổ chức ban đầu gặp khó

 

khăn. Biết thế tôi ở lại nhà thêm vài ba hôm nữa với gia đình, bạn bè rồi

 

xuống cũng chẳng muộn. Vì tôi ở không xa trường lắm.

 

   Đúng thật như tôi đã dự đoán mấy ngày hôm trước, công việc tổ chức, nề

 

nếp của những ngày mới như đội ngũ, chỗ ăn, chỗ ở gần một tuần lễ đi qua mà

 

chẳng vào đâu cả. Chị em chưa quen nhau nhiều, hiểu nhau nhiều. Họ còn

 

tranh giành, hơn thua những chuyện lặt vặt, nhỏ nhen. Con nhiều cha thật khó

 

lòng vô biên, mỗi người, mỗi tính nết khác nhau, thậm chí chưa chi mà xảy ra

 

những cuộc xung đột đáng tiếc.

 

   Trong ngày thứ hai, tôi được chị Lớp trưởng phân vào Tổ 1.Tổ nầy gồm 10

 

người cả nam lẫn nữ, lúc ấy anh Bạch Hậu làm Tổ trưởng. Anh Hậu là một

 

quân nhân của Quân khu 7 cử đi học, anh ta lớn hơn tôi hai tuổi, ăn nói nhỏ

 

nhẹ, dễ thương, thật tình và là người bạn thân thiết của tôi cho đến bây giờ.

 

Mặc dù hiện tại anh còn ở Việtnam, còn tôi đã sang ngoại quốc sống nhiều

 

năm nay nhưng chúng tôi thỉnh thoảng hay liên lạc nhau qua Điện thoại. Tổ

 

chúng tôi được chia làm ba nhóm, mỗi nhóm ba người chỉ có nhóm cuối cùng

 

là bốn người. Mỗi nhóm có nhóm trưởng hẳn hoi. Thời kỳ đó ở mỗi chức vụ

 

đều trao cho những người nào lớn tuổi, nhưng qua hình thức bầu bán dân chủ

 

đàng hoàng, không cần biết người ấy có trình độ quản lý hay không. Tôi được

 

phân vào nhóm 1 có anh Hậu và anh Nghiêm làm nhóm trưởng. Trong những

 

buổi cơm nhà bàn nhóm chúng tôi thường hay ngồi chung với nhau, buổi cơm

 

tập thể rất đơn giản: Thau cơm, thau canh, đĩa nước mấm cho ba người.

 

   Giữa trưa hè nắng cháy, bụng đói. Chúng tôi sức thanh niên ăn rất ngon

 

miệng so với những buỗi cơm bình thường nơi quê nhà. Nhất là các bạn nam.

 

   Ăn cơm xong, anh em chúng tôi rủ nhau đi uống Cà phê, nước Mía, tán gẩu.

 

Nghĩ nhiều lúc tuổi trẻ thật hồn nhiên, đơn giản và bình dị. Anh, chị em mới

 

gặp nhau hôm qua, mà hôm nay đã là bạn. Sự chọn lựa trong tí tắc không suy

 

nghĩ, đắn đo gì cả.

 

   Đúng một tuần lễ dài, ngày nào cũng như ngày nấy giống hệt nhau, quen

 

thuộc như bản nhạc được hát đi, hát lại nhiều lần thật nhàm chán không thể

 

tưởng. Có lẽ phòng Tổ chức dành thời gian nầy cho chúng tôi làm quen với

 

nhau, thông cảm nhau, thông thạo đường đi nước bước, mọi thứ trong trường

 

lớp như Bệnh xá, Thư viện và các Cơ quan ban ngành khác.v.v..Tôi nghĩ cũng

 

đúng, hợp lý.

 

   Qua tuần lễ thứ hai, anh em chúng tôi bắt đầu đi vào nề nếp rõ ràng, anh

 

nào không chấp hành là bị khiển trách, kỷ luật ngay tức khắc. Chẳng hạn như

 

mỗi buổi sáng chúng tôi phải thức dậy sớm để tập thể dục theo tiếng loa của

 

Đài  Phát thanh nhà trường, làm vệ sinh cá nhân, xếp vật dụng tại chỗ và kế

 

đến là lên lớp họp hành, ca hát, sinh hoạt đoàn thể.v..v…lúc nầy nhà trường

 

chưa nói năn vì đến việc học tập cả.

 

   Ban ngày của tuần lễ thứ hai, trừ ngày chúa nhật là anh em chúng tôi phải

 

tập trung công tác lao động, dọn dẹp, vệ sinh trường ốc, nhà cửa, làm cỏ dại,

 

đổ đá sỏi nơi nào còn lõm chõm, sửa soạn lối ra vào cho khang trang, lịch sự và

 

trồng thêm cây xanh che mát. Ôi thôi cả ngàn công việc kể sao cho hết. Trong

 

thời gian cùng nhau lao động cũng vui, đây là cơ hội tình bạn được thắm thiết

 

hơn, trao đổi, thông cảm nhiều hơn. Thời điểm nầy tôi làm quen và thân thiện

 

được vài người bạn nữa như anh Đức, Khiết, chị Ngọc, chị Châu và nhiều

 

người khác. Những gương mặt từ bốn phương trời lạ quắc, lạ quơ. Kẻ thì đến

 

từ thành phố Hồ chí Minh, người thì Long an, Hậu giang, Bến tre, Đồng

 

nai.v..v…ôi thôi, các nơi trên mảnh đất miền Nam thân yêu. Chỉ thời gian

 

ngắn ngủi thoạt đầu thế mà chẳng bao lâu đã thân nhau, khắn khít nhau như

 

ruột thịt.

 

   Hai tuần lễ trôi qua như thế, anh em chúng tôi bắt đầu chán dần, ai ai cũng

 

chờ đến ngày lên lớp học cho rồi, ai cũng mong đợi một luồng gió mới.

 

   Mẹ tôi ở nhà cứ trông đứng, trông ngồi sao không thấy tôi về. Nhưng vì công

 

việc trường lớp chưa ổn định, lúc thế nầy, lúc thế khác ví dụ: Thay đổi ngành

 

học theo sở thích, hội họp, bầu bán, Hồ sơ cần bổ sung bất thường.v..v…cũng

 

đủ bận rộn và nhức đầu. Nếu về ngang hông thì cũng được nhưng lỡ có chuyện

 

gì cần đến mình mà vắng mặt thì phiền phức không ít. Mẹ tôi nghĩ không biết

 

có chuyện gì xảy ra không? Mà không thấy hình dáng tôi đâu cả. Phải chăng

 

xa xôi! Đàng nầy nhà chỉ cách trường hai chục cây số, nên bà cũng thấy lo

 

lo. Thật lòng thì tôi đã có dự định hẳn hoi là cuối tuần lễ thứ hai nầy dù muốn

 

,dù không tôi cũng quây về một chuyến, tiện thăm gia đình, bè bạn và lấy

 

thêm một ít đồ dùng cần thiết.

  

  Hôm ấy ngày thứ sáu, sau giờ lao động tập thể tôi cùng mấy chị bạn rủ nhau

 

đi uống nước Mía cách trường khoảng một cây số, thì mẹ tôi sẵn dịp đi bổ

 

hàng ở Tỉnh, bà tạt ngang qua trường thăm tôi, nhưng rất tiếc không có tôi ở

 

trường, khi đi bà mang theo một giỏ đệm trái cây nào: Ổi, Cốc, Lôm chôm đồ

 

ăn đủ thứ cho tôi vì bà ngỡ rằng tôi không về được. Tội nghiệp bà vô cùng, con

 

mình đâu không thấy, chỉ thấy toàn con người ta. Sẵn dịp bà lấy những thứ

 

mang theo trong giỏ bày ra mời những người bạn trong lớp cùng ăn cho vui,

 

rồi ra về. Cũng may, khi tôi về đến các chị còn dành riêng cho tôi một ít gọi là.

 

Còn hơn khi nhìn thấy cái giỏ đệm trống không thì chỉ biết cười trừ. Tôi nghĩ

 

bà không chờ lâu được nữa là bởi vì công việc. Nhưng có lẽ ít, nhiều bà cũng

 

nhìn thấy cảnh sinh hoạt trường xá, tập thể, chị em sống chung, nhộn nhịp,

 

đoàn kết là bà yên bụng lắm rồi.

 

   Bốn chị em ngồi lê la ở quán nước Mía gần đến xế chiều mới về lại trường,

 

bước vào nhà các bạn cười rần lên và nói.

 

-Quà Bác đến thăm hết sạch rồi người đẹp ơi.

 

-Tôi hỏi? Quà gì, Bác nào.

 

-Mẹ bạn xuống thăm bạn, không gặp, về rồi, bà chờ lâu quá.

 

-À há, thì ra là mẹ mình xuống thăm mình vì gần hai tuần nay chưa về, rồi mẹ

 

tôi có nhắn nhủ vì không?

 

-Không ! Bác bảo khi nào rảnh rỗi bạn về cũng được.

 

-Thấy bà buồn hay vui vẻ ?

 

-Vui vẻ, bình thường.

  

    Tôi mừng thầm trong bụng, thế là mẹ mình đã hiểu được mình rồi. Thôi thì

 

như đã định, hai ngày nữa là đến chúa nhật mình cũng phải về thôi. Bật cái giỏ

 

đệm ra thấy mỗi thứ còn mấy quả và một số đồ ăn hàng ngày mẹ tôi đã làm

 

sẵn đem dẹp qua một bên.

 

   Tiếng Kẻng cơm chiều báo hiệu, đoàn người cầm chén, đủa nối đuôi nhau

 

tiến về nhà ăn, tôi cũng thế. Đặc biệt hôm nay tôi có mang theo một lon Gigô

 

thịt kho và một túi nhỏ dưa mấm thái nhỏ cùng bạn bè ăn chung một bữa cho

 

vui. Mẹ tôi làm cho một người ăn thì cả tuần chưa hết, nhưng bành ra cho một

 

tổ ba người và mấy mâm cơm láng giềng thì chẳng đủ vào đâu. Ở nhà mẹ tôi

 

lúc nào cũng tưởng tượng rằng con mình sẽ dành dụm, có thể ăn hai tuần mới

 

hết. Ai ngờ! Hôm sau vẫn cơm, canh rau muống, nước mấm trở lại bình

 

thường.

 

    Chiều thứ bảy, sau giờ lao động và cơm chiều xong. Tôi báo chị Thanh lớp

 

trưởng rằng tôi về nhà, chiều mai Chúa nhật tôi sẽ có mặt trở lại. Chị đồng ý

 

và cho tôi đi, chúc tôi về gia đình vui vẻ, tôi cám ơn và chào tạm biệt. Nhìn lại

 

mà thương và tội nghiệp cho các bạn tôi vì ở quá xa không thể về được. Lý do

 

tiền bạc và thời gian, mỗi lần đi và về là mất trọn hai ngày đường, thà đành ở

 

lại còn hơn. Tôi may mắn hơn Họ là vì ở gần trường còn Họ sau nầy thỉnh

 

thoảng tôi thấy một tháng, hoặc hai tháng mới về một lần thậm chí có các

 

anh, chị ở tận xa như Hậu giang, Đồng nai tôi chẳng thấy về lần nào ngoại trừ

 

vào dịp Hè hay tết Nguyên đán thật là thê thảm.

 

   Bước vào nhà lặng yên, phăng phắc. Mẹ tôi thì đi bổ hàng dưới Tỉnh chưa

 

về, các em thì rong chơi mỗi đứa một nơi mà cũng chẳng biết đi đâu, chỉ có con

 

Vện quen mùi chủ chạy lại mừng rỡ sau hai tuần xa cách, nó như muốn nói, kể

 

lể điều gì cho tôi nghe chuyện nhà của mấy ngày qua, cứ theo sát chân hừng

 

hực, khìu móc, hứ hả mà chẳng nên lời. Bản chất quen thường từ xưa đến nay,

 

bất cứ dù đi đâu hể về đến nhà là tôi hay thường cầm cây Chổi quét sơ cho

 

sạch sẽ, rồi sau đó làm gì thì làm.Vừa định lấy bộ đồ đi tắm thì mẹ tôi lại về.

 

Bà cũng chợt hỏi như tôi ?

 

-Mấy em con đâu rồi Hoa ?

 

-Dạ không biết.

 

-Con về lúc nào ?

 

-Vừa về trước mẹ hơn một tiếng, chẳng thấy ai ở nhà cả, à hôm kia mẹ có

 

xuống trường thăm con, rất tiếc con đang vui cùng mấy người bạn mới vừa

 

quen, đâu ngờ mẹ đến.

 

-Không sao, sẵn đi ngang qua, tạt vào ghé thăm con một chút. Nhìn quang

 

cảnh, sinh hoạt mẹ an tâm lắm rồi. Con về rồi bao giờ con đi ?

 

-Vào chiều ngày mai.

 

-Thôi cũng được, đi tắm rửa đi, còn ăn cơm.

 

-Dạ.

 

   Sau buổi cơm chiều và suốt đêm hôm đó mẹ tôi chẳng nói lời nào nữa cả. Bà

 

xem công việc của tôi coi như ổn định và cũng kể từ ngày hôm ấy mọi việc đều

 

trở lại bình thường như những ngày tôi đi học trường trung học Nông Lâm

 

Súc Định tường. Bà quen cái kiểu cách hàng mấy năm qua, cứ nhiệm vụ mỗi

 

ngày cho tiền xài và tiền xe đi học vậy thôi. Còn việc học tập là tôi phải tự lo

 

lấy, thỉnh thoảng năm ba khi bà hỏi “Dạo nầy học hành ra sao rồi hả con “?

 

-Tôi trả lời thưa mẹ tốt, thế là bà cười và không hỏi nữa.

 

   Trọn chiều hôm đó, tôi cũng dành thì giờ lang thang với vài người bạn cũ,

 

như đi uống Sinh tố, ăn Chè, tâm sự rồi về ngủ, sáng dậy chuẩn bị thêm một ít

 

đồ dùng rồi về trường. Xoay qua, xoay lại mà đã mất cả ngày, chưa giúp gì cho

 

mẹ mình cả rồi  lại ra đi.

 

   Cảnh náo nhiệt của buổi chiều nội trú, kẻ chơi banh, người đánh đàn, ca hát,

 

dọc đường tấp nập người qua, kẻ lại rất sinh động hơn hẳn nhiều lần của thời

 

kỳ tôi học Nông Lâm Súc. Vì thời ấy không có nội trú, chỉ sáng học, trưa thực

 

hành nông trại rồi chiều về nhà. Vừa để chiếc xách tay lên giường ngủ, chưa

 

kịp thay bộ quần áo thì chị Thanh lớp trưởng báo cho tôi biết là ngày mai bắt

 

đầu chuẩn bị lên lớp học văn hóa, vậy tôi cần phải chuẩn bị đầy đủ sách vở.

 

Tôi trả lời.

 

-Dạ cám ơn chị, nhìn sang mấy chị bạn gần bên cũng có vẻ hớn hở, tôi cũng

 

thế, vui mừng và Họ cũng đang sung sướng trong lòng.

 

 

 

Phần 3

Năm học đầu

 

 

    Ngày đầu tiên, trúng vào môn toán học, môn nầy do trực tiếp Thầy Chủ

 

nhiệm giảng dạy. Ông ta tên Huỳnh Tha. Hai giờ đầu tuy nói là học toán,

 

nhưng ông ta chỉ nói về lịch trình học cho những ngày sắp tới. Chẳng hạn như

 

chúng tôi phải học lại tất cả chương trình cấp 3 và thi làm hai đợt, mỗi đợt là

 

sáu tháng. Để lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 và tiếp tục học tiếp. Bởi vì lúc ấy trình

 

độ mỗi người không đồng đều, mặc dù Họ đã qua cấp 2 có nghĩa là thành phần

 

lớp mười, mười một và mười hai, lúc ấy tôi đang nằm ở trình độ mười một.

 

Trong một năm bổ túc văn hóa nầy nếu ai không tốt nghiệp sẽ phải học lại

 

khóa sau và khi học lại mà vẫn không tốt nghiệp buộc lòng nhà trường phải

 

trả về địa phương hay nói cách khác là bị sa thải không cho học nữa. Nhìn một

 

cách tổng quát và thiết thực đây là điều rất đúng và nhà trường rất chiếu cố

 

chúng tôi.

 

   Nghe ông nói sơ xong, tôi xoay qua khe khẽ với chị  Thanh (Giờ kể lại những

 

lời nầy tôi không bao giờ quên, rằng tôi và chị Thanh luôn ngồi cạnh nhau ở

 

bàn chót suốt ba năm nơi mái trường Thủy lợi 3).

 

-Sao thấy chua quá hả chị ? Chị Thanh bảo.

 

-Thì phải ráng cố gắng, chứ biết làm sao, như Hoa thấy kỳ tuyển sinh vừa qua

 

có ai ngỡ mình đậu vào đây đâu, trong khi nhà trường tổ chức thi ba ngàn thí

 

sinh mà chỉ lấy ba trăm thí sinh, tỉ lệ một trên mười quá hốc búa. Đặc biệt

 

trong lần thi nầy nhà trường ưu tiên cho một số quân nhân đang công tác,

 

quân nhân phục viên, công nhân viên chức từ các cơ quan gởi đến ví: dụ như

 

tôi mà bạn còn lọt vào đây được, thì sự thể không có gì chua lắm đâu Hoa, bạn

 

an tâm đi. Chị Thanh có giọng nói trầm tỉnh, hiền hòa, tự tin nên tôi rất yên

 

lòng và quí mến.

 

   Qua câu chuyện nầy tự dưng tôi chợt nghĩ lại hồi tháng trước tại Long an

 

cũng thế. Nhà trường tổ chức thi một ngàn người nhưng chỉ lấy một trăm thí

 

sinh mà thôi, thành phần ưu tiên cũng thế mà mình cũng lọt vào quả thật là

 

may mắn vô cùng.

 

   Chúng tôi mãi ngồi chăm chú nghe ông ta thuyết trình gần hai tiếng đồng hồ,

 

tôi thấy anh chị chẳng ai hồ hởi, phấn khởi vì cả, khi nghe ông bảo phải học lại

 

hết chương trình cấp ba, nghe sao mà ngán hơn ăn mở.

 

Ông hỏi ?

 

-Các bạn có rõ vấn đề chưa ? Nếu không tôi sẽ giải thích lại chỗ nào không rõ.

 

-Tất cả la to. Dạ rõ.

 

   Tiếng Kẻng giải lao được ngân lên, kẻ thì hút thuốc, người thì đàm đạo nhôn

 

nhao cả hành lang lớp học. Tôi và chị Châu cùng vài chị bạn khác xúm nhau

 

tào lao chuyện nầy, chuyện khác, rồi áp cười rần lên như cái chợ. Thật ra thì

 

từ lúc nhỏ cho đến khi vào đây tôi tuy con gái nhưng tính tình như con trai

 

thích hoạt động và vui vẻ, còn ngồi trầm ngâm, thùy mị dường như tôi bị bệnh

 

từ lúc nào. Hồi ở nhà mẹ tôi thường hay rầy la và nói: Con gái phải tề chỉnh,

 

điềm đạm thì người ta mới thương, mới mến. Còn tôi thì ngược lại, nhiều lúc

 

muốn sửa chữa nhưng ngày sau thì chứng nào, tật nấy.

 

   Năm đầu bổ túc văn hóa, có một số anh chị rất vất vả trong đó có tôi, lý do

 

dễ hiểu, vì đã bỏ học gần một năm trời. Hơn nữa sức học trước đây thuộc loại

 

bình thường cộng thêm thời gian đi làm công nhân tại Nông trường Bộ tư lệnh

 

Quân khu 9 Đồng tâm. May trời, đa số chúng tôi cũng vượt qua được, chỉ rơi

 

rớt một vài phần tử nhỏ không đáng kể. Kết quả nầy cũng ảnh hưởng rất lớn

 

đến chương trình thi đua của nhà trường đưa ra. Năm ấy ngành chúng tôi

 

được xếp vào hạng kém bởi những lý do trên. Chính vì thế Thầy Chủ nhiệm và

 

Ban lãnh đạo nhà trường họp bàn cần phải thay đổi Ban cán sự mới gấp.

 

Nhằm tổ chức lại nguồn máy chỉ đạo lớp cho hợp tình, hợp lý hơn. Thời gian

 

chỉ mới sáu tháng chị Thanh lớp trưởng và một số nhân sự khác bị thay thế.

 

Người thay thế lớp trưởng kỳ nầy là anh Hậu. Anh Hậu là một quân nhân

 

được cử đi học, hơn nữa anh Hậu là một đối tượng Đoàn và tôi từ anh lính

 

trơn được cân nhấc lên làm chị Tổ trưởng tổ 1 thay anh Hậu, đây là một sự

 

kiện tương đối bất ngờ khi tôi là con gái phải nhận trách nhiệm trước mười

 

người. Có lần tôi nói với anh Hậu trong buổi ăn trưa ở nhà bàn, anh nên dành

 

chức vụ nầy cho người khác.

 

 Anh Hậu bảo:

 

Không được, tôi cần phải thử. Nữa lại một lần thử nữa, trước đây sáu tháng

 

Cô Lan bắt tôi thử, giờ lượt đến anh cũng bắt tôi thử, trong tương lai không

 

biết tôi còn phải thử cái gì nữa đây.

 

   Mau quá, thời gian học trôi qua gần một năm rồi. Tôi cứ trông ngóng bóng

 

hình Cô Lan mãi, sao Cô không xuống thăm mình. Muốn lên thăm Cô thì

 

không có thời gian. Không biết Cô ta có buồn giận gì mình không ? Hoặc có

 

chuyện gì xảy ra mà không xuống được, tôi luôn luôn tự hỏi ?

 

   Một ngày mùa Hè năm 1978 kết thúc năm học thứ nhất rảnh rang tôi có đến

 

thăm Cô, thì bật ngửa ra là Cô không còn làm Ty Nông nghiệp  Long an gần

 

bảy tám tháng rồi. Có nghĩa là ngày gặp tôi sau ba bốn tháng gì đó là Cô xin

 

nghỉ việc và lập Gia đình rồi hành nghề buôn bán Tạp hóa tại chợ Thủ thừa,

 

nên không rảnh rỗi vào cuối tuần để thăm tôi như hồi còn làm Công chức.Việc

 

nầy Cô thì không có kể cho tôi nghe lý do tại sao bây giờ Cô trở thành người

 

bán hàng. Sở dĩ tôi biết được là nhờ anh hàng xóm bán quán nước đối diện

 

nhà Cô nói lại. Quả thật mỗi người, mỗi số, ai mà biết trước được. Lúc làm Cô

 

giáo, lúc làm người bán hàng Tạp hoá. Khi biết được tôi cũng chẳng buồn

 

phiền vì Cô. Mặc dù trước đó Cô có hứa với tôi, nhưng hoàn cảnh và sự việc

 

làm cho cuộc sống thay đổi, ai mà biết trước được.

 

 

 

 

Phần 4

Năm học thứ 2

 

 

    Chuyện gì rồi cũng quen dần, từ nơi ăn, chốn ở, tình bạn và học tập. Chỉ

 

trong vòng một năm mà dường như chúng tôi là anh em cùng chung một Gia

 

đình không hơn, không kém.

 

   Sau một tháng Hè trở lại, tay bắt, mặt mừng, sự hội ngộ tăng niềm vui

 

sướng, kể lể nhau nghe trăm ngàn mẩu chuyện thật là lý thú vô cùng. Cũng

 

như năm đầu tiên, khi bước vào niên học mới, giờ giảng đầu chỉ là giờ nhắn

 

nhủ, làm quen, chuyện trò với một Thầy Chủ nhiệm mới.

 

    Ông ta là một Kỹ sư Địa chất vừa từ Bắc vào Nam công tác. Tên là: Đinh sĩ

 

Liển, tuổi trạc bốn mươi, người Hà tỉnh nói tiếng trọ trẹ khó nghe nhưng mềm

 

mại và dịu dàng. Nên cũng dễ thu hút các nàng thiếu nữ phương Nam. Hồi đầu

 

ông nói rất khó nghe, cứ hỏi đi, hỏi lại nhiều lần cảm thấy thấy vô duyên, dần

 

dần hơi quen, cuối cùng ngày nào cũng nghe trên mục giảng mãi rồi trở thành

 

bình thường. Về mặt tình cảm ngoài giờ làm việc ông ta rất thoải mái và dễ

 

chịu hay nói cách khác làm gì cũng được, đừng vượt quá những gì không cho

 

phép. Nhưng khi vào làm việc thì rất là nguyên tắc, vì thế nhiều anh thanh

 

niên Nam bộ khoá tôi không hiểu rõ về ông hoặc hiểu một cách cạn cợt mà sau

 

nầy phải hối hận dài dài.

 

   Lời nói đầu tiên của ông ta chơi ra chơi, làm ra làm, học ra học thì mới đạt

 

kết quả tốt. Như tôi đã kể phần trên là một số anh em trong lớp sau nầy phải

 

hối hận về việc làm của mình tôi nghĩ là đúng, đừng bao giờ trách ông ta sao

 

quá đáng. Bởi vì ngay buổi đầu, ông đã nói đi, nói lại chuyện chơi và làm việc

 

rất nhiều lần mà không màng đến.

 

   Vào đề! Ông nhấn mạnh những khuyết điểm tồn tại của năm học vừa qua

 

mà không đưa ra một ưu điểm nào cả. Rõ ràng đâu có ưu điểm mà nêu lên để

 

khen ngợi. Ông đề nghị thay đổi ngay bộ máy Lãnh đạo lớp cũ trong vòng

 

ngày hôm nay, thì mọi việc có thể thay đổi được và hướng phát triển lớp sẽ

 

khấm khá hơn. Hầu thực thi đúng đường lối, phương hướng thi đua của nhà

 

trường một cách triệt để. Lạ thật bản chất của lớp tôi hồi ấy từ ngày đầu cho

 

đến khi ra trường trước sau như một, không cầu tiến, ba phải, thế nào cũng

 

gật đầu cả.

 

-Ông hỏi tất cả có nhất trí không?

 

-Tất cả đồng nhất trí, công bằng mà nói khi ông muốn là trời muốn, anh em

 

chúng tôi chỉ biết bỏ phiếu thuận vì đây là một sự lựa chọn sẵn từ cấp trên.

 

   Sau khi đã đồng ý, ông tuyên bố giải tán Ban Cán sự cũ và bầu Ban Cán sự

 

mới. Tuy là giải tán Ban Cán sự cũ nhưng trong đó chỉ phân nửa mà thôi,

 

người đâu mà thay một lượt cho đủ. Trong số những người ra đi đầu tiên là

 

anh Hậu kế đến là tôi và vài ba anh chị khác. Người thay thế lớp trưởng kỳ

 

nầy là anh Đức. Anh Đức vốn là một Đoàn viên uy tín của nhà trường và là Bí

 

thư của lớp, anh có vẻ am hiểu tâm lý anh em, tính tình hiền hậu, dễ mến.

 

Chính những ưu điểm và lợi thế đó nhà trường muốn đặt anh vào vị trí lớp

 

trưởng. Tôi nghĩ cũng đúng thôi, bởi vì lãnh đạo một tổ chức phải cần có con

 

người như thế.

 

   Qua phần bầu bán tôi thấy gương mặt Thầy Chủ nhiệm rất dễ chịu  và hy

 

 

vọng rất nhiều. Bắt tay anh Đức ông ta chúc mừng và gởi hết niềm tin vào đó.

 

   Phần kế đến ông ta đi thẳng vào ngành nghề. Ví dụ như: Những môn học

 

chuyên môn, cách thức học tập thế nào để đạt được kết quả cao. Năm thứ hai

 

nầy chúng tôi phải học các loại máy Khoan, khoan thăm dò, khoan Địa tầng,

 

đánh giá Địa tầng, cách xử lý sự cố, đo vẽ trắc đạc, lấy mẩu đất, vẽ bản vẽ,

 

viết thuyết trình báo cáo. Ngoài ra chúng tôi phải học thêm những môn phụ

 

như Thể dục thể thao, Quân sự, cách tổ chức Đội khoan và tính toán Lao động

 

tiền lương. Tiếp theo ông nhấn mạnh vấn đề quan trọng là sau khi học Lý

 

thuyết năm thứ hai xong. Chúng tôi phải lên đường đến một cơ quan Thủy lợi

 

nào đó để thực tập tay nghề Công nhân, thời gian là một tháng. Nơi nào và

 

chừng nào thì hiện tại chưa rõ. Điều cần nhất là chúng tôi phải chuẩn bị tinh

 

thần. Mọi tin tức sẽ được thông báo trong thời gian tới.

 

   Công việc học tập năm thứ hai khác hẳn năm đầu tiên rất nhiều, ông chia

 

chúng tôi thành từng nhóm một, lẫn lộn người giỏi, người trung bình và người

 

kém với nhau, mỗi nhóm làm ba người. Sau khi lên lớp vào buổi sáng xong, thì

 

buổi chiều tập trung lại ôn tập, người nào giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ và hướng

 

dẫn người kém. Nếu trường họp không giải quyết được vấn đề sẽ có Thầy Chủ

 

nhiệm hoặc Giáo viên bộ môn trực tiếp hướng dẫn. Có nghĩa là làm thế nào

 

mỗi học viên đều phải thấu hiểu vấn đề một cách thừng thuộc. Trên nguyên

 

tắc và lý thuyết thì thấy rất là ngoạn mục, chính bản thân tôi cũng công nhận

 

và cho đây là một phương pháp tuyệt vời. Tôi nghĩ. Có lẽ ông đem những kinh

 

nghiệm của ông từ những năm học Đại học ngoài Bắc vào để áp dụng cho

 

nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhìn một cách khái quát năm thứ hai nầy

 

ngành chúng tôi sẽ tiến nhanh vượt bực.

 

     Sau ba tiếng đồng hồ, nào là bầu bán, thảo luận dự án nầy, dự án nọ, tôi

 

nhận thấy tinh thần anh em bắt đầu bải hoải, ông ra lệnh cho nghỉ trước một

 

tiếng về nhà nghỉ cho khỏe để chuẩn bị ngày mai lên lớp bình thường.

 

   Với những giây phút vật lộn với đất và đá ở trường lớp vất vả, mệt nhọc có

 

lúc muốn bù đầu, bù cổ. Bởi những danh từ chuyên môn mới, khó hiểu, nhưng

 

khi thoát được về nhà thì như đàn Chim vỡ Tổ. Anh thì đàn, chị thì ca hát,

 

chọc phá ầm vang. Thậm chí ảnh hưởng đến hàng xóm gần bên, rồi tai tiếng

 

lên Ban Giám hiệu nhà trường, cho nên ông Chủ nhiệm có nhiều lần nhắc nhở

 

và họp tới, họp lui tìm Thủ phạm. Nhưng rất tiếc không ai chịu cha ăn cướp.

 

   Ngày qua ngày, tháng qua tháng nhanh như chốp mắt, lần lượt đi vào những

 

kỳ thi cuối môn, chúng tôi phải tranh thủ thời gian, có lúc phải thức rất khuya

 

trong chiếc mùng ngủ, bên ánh đèn Nến loe loét để hoàn thành những Bản vẽ

 

và ôn lại những bài vở để thi cho được kết quả cao.

 

   Điểm qua những đường lối và kiểu cách học tập mới, kỳ thi năm nay tất cả

 

đều đạt kết quả. Tuy không cao lắm, nhưng cả Thầy lẫn trò ai cũng hài lòng.

 

   Sau khi thi xong, chúng tôi được tập trung lại để nghe thông báo, cũng như

 

bàng kế hoặc lên đường đi thực tập. Cuộc đi thực tập tay nghề Công nhân kỳ

 

nầy được tổ chức rất rình rang và chu đáo, vì số lượng người khá đông, trên

 

dưới bốn chục người. Thời gian qui định là một tháng, địa điểm là Ty Thủy lợi

 

Tỉnh Sông bé, một tỉnh lỵ thuộc miền Đông Nam Bộ. Tất cả từ Vật dụng đến

 

Thức ăn là phải tự túc từ trường mang đi, do đó rất cồng kềnh và phức tạp.

 

Cơ quan nơi đó chỉ tạo điều kiện cho chúng tôi thực tập và chỗ ở. Ngoài ra

 

không có gì hết.

 

     Đầu tháng 7-1979 chiếc xe khách họp đồng của Xí nghiệp quốc doanh Tiền

 

giang đã chờ trước cổng trường đúng tám giờ sáng, chúng tôi cho tất cả hành

 

lý lên xe, rồi cùng nhau mỗi người khuân vác những vật dụng cần thiết như

 

Gạo thóc, đồ dùng tập thể lên sau. Ông Chủ nhiệm bắt đầu kiểm tra lần cuối,

 

đúng chín giờ như dự định, chiếc xe dần dần chuyển bánh. Anh em trong đoàn

 

tỏ vẻ vui mừng, cười nói xôn xao, đàn hát vang trời, thật là sinh động y như

 

một cuộc du ngoạn không hơn, không kém.

 

   Khoảng mười giờ, chiếc xe qua khỏi cầu Tỉnh Long an, giữa cánh đồng trống

 

rộng, mênh mông. Những ngọn lúa non hai bên đường phất phới theo làn gió,

 

gọp thành những lượn sóng nhấp nhô trông rất đẹp mắt. Nhìn màu lúa mạ

 

xanh ngát một trời, đang vươn mình trong nắng ấm, xuyên qua cửa sổ tôi

 

miên man và cảm nhận rằng, chúng tôi những người đi làm Địa chất  cần phải

 

phác huy và làm đẹp hơn nữa để cánh đồng luôn mãi một màu xanh. Gió trời

 

nhè nhẹ thổi, dịu mát lòng người len lén qua từng ô cửa sổ, phủ lấp những giây

 

phút tưng bừng náo nhiệt, thỉnh thoảng tôi quây đầu về phía sau, nhìn quanh

 

thì thấy những anh chị yêu quí của tôi đang im lìm trong giấc ngủ. Có lẽ Họ

 

mệt lả vì đêm liên hoan tối qua. Nhưng Họ chỉ chộp mắt trong khoảnh khắc

 

rồi trở lại vui mừng, hớn hở. Không vui sao được, khi được đi xa sau hai năm

 

dài học tập mệt mỏi nơi nhà trường. Tôi nghĩ tâm trạng Họ bây giờ như đang

 

được du hí một vòng, mà không ngỡ mình đang đi thực tập hay đang đi học.

 

Tuổi trẻ ăn chưa no, lo chưa tới, chúng tôi rất hồn nhiên và bình dị.

 

   Ra khỏi Bình chánh, rồi Bình điền, Phú lâm xe rẽ trái vào xa lộ Đại hàn chạy

 

một mạch về thị xã Lái thiêu và điểm cuối cùng là Thủ Dầu Một. Rất tiếc là xe

 

không xuyên qua thành phố Hồ chí Minh để ngắm nhìn Sài gòn hoa lệ, cảnh

 

náo nức nhộn nhịp của một thủ đô ngày nào được mệnh danh là Hòn ngọc

 

Viễn đông. Gần đến Bình dương thì ai ai cũng đều tỉnh giấc để nhìn hai bên

 

đường vẻ đẹp của xứ Măng cục, Lôm chôm và những vườn Cao su mung mút

 

một trời.

 

   Thật đúng nghĩa của một Miền Đông Nam Bộ, mới mười một giờ trưa mà

 

nắng chói chang, oi bức, hừng hực như lửa cháy rất khó chịu, cơ thể khô khan

 

dường như chất nước bị bốc đi dần trong đáng sợ. Cái nắng khác hẳn Miền

 

tây Nam Bộ. Tuy, nắng chẳng thua gì nhau nhưng không oi bức đến thế. Vừa

 

bước xuống xe thấy cái Giếng ai cũng muốn nhào đến đó tát mạnh vài Gàu cho

 

đả mát.

 

   Chúng tôi đến Ty Thủy lợi khi Mặt trời vừa đứng bóng. Anh em bụng đói rã

 

rời, thân xác mỏi mòn vì cả nửa ngày trời ngồi trên xe chật hẹp và cúm núm.

 

Ban lãnh đạo Đoàn làm việc với Ty xong, chúng tôi được đưa về những dãy

 

nhà vừa mới cất của Ty để tạm nghỉ đôi hôm, để chờ ngày lên đường đi Công

 

trường. Lúc nầy mạnh ai nấy tự sắp xếp riêng cho mình chỗ nghỉ tạm. Nam

 

theo nam, Nữ theo nữ rõ ràng. Phần ăn uống có toán chị nuôi của nhà trường

 

đi theo phục vụ cho nên cũng an tâm. Trọn nguyên buổi sáng hôm ấy, anh em

 

chỉ ăn tạm vài miếng khoai mì và cốc Cà- phê đen trước khi đi, cho nên ai

 

cũng đói rã người. Chúng tôi chờ mãi đến chiều mới có cơm vào bụng, thật là

 

vất vả.

 

   Ty Thủy lợi Sông bé được tọa lạc cách thị xã Thủ dầu một khoảng đường

 

bốn cây số về hướng nam, nằm trên ngọn đồi trọc không cao lắm, diện tích đất

 

rộng lớn, xung quanh trồng chừng mười cây Bã đậu che mát. Những cơ quan

 

trực thuộc Ty Thủy lợi như: Văn phòng Trưởng ty, Đoàn Khảo sát thiết kế,

 

Công ty xây dựng Thủy lợi, Phòng Hành chánh Tài vụ, khu nhà ở tập thể của

 

Cán bộ và Công nhân viên tất cả đều được qui tụ chung trong khu vực nầy.

 

Bởi thế mọi quan hệ cũng như sinh hoạt rất dễ dàng. Phía phải Ty là một

 

thung lũng, dọc theo thung lũng nầy người ta trồng rất nhiều thứ như: Mì sắn,

 

Chuối và Rau muống. Chính giữa là con Suối chạy dài chỉ có nước vào mùa

 

mưa, còn vào mùa nắng thì khô cạn. Phía sau Ty là một vùng đất trống rộng

 

hàng ngàn mẫu đất thênh thang dài vô tận, không cây cối và cỏ dại,  xa xa lố

 

nhố vài ngôi Mộ cổ. Điều đáng nói ở đây cái gì cũng có thể thông cảm và chấp

 

nhận được, nhưng tình trạng nước nôi rất khan hiếm vào mùa khô. Chính lẽ

 

đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người nói chung và Cán bộ

 

Công nhân viên nói riêng nhất là phụ nữ.

 

   Hai ngày trôi qua với mọi thông báo, sinh hoạt, hội họp trực tiếp với Ban

 

lãnh đạo Ty và Đoàn Khảo sát thiết kế, chúng tôi chuẩn bị hành trang lên

 

đường đi công trường. Trong chuyến đi nầy chúng tôi công tác trực tiếp chung

 

với hai đội khoan của Ty. Hiện tại Họ hóa chúng tôi như một công nhân chính

 

thức mà không còn là một học sinh nữa. Họ đòi hỏi chúng tôi phải vận dụng

 

hết những kiến thức đã học vào công việc, ban ngày chúng tôi phải làm việc,

 

ban đêm về nghiên cứu học thêm. Thời gian cứ thế cho đến khi công trình

 

hoàn tất.

 

   Một đoàn xe gồm ba chiếc, vừa họp đồng vừa của Ty lẫn lộn chở nặng cồng

 

kềnh những máy móc, dụng cụ và người di chuyển è ạch gần cả ngày trời, vượt

 

gần bảy chục cây số đường đồi để đến công trình Hồ chứa nước Sam rin.

 

   Dự án Hồ chứa nước Sam rin thuộc xã Bù nho, Huyện Phước long Tỉnh Sông

 

bé. Hồi ấy Sông bé được kết họp bởi ba tỉnh Bình dương, Bình long và Phước

 

long. Ba tỉnh nầy nằm trên vùng bình nguyên Đông Nam Bộ, nơi đây đường xá

 

rất hiểm trở, chỉ có rừng già và cây Cao su mà thôi. Nguy hiểm nhất là vào

 

mùa mưa rất trơn trợt. Rừng được chia làm hai loại là Rừng già và Rừng lồ ồ,

 

thổ nhưỡng toàn một màu nâu đỏ hay còn gọi là đất đỏ ba gian. Muổi, Dắt,

 

Đỉa, Cuốn chiếu là những thứ không thể thiếu của núi rừng Sam rin. Hể chạm

 

đến nó là máu chảy, xưng phù và ngứa ngáy. Về mặt dân cư nói chung là

 

người dân tộc Họ sống từng nhóm một, có thể là một họ tộc hay một Gia đình

 

gì đó còn nói Họ là dân tộc nào thì tôi không rõ. Vì thời gian chúng tôi công tác

 

nơi đây quá ngắn ngủi nên chưa tìm hiểu được. Họ sống rải rác cách nhau

 

chừng vài cây số một nhóm nhà, dân số rất ít. Chung quanh khu ở của Họ rất

 

lớn là những nương rẫy trồng Ngô và Bầu hình số tám. Trong những năm sau

 

giải phóng chính phủ đả quy hoặch Sam rin thành một vùng kinh tế mới, nên

 

đã đưa gần năm chục hộ dân từ Hà Nam Ninh vào lập nghiệp. Những người

 

nầy đã có mặt sẵn ở đây trước khi chúng tôi đến công tác. Chính những lý do

 

đó Sam rin cần phải có một Hồ chứa nước trong tương lai, để phục vụ cho số

 

dân cư nầy và một số người dân tộc hiện đang sinh sống. Song song cũng cung

 

ứng một lượng nước lớn vào mùa khô để đáp ứng cho công tác Nông nghiệp.

 

Dự án và kế hoặch trước mắt thì thấy rất là khả quan, nhưng khi chúng tôi

 

vừa đến nơi thì thấy rất nhiều căn nhà bị bỏ trống hơn hai phần ba và đang

 

rụi dần theo thời gian. Cũng may, chính những căn nhà nầy đã che nắng, che

 

mưa anh em chúng tôi trong những ngày thực tập. Còn nếu không thì vất vả

 

vô vàn. Có lần tôi tò mò hỏi ông Bác láng giềng người Bắc vào lập nghiệp ?

 

Thưa Bác!

 

   -Tại sao những căn nhà nầy không có người ở mà cất lên làm chi cho phí vậy

 

Bác?

 

Ông Bác trả lời một cách hiền hoà và từ tốn.

 

  -Lúc đầu, sau khi nghe vào Nam làm kinh tế thì ai ai cũng ùng ùng đăng ký

 

xin đi, đến khi đi thì Họ không chịu đi. viện lý do nầy, lý do khác, cháu biết

 

muốn bỏ quê hương mà đi xứ khác người ta đắn đo nhiều lắm, tôi cũng thế,

 

bởi vì nghèo và tương lai các cháu nên đành vậy thôi. Còn trong nầy kế hoặch

 

đưa ra thì nhà nước phải làm, chuyện vào đông đủ hay ít hơn nhà nước chưa

 

biết trước cho nên sự thể mới ra thế nầy.

 

Ông nói tiếp:

 

  -Lý do thứ hai, khi vào được đến đây vài ba tháng, bỗng dưng Họ biến từ từ,

 

một số về quê trở lại, một số có thân nhân trong Nam Họ theo thân nhân đi

 

làm ăn nơi khác. Tôi rất tiếc không quen ai nên còn nằm nơi đây nếu có thì

 

cũng biến mất rồi.

 

   Nghe ông Bác kể tôi mới vỡ lẽ và bùi ngùi cho số phận con người.

 

      Nhiệm vụ của chúng tôi đến đây là khoan dọc tuyến Suối Sam rin, chiều

 

dài gần một cây số, chiều ngang là năm trăm mét và nghiên cứu bãi vật liệu

 

cách đó năm trăm mét về hướng Đông. Mục đích khoan là theo giỏi Địa tầng

 

xem trong tương lai có thể xây dựng Hồ chứa nước được hay không.

 

   Suốt ba tuần lễ miệt mài công tác tại Sam rin, tôi thấm nhuần được câu nói

 

của Cô Lan ngày nào, dù công việc học tập rất khô khan và mệt nhọc, nhưng

 

lắm lúc tôi cảm thấy thú vị vô cùng. Tại sao? Vì ngành nghề nầy nói chung

 

mang đầy tính chất Kỹ thuật và Khoa học. Rồi va chạm thực tế, sống hoà đồng

 

trong môi trường thiên nhiên, tương lai mang lại lợi ích cho mọi người. Bao

 

nhiêu đó cũng đủ làm cho tôi và những người đồng hành nhiều tự hào, cảm

 

hứng và hạnh phúc.

 

   Trong cuộc sống dù ít hay nhiều có cái tham khổ, miệt mài, chịu đựng, chung

 

độn, đoàn kết và thông cảm. Tất cả những thứ nầy được góp lại thành một

 

tình yêu, mà đã nói là tình yêu thì dẫu sao đi nữa đương nhiên nó phải cao

 

đẹp. Cũng chính trên công trường nầy, cũng chính trong hoàn cảnh nầy nó đã

 

làm cho nhiều con Tim run động, dậy sóng, trong đó cũng có tôi và tôi đã bắt

 

đầu yêu. Rồi yêu anh từ đó, người yêu ấy là anh bạn cùng lớp, cùng đoàn và

 

anh ta chính là người bạn đoơi yêu quí của tôi ngày nay.

 

   Ngày ấy thật đẹp, đẹp vô cùng. Ngày ấy thật tuyệt vời, tuyệt vời vô cùng.

 

Ngày ấy chính là những ngày…………..

 

   Sau khi Công trình hoàn tất đúng thời gian qui định, chúng tôi được lệnh rời

 

khỏi Sam rin để trở vể Ty thực tập tiếp công việc hành chánh như: Vẽ lại tất

 

cả những gì đã thu thập được ở hiện trường và viết lên thành Bản báo cáo.

 

   Cũng ba chiếc xe quen thuộc đã đưa chúng tôi đi, bây giờ cũng chính nó đón

 

chúng tôi về. Nhưng lần nầy nó lại vất vả hơn vì nặng tải. Ở rừng ba tuần lễ,

 

tranh thủ lúc rảnh rỗi và ngày cuối tuần anh em gái trai đua nhau đi tìm kiếm,

 

thâu nhặt những cây Huyết rồng, Hà thủ ô và những cành hoa Lan rừng đủ

 

sắc. Nói chung hể có thứ gì là lạ là anh em chúng tôi mang về làm kỷ niệm. Các

 

Bác Tài xế thoạt đầu hơi khó chịu, từ chối những thứ kỳ cục nầy, nhưng rồi

 

cuối cùng lời qua, tiếng lại đành thông cảm và vui vẻ chở về cùng. Mỗi người

 

mang một ít, cả đoàn về đền Ty thành một đống hàng khổng lồ.

 

   Về đến Ty, khuôn viên nơi chúng tôi tạm trú nếu ai có dịp đi ngang qua đều

 

ngỡ rằng như phố hàng Hoa, treo lủng lẵng, lung linh trước hành lang nhà